"Quân lính cốt hòa-thuận, không cốt đông; cốt tinh-nhuệ, không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm-dẻo, chứ không lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít." ** Quang-Trung **

Vài Cách Giúp Viết Đúng Tiếng Việt

Nhân-dịp Làng Huệ ra thông-báo về chi-tiết thể-lệ gửi bài (mục Thư-Tín tháng 1-tháng 12 năm 2013), chúng tôi xin trình-bầy những ý-kiến nhỏ sau đây nhằm giúp chúng ta viết đúng chính-tả tiếng Việt khi sáng-tác, nhất là giúp chúng ta phân-biệt sự khác nhau giữa dấu hỏi với dấu ngã, c hay t, có g hay không có g ở cuối chữ, bắt đầu bằng s hay x, vân-vân.

Ai cũng biết, những lỗi chính-tả này làm giảm giá-trị của bài viết rất nhiều. Nó làm người đọc “mất cảm-tình” đối với bài viết của chúng ta, mặc dù có khi, chỉ là “lỗi vô-tình”. Thông-thường, người sinh trưởng ở miền Bắc, phân-biệt được dấu hỏi/ngã, c/t, g/không g ở cuối, nhưng có thể phạm lỗi ở những phần khác, như ch/tr, d/gi, s/x, vân-vân. Trong khi, những người sinh-trưởng ở hai miền kia lại thường viết lầm dấu hỏi/ngã, c/t ở cuối chữ.

Một người bạn tham-dự một buổi “ra mắt sách”. Ông than-phiền là không muốn đọc vì tác-giả viết sai chính-tả nhiều quá. Như vậy, chính-tả là phần rất quan-trọng trong bài viết, nhất là bài viết về văn-học, như thơ, văn, đôi khi kể cả nhạc (lời của bản nhạc)…Có những bài thơ ngắn hay ca-khúc, có khi chúng ta vẫn bắt gặp những lỗi này, thật đáng tiếc. Sở-dĩ những lỗi này xẩy-ra vì chúng ta thường ỷ-lại, không xem lại bài mình viết, không có từ-điển, “mắt kèm-nhèm” khi đánh máy, hoặc có khi chỉ là vô-tình… Để tránh những lỗi này, chúng ta nên:

I. Chuẩn-Bị:

  1. Sử-dụng kiểu chữ thông-thường ở Unicode: Không nên dùng những kiểu chữ “kiểu-cọ, bay- bướm hay hoa lá cành”. Chuyện này để cho nhân-viên trình-bầy làm.

  2. Phóng lớn bài viết: Khi viết, nên dùng font size 12pts. Khi viết, nếu mắt “kèm nhèm”, muốn lớn hơn nữa cho dễ nhìn, có thể điều-chỉnh mũi tên ở góc dưới, bên phải về dấu + hay vào view>zoom rồi tăng dấu mũi tên (percent) lên, rồi OK nếu là Microsoft Word 2007, sẽ thấy rõ những “chi-tiết” nhỏ.

  3. Có ít nhất một cuốn Từ-điển: Người viết phải có một cuốn tự-điển (dictionary) loại tốt. Khi không chắc hay quên chữ nào, phải mở tự-điển tra-cứu ngay. Từ-điển này có thể là Việt/Anh, Việt/Pháp, Việt/Hán, v.v. cũng được, miễn là tiếng Việt đứng trước cho dễ tra-cứu. Hiện nay người viết thường không có từ-điển bên cạnh để khi cần lật ra sử-dụng.

II. Khi viết:

  1. Cách triệt-tiêu:Tự hỏi mình xem chữ đó có trong tiếng Việt không, nếu không có, ta loại bỏ.

    Thí dụ 1: Quê-hương cũa chúng ta. Chữ cũa (viết dấu ngã) không có trong tiếng Việt, cần loại bỏ. Vậy, phải viết: Quê-hương của chúng ta. Chữ của viết dấu hỏi.

