"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do "

** Phan Bội Châu **

Đảo Phú Quý
(Nam Trung Phần)

 

 

Đảo Phú Quý còn có tên là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ, là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết 56 hải Lý (hơn 100 km) về hướng Đông – Nam, cách Vũng Tàu 200 km về hướng Đông, cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Đông - Đông Nam. Đảo Phú Quý là đảo tiền tiêu quan trọng nằm ngoài khơi trước cửa ngỏ Vũng Tàu, án ngử cửa sông vào Sài Gòn thành phố kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, diện tích 16,4 km2, gồm 1 đảo lớn nhất là đảo Phú Quý và 9 hòn nhỏ lân cận:

  • Hòn Tranh, nằm về hướng Đông-Nam đảo Phú Quý, cách cảng Phú Quý 600 m, diện tích 40 ha, không có cư dân trên đảo có trạm Radar của đơn vị hải quân quan sát vùng biển rộng lớn phía Nam Trung Phần.
  • Hòn Đen, nằm về hướng Đông - Bắc đảo Phú Quý chừng 1,5 km, vào lúc thủy triều xuống có thể đi bộ ra hòn được. Tên Hòn Đen bởi hòn được cấu tạo toàn đá bazan chưa phong hóa có màu đen.
  • Hòn Trứng, Nằm về hướng Tây Bắc, cách đảo Phú Quý 13 km. Là điểm tựa cho ghe thuyền neo đậu tránh giông bảo, mùa gió nồm thì neo đậu phía bắc, mùa gió bấc thì neo đậu phía nam.
  • Hòn Giửa, là một dãy gềnh đá nằm giửa Hòn Đen và Hòn Đỏ.
  • Hòn Đỏ, nằm về hướng Đông - Bắc Phú Quý chừng 1,5 km, trên hòn đá toàn màu đỏ nên có tên gọi là Hòn Đỏ.
  • Hòn Hải, nằm ngoài khơi cách Phú Quý khoảng 70 km, là một khối đá lớn có cạnh vuông và thẳng đứng, đây là điểm A0 trên đường cơ sở để tính lãnh hải vùng biển Đông Nam của VN.
  • Hòn Đồ Lớn, cách đảo Phú Quý 60 km về hướng Đông Nam, là hòn mới tạo thành do núi lửa phung trào năm 1923, phần nhô lên mặt nước đường kính 40 m – 50 m phủ bởi lớp cát trắng, phần ngập nước là một bải đá ngầm ngang 500 m, dài 700 m.
  • Hòn Đồ Nhỏ, nằm về hướng nam đảo Phú Quý khoảng 60 km.
  • Hòn Đá Tý, cách đảo Phú Quý gần 100 km.

Bản đồ huyện đảo Phú Quý

Bản đồ huyện đảo Phú Quý

 Hòn Hải là tảng đá vuông lớn cạnh thẳng đứng, điểm A0 trên đường cơ sở

Hòn Hải là tảng đá vuông lớn cạnh thẳng đứng, điểm A0 trên đường cơ sở

Huyện đảo Phú Quý chia làm 3 xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Long Hải, dân số hơn 27.000 người (2013) hầu hết sống bằng nghề đánh bắt hoặc chế biến hải sản. Ngư trường Phú Quý là 1 trong 3 ngư trường lớn nhất VN. Ngư dân Phú Quý có đội tàu cá quan trọng (4000 tàu) trong số có 60% là tàu có công xuất lớn đánh bắt xa bờ ra đến vùng biển tại quần đảo Trường Sa, đánh bắt trên 50.000 tấn hải sản hàng năm. Nghề cá Phú Quý tổ chức gần 120 tàu hậu cần nghề cá thu mua và sơ chế hải sản trên tàu, cung cấp thực phẩm, xăng dầu, nước đá cho ghe cá, trong số có khoảng 80 tàu hậu cần phục vụ xa bờ, giúp tàu cá bám biển nhiều ngày không phải tốn thời gian và xăng dầu phải trở vào bờ sau mỗi chuyến. Chính quyền có chương trình hổ trợ giúp ngư dân đóng tàu vỏ sắt có công xuất lớn đánh bắt xa bờ bám biển nhiều ngày, trang bị nhiều dụng cụ, máy móc tân tiến phục vụ nghề cá. Ngư dân Phú Quý còn có nghề câu cá mập và tôm hùm đó là các tàu câu đặc biệt không có ở vùng biển khác.

 Một góc đảo Phú Quý

Một góc đảo Phú Quý

 Cảng cá Phú Quý

Cảng cá Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý có 1 trường mầm non, 1 trường mẫu giao, 3 trường tiểu học tại 3 xã, 1 trường trung học phổ thông cơ sở (Trung học cấp 1), 1 trường trung học phổ thông Ngô Quyền (trung học cấp 2). Có hải đăng, bưu điện huyện, tổng đài điện thoại với 3,000 số, bệnh viện đa khoa cấp huyện.

Muốn đến đảo Phú Quý có Hợp Tác Xã tàu cao tốc Phú Hương đi từ 2,5 – 3 giờ, trước khi có tàu cao tốc thời gian phải đi từ 6 tiếng nếu thời tiết tốt biển yên lặng, có bến cảng thuận tiện trong việc giao thông với đất liền. Đang xây dựng cảng biển có thể dành cho tàu trên 10.000 tấn cập bến.