    Thí dụ 2: Chị ngã, em nâng. Chữ ngã (viết dấu ngã) có trong Tiếng Việt, chữ ngả (viết dấu hỏi) cũng có trong Tiếng Việt. Vậy, không thể dùng cách triệt-tiêu được, phải dùng Từ-điển hay phân-tích (Phần sau).

    Ngã hay (ngã nga, ngã sõng-soài, ngã nhào, ngã quỵ, ngã sấp mặt, ngã-tư…).
    Ng (ng-nghiêng, ng mũ, ng mình, ng lưng, biết đi ng nào…).

    Vậy, chữ đúng là ngã (dấu ngã).

  2. Phân-tích:Phân-tích xem chữ đó đúng hay sai. Có thể dùng Từ-điển.

    Thí dụ 3: Cây dương lá rung (Aspen). (Chữ rung có g). Rung (có g) là rung-động, rung-rinh, rung chuông (gõ mõ), rung-chuyển, rung cây (nhát khỉ)…
    Run (không g) là run-rẩy, run lập-cập, run (vì mừng, vì sợ, vì cảm-động), run như cầy-sấy…

    Run như run thần-tử thấy long-nhan
    Run như run hơi thở chạm tơ vàng (Hàn-Mặc-Tử)

    Thí dụ 4: Lệ tuôn. Tuôn (viết không g), là nước tuôn, tuôn trào, (lời nói) tuôn ra, máu tuôn ướt đẫm…

    Tuông (Tương) (viết có g) là ghen tuông…

    Thí dụ 5: Vác thang nặng thở than. Thang (có g) là cái thang, nấc thang, cầu thang, bún thang

    Than (không g) là thở-than, than-van, than củi, than mỏ, than đá…

    Thí dụ 6: Anh ta có lối sống bạt mạng. Bạt (viết với t). Bạc (viết với c) là bạc-phước, bội-bạc, bạc như vôi, bạc-bẽo, giấy bạc, bạc-tình…
    Bạt (viết với t) là bạt-mạng, bạt tai, tấm bạt, gió bạt, vải bạt

    Thí dụ 7: Diễn-giả ăn nói suôn-sẻ.
    Ông ta có cử-chỉ suồng-sã.
    Cô ấy say-sưa nhớ tới kỷ-niệm của mình.

    Có thể tìm trong từ-điển.

    Thí dụ 8:chúi đầu vào bụi chuối.

    Chúi (không ô). Chúi gồm có: chúi mũi, chúi đầu (học)…
    Chuối (có ô). Chuối gồm có: (buồng) chui, (trái) chui, (trượt) vỏ chui…

III. Cách Đánh Dấu:

Tiếng Việt có 5 dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng. Chúng ta phải đánh đúng chỗ.

  1. Đánh dấu trên nguyên-âm đơn (monophthongs): Có 12 nguyên-âm (y được coi như nguyên-âm vowels)
    a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và y.

    Thí dụ 9: quá, nhằn, bỗng, xứ-sở, gần-gụi…

  2. Đánh dấu trên những nguyên-âm đầu của âm đôi (diphthongs):

    a. Vần ai, ay, ây.                hái, cây, cải, gẫy, bậy, lạy, cấy
    b. Vần ao, au, âu.               báo, go, cu, cháu, sâu, lu…
    c. Vần eo, êu, iu.                nhéo, mèo, đu, chu, lu, trêu,…
    d. Vần ia, oa, oe.                đóa, xòe, khe, tòa, hóa, nghĩa…
    e. Vần oi, ôi, ơi.                  bói, đi, tri, hi, đi, phi (cảnh)…
    f. Vần ua, ưa.              mùa, nga, ca, tha… (trừ quá, quà, qu, qu…)
    g. Vần ui, ưi.                       thúi, ngi, mũi, vùi, chùi…

  3. Đánh dấu trên những nguyên âm saucủa âm đôi hay nhiều phụ-âm:

    a. Vần iêm, iên, iêu.          liếm, nghin, hiu, tiếu, diu, (điên) đin…
    b. Vần iêc, iêp, iêt.            tiếc, dip, phit, nhiếc, miết…
    c. Vần oac, oăc, oao.         hoác, ngoc, soc, (xé) toác, (nguệch) ngoc…
    d. Vần oan, oăn, oat, oăt. hoàn toàn, son (thảo), thoát, (nhọn) hot…
    e. Vần uy, uyên.                túy lúy, qu , quý, quyn…
    f. Vần oen, oet.                 khoét, (non) chot, (nhổ) tot, toét (mắt) …
    g. Vần uân, uât.                ut (hận), tun, qun (thảo), (quanh) qun,
    h. Vần uôc, ươc.                ưc, thuc, đưc, buc, phưc…
    i. Vần uôm, ươm.               nhum, lưm, cưm, gưm…
    j. Vần uôn, ươn.                 xưng, un, ngun, cun cun, vưn…
    k. Vần ươt, ươp.                ưt, ưp, mưt, mưp, sưt mưt…
    l. Vần uôt, ươu.                 tut, sut, rưu, but, rut…
    m. Vần uôi, ươi.                lười, đui, chui, mui…
    n. Vần uông, ương.            ung, thưng, sưng, mưng tưng…
    o. Vần oach, oanh.            (kế) hoch, xoành xoch, (ngã) och…
    p. Vần uych, uynh.            hunh huch, huých (tay), khunh (tay)…
    q. Vần uêch, uênh.            (rỗng) tuếch, chuếnh (choáng), khuếch (tán)…
    r. Vần oang, oăng.             khoảng, song, khong (nước), toáng loáng…
    s. Vần oong, iêng.             (láng) coóng, ging, tiếng, ming…

  4. Lưu ý: Vần io, ia có cách đánh dấu đặc-biệt, đánh dấu trên nguyên-âm sau. (gió, giò, gi, gi, tái-giá, già, tác gi, gin dị, giã, gi…)

IV. Dấu Nối (Hyphen) Trong Việt-ngữ:

     Thực ra, đây không phải là “công-trình” mới-mẻ để viết đúng Tiếng Việt. Hồi còn học Trung-học, chúng tôi đã được thầy Pháp-văn (không phải thầy Việt-văn) giải-thích cách dùng dấu-nối và đã áp-dụng, nhưng thời xa-xưa chưa có máy điện-toán như bây giờ, và thú thực, một phần cũng vì lười viết, dần-dần chúng tôi cố-tình bỏ qua, rồi “không thấy ai nói gì”, chúng tôi “tới” luôn.
     Ngày nay, người ta có khuynh-hướng đơn-giản hoá tiếng Việt càng nhiều càng tốt (nhanh hơn). Xem các người-trẻ “chat” hay “text” với nhau. “How are you?” thành ra “How r u.” “Không” biến ra “khg”, rồi “kg”, rồi sau cùng là “0”.

      Bây giờ, đọc lại những “tác-phẩm” của mình thấy mắc-cở vì mình chưa viết đúng tiếng Việt.
     Dấu nối (-) chiếm một vị-thế rất quan-trọng trong tiếng Việt. Có một thời, để giản-dị hoá tiếng Việt, người ta hô-hào bỏ dấu nối, đến nỗi khi còn sinh-thời, Giáo-sư Nguyễn-Đình-Hoà phải kêu lên: “Bỏ dấu nối là một sai lầm lớn”.

     Sau này, khi khảo-sát tiếng Việt, Giáo-sư Đoàn-Xuân đã bỏ ra hai cuốn sách gồm 700 trang chỉ để viết về dấu nối. Như vậy, chúng ta đủ hiểu dấu nối quan-trọng như thế nào. Giáo-sư Đoàn-Xuân nói: “Không có dấu nối, không có đa-âm trong tiếng Việt”. Rồi, Giáo-sư nêu ví-dụ sự khác-biệt giữa học giả (không có dấu nối) và học-giả (có dấu nối):

     Lê-Khả-Phiêu đã từng than-thở về tình-trạng “bằng thật nhưng học giả” ở trong nước. (Giả-mạo, giả-danh, giả-dối, giả-tạo, giả-trá, lường-gạt, lươn-lẹo, luồn-lách…).
Ông ấy có kiến-thức rất rộng. Ông ấy là học-giả (scholar).

     Có một lần đọc ở đâu đó, thấy có vị đề-nghị viết liền những chữ-ghép. Điều này chỉ có thể áp-dụng ở một số chữ, còn phần nhiều lại gây ra sự hiểu lầm vì không rõ nghĩa hay đổi nghĩa. (hạthuyền có thể đọc hạt huyền hay hạ thuyền; pháthành có thể đọc thành phát-hành hay phá thành; hongan có thể đọc là hồng ân, hồ ngân hay hố ngăn...)

     Về một mặt nào, thi-ca vẫn có cách trình-bầy và giá-trị riêng của nó. Tác-giả có thể đảo-lộn những giá-trị này miễn sao độc-giả chấp-nhận nó là được (?). Có nhà thơ thích những tựa-đề (titles) không viết hoa, có người lại viết hoa chữ em dù chữ này nằm ở bất cứ đâu trong câu, có người lại muốn viết chữ thường, bắt đầu từ bên trái (align text left) và không thích center text, có người lại muốn tên mình được viết dính vào nhau…

     Theo Giáo-sư Đoàn-Xuân, ngày nay có tới 95% người viết (viết văn, làm thơ, soạn từ-điển…) không dùng dấu nối này. Trong Làng Huệ, chúng tôi được hân-hạnh đọc nhiều bài viết của những tác-giả khác nhau, nhưng hình như chỉ có 2 (?) tác-giả sử-dụng dấu nối trong tiếng Việt.
Cần phân-biệt dấu nối (hyphen) và dấu ngang (dash, underscore, underline). Trên bàn phím keyboard máy vi-tính của bạn, có 9 nút ở hàng thứ nhất mang dẫy số từ 1 đến 0, bên phải nút 0 (hay bên trái nút + =, có một nút 2 dấu. Dấu trên là dấu ngang (—), dấu dưới là dấu nối (-). Thông-thường, chiều dài của dấu ngang gấp đôi dấu nối.

     Tầm quan-trọng của dấu nối đã nói ở trên.

     Dấu ngang dùng để giải-nghiã thêm ý-nghiã của một chữ hay của một câu thêm phần linh-động, thi-vị.

     Thí-dụ 10: Thuở còn đi học – người ta nói – là những ngày tháng hạnh-phúc nhất trong đời.
           Vậy là em đã lừa dối anh bao nhiêu năm nay – làm sao bây giờ anh có thể tin em được chứ?
           Tôi không thể tin được – một người hiền lành như anh ta – lại có thể giết người như thế.

     Lưu ý: Đến chỗ cần viết dấu ngang (—), nhấn 2 lần dấu nối (--), rồi nhấn nút enter, dấu (--) sẽ trở thành dấu(—). Nhấn nút Backspace (nút có mũi tên quay về phía trái), sẽ có dấu blinking cursor chớp chớp ở chỗ tiếp tục đánh máy. Nếu nhấn nút Shift và nút (—) 1 lượt, sẽ là dấu underscore hay underline ( _ ).

V. Cách Chấm-ngắt Câu (Punctuation):

     Các dấu chấm dứt (.)[full stop, period], dấu phẩy (,) [phết, comma], dấu chấm phẩy(;) [semicolon], dấu hỏi (?)[question mark], dấu cảm thán (!) [exclamation mark], dấu hai chấm (:) [colon]… phải đặt ngay sau chữ đằng trước, rồi chừa ra một khoảng trống (space) mới tới chữ kế-tiếp.

Thí-dụ 11:
     a. Em ơi, đêm qua anh… (Đúng. Sau dấu phết có một khoảng trống.)
     b. Em ơi,đêm qua anh… (Sai. Sau dấu phết không có khoảnh trống.)
     c. Em ơi ,đêm qua anh… (Sai. Trước dấu phết có khoảng trống.)
     d. Em ơi , đêm qua anh… (Sai. Dấu phết ở giữa chữ trước và chữ sau.)

      Trong 4 câu trên, chỉ có câu (a) đúng mà thôi.

VI. Dấu Ngoặc Đôi Hay Dấu Móc-Đôi (“”):

     Dấu ngoặc-đôi có thể dùng cho lời nói, hay ý-nghĩa khác lạ của câu văn. Dấu chấm dứt (.) hay dấu hỏi (?) phải đặt ngay sau đó.

Thí dụ 12:
     “Tên anh là gì?” (Đúng)
     “Tên anh là gì”? (Sai)
     “Anh ta là người tốt.” (Đúng)
     “Anh ta là người tốt”. (Sai)
     “Cháy! Cháy!”, hô xong, họ chạy túa ra ngoài. (Đúng)
     “Cháy!”, anh ta la lên rồi chạy ra ngoài. (Đúng)
     “Cháy! Cháy!”, hô xong, họ chạy túa ra ngoài. (Đúng)
     “Cháy”! (Sai)
     “Cháy…!” (Sai)
     “Cháy!!” (Sai)

VII. Tựa đề (Title):

     Để làm nổi bật tên một cuốn sách, một bài thơ, một bức tranh hay một bài-báo. Không dùng dấu chấm câu sau tựa (ngoại trừ dấu hỏi, chấm than, hay ba chấm).

  1. Viết hoa (capitalize) tất cả những chữ đầu (trừ mạo-từ, giới-từ, liên-từ, trạng-từ…) và không có dấu chấm ngắt câu (ngoại trừ dấu hỏi, dấu than, hay dấu 3 chấm):

    Prepare Your Home and Finances for a National Disaster
    Đi Trong Hoàng Hôn (Làng Huệ áp-dụng lối này.)
    Books You’ll Love to Share
    Whom Do We Trust?

  2. Chỉ viết hoa chữ đầu (ít):

    Buy canned tomatoes instead of fresh
    Đi trong hoàng hôn

  3. Viết chữ in (Print) tất cả:

    SUMMER TIPS FOR PET HEALTH
    ĐI TRONG HOÀNG HÔN

  4. Chỉ viết hoa tên riêng (proper names):

    Nissan goes back to the future with Datsun brand

  5. Tựa được viết chữ lớn:

    Để làm nổi bật bài viết, tựa-đề phải viết chữ lớn, đậm (Bolt, kiểu chữ hay kích-thước lớn hơn.)

VIII. Dấu 3 chấm (dots):

     Dấu 3 chấm (…) dùng để diễn-tả một câu chưa chấm-dứt, ngập-ngừng, lơ-lửng hay còn do-dự, thay cho chữ vân-vân. Có thể ví dấu 3 chấm trong thơ, văn giống như trường-hợp một bản nhạc ré thứ, người soạn-nhạc không kết bằng ré, lại kết bằng fa (nhất là la), cho người nghe một cảm giác chơi-vơi, dở-dang.

     Ai dậy nàng yêu? Có phải là… (Nguyễn-Bính)

     Tiếng Việt chỉ có dấu 3 chấm (…), không thấy dấu 2 hay 4 chấm trở lên (ngoại-trừ trong âm-nhạc khi cần viết tắt, nhạc-sĩ có thể viết nhiều chấm). Đọc cuốn Bushisms (2 cuốn) của tác-giả Jacob Weiberg gần 200 trang, sưu-tầm những câu nói bất-hủ (có thể xem là danh-ngôn) của Tổng-thống George Bush (vị Tổng-thống thứ 43 của Hoa-kỳ) khi ông ra tranh-cử hay đang cầm-quyền, chỉ có duy-nhất một trang 41, cuốn một (2 chỗ) là tác-giả dùng dấu bốn chấm (….).

     Dấu chấm (.), còn dùng trong internet, viết ngay giữa, như Lang Hue.org hay yahoo.com Dấu chấm (.), dùng trong số thập-phân, như 1.000 (một ngàn), 100.000 (một trăm ngàn), 1.000.000 (một triệu), 0.83. Tiếng Anh và Mỹ dùng dấu phẩy như 1,000 (một ngàn)…

     Cần phân-biệt dấu 3 chấm (...) và dấu chấm dứt câu (.)

IX. Dấu © hay dấu @:

     Dấu © là ký hiệu của chữ Copyright, có nghiã là (giữ) bản quyền.
Thí dụ 13: © 1993 X Van Nguyen hay Copyright © 1993 by X Van Nguyen. (1993 là năm in cuốn sách).

     Dấu @ là ký hiệu của chữ at (ở, tại) dùng trong địa chỉ e-mail:
Thí dụ 14: nguyenvanteo1234@yahoo.com

X. Y Hay I:

     Đã có một thời người ta “cãi nhau” về cách dùng Y và I, có nên thay hai chữ này (đúng ra là âm) cho nhau không. Mỗi bên đều có lý-do riêng. Đây không phải là mục-đích của bài này, chỉ đưa ra vài thí-dụ để bạn so sánh.
Thí dụ 15: Nguiễn Văn Tèo, Bác s, mĩ mãn, kí hiệu, vật lí, lí tưởng, Hoa-Kì, Mĩ

XI. Chữ ầy/ày, ẩy/ảy.

Tùy theo miền, có tác-giả viết thày, bày, by, xy, màu, dy…thay vì thy, by, by, xy, mu, dậy

XII. Đọc sai nên viết sai:

Cần lưu ý, có một số ít người sinh trưởng ở miền Nam, đọc hay nói sai, nên thường viết sai theo, như:

Nguyễn -Khải-Hoàng (Hoàn), Trần-Thị-Kiêm (Kim)
Trần-Kim-Liêng (Liên), Lê-Thị-Hoanh (Oanh)
Chủng-huý (chuẩn-úy)…

Nên dành thì-giờ đọc lại bài mình viết. Đọc lại càng nhiều lần càng tốt. Không nên viết tắt, dùng ký-hiệu khi không cần-thiết. Nếu lỡ gửi bài viết đi rồi, có thể dùng e-mail liên-lạc gấp với người phụ-trách nhờ chỉnh lại (cho biết lỗi nằm ở trang nào, dòng nào…càng tốt).

Tài-liệu tham-khảo thêm:

1. Về Nguồn (2 quyển) - Đoàn-Xuân 2007.
2. Vần Chữ Việt (Giải Khuyến-học về Lịch-sử, Văn-học Việt-nam và Học-sinh Sinh-viên Ưu-tú - Nguyễn hữu-Bào (Tái-bản lần thứ 3)
3. Chính-tả Việt-ngữ - Lê ngọc-Trụ (Đại-học Văn-khoa Sàigòn 1965)
4. Cơ-cấu Việt-ngữ (2 quyển) - Trần ngọc-Ninh - Viện Việt-học 2007

Bài này chỉ có tính-cách khái-lược, chỉ nói tới những điểm chính và không tránh khỏi lỗi-lầm. Mong Quý bạn tha lỗi. Cần phải có một cuốn Từ-Điển để tra-cứu. Chúc bạn thành-công.

Hà-Việt-Hùng