Đảo Phú Quý bị sóng biển xâm thực đáng kể, tại một vài nơi bờ biển trung bình mỗi năm bị xoi mòn vào 3 m. Từ 50 năm qua diện tích đảo từ 32 km2 đến nay chỉ còn 16,4 km2. Chính quyền cấp kinh phí xây bờ kè bảo vệ bờ biển tổng chiều dài 3,5 km tại những nơi bị sóng biển xâm thực nặng.

Từ năm 2013 hệ thống điện gió hoàn thành cung cấp 100% điện cho toàn đảo, nhà máy điện gió này có công xuất 7,5 MW, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp chế biến hải sản phát triển nhanh chóng. Trên bãi ngầm gần đảo đang xây dựng nhà máy phong điện (điện gió) qui mô lớn hơn nhà máy hiện có nhằm cung cấp điện năng cho các dự án phát triển đảo sắp tới.

 Bờ kè chống xâm thực của sóng biển

Bờ kè chống xâm thực của sóng biển

 Trạm điện gió trên đảo Phú Quý

Trạm điện gió trên đảo Phú Quý

Đối phó với tình hình đáng quan ngại trước sự hung hăng lấn chiếm biển đảo của TQ, huyện đảo Phú Quý là thí điểm đầu tiên thành lập đội dân quân phòng vệ đảo, thành quả đã được phát triển trên tất cả đảo đề phòng những biến động không thể lường trước được. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” cho nên đội dân quân phòng vệ đảo có cả đội nữ dân quân được học tập quân sự và võ trang. Trên đảo có đồn Biên Phòng và một đơn vị Hải Quân.

Từ thập niên trước, thiếu ngân sách, thiếu phương tiện giao thông nên huyện đảo Phú Quý chú trọng phát triển đội tàu cá thay dần các ghe câu, tàu cá nhỏ lên thành tàu có công xuất từ 90 mã lực và đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Từ năm 2010, bắt đầu có kế hoạch phát triển thành trung tâm kinh tế biển Nam Trung Phần gồm phát triển ngư nghiệp đồng thời phát triển ngành du lịch biển đảo.

 Bãi biển với cát trắng mịn

Bãi biển với cát trắng mịn

 Hải đăng trên đảo Phú Quý

Hải đăng trên đảo Phú Quý

 Bộ xương cá Ông được chưng bày trong đền thờ, như viện bảo tàng hải dương học trên đảo Phú Quý

Bộ xương cá Ông được chưng bày trong đền thờ, như viện bảo tàng hải dương học trên đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý có nhiều bãi biển và ghềnh đá đẹp, có nơi còn mang nét hoang sơ, nhiều di tích có niên đại cách nay trên dưới 250 năm, đó là ưu thế để phát triển du lịch.

  • Đền thờ Vạn An Thạnh, dược xây dựng lại năm 1781, nơi thờ cúng cá Ông. Đền là một dạng đình làng trong đất liền, đặc biệt còn là nơi lưu trử gần 100 bộ xương cá voi và rùa da, chính quyền cấp kinh phí 8 tỷ VND (tương đương $400 ngàn USD) để xây dựng lại đền Vạn An Thạnh làm nơi chưng bày các bộ xương cá voi như bộ sưu tập khổng lồ, có nhiều bộ xương còn nguyên vẹn. Có thể xem đền Vạn An Thạnh ngày nay như một bảo tàng hải dương học với rất nhiều bộ xương cá voi các loại. Ngày 15 tháng giêng âm lịch là ngày cúng cá ông rất long trọng, ngư dân ta có tục thờ cúng cá ông, còn gọi là ngày “Giổ Cố”.
  • Chùa Linh Quang, là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng lại vào năm 1747, nay được trùng tu rất khang trang và uy nghi, hiện nay là ngôi chùa đẹp nhất tại đảo Phú Quý.
  • Chùa Linh Sơn, nằm trên đỉnh núi Cao Cát (cao 80 m) Hiện nay chùa xây tượng Phật bà Quan Thế Âm đồ sộ trên đỉnh Cao Cát, dân đảo xem ngọn núi Cao Cát là nơi linh thiên nhiều phật tử đến lễ phật.
  • Chùa Thạnh Lâm, cũng là ngôi chùa cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ 18, trong chùa còn lưu giử hơn 30 tượng phật cổ quý giá bằng đồng, gổ và đất nung. Bên cạnh chùa có ngôi bảo bảo tháp 7 tầng và tháp chuông với đại hồng chung nặng 1,200 kg.

Nhà thờ họ Đạo Phú Quý

Nhà thờ họ Đạo Phú Quý

 Chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn

 Chùa Linh Quang được trùng tu rất khang trang và tôn nghiêm

Chùa Linh Quang được trùng tu rất khang trang và tôn nghiêm

Nói chung các di tích trên đảo đều là cổ xưa nay được trùng tu khang trang thu hút du khách đến tham quan hoặc chiêm bái mỗi khi ghé thăm đảo.

Đảo Phú Quý còn nhiều món đặc sản nổi tiếng:

  • Hải sâm, được nhiều người ưa thích, có tính bổ thận, tráng dương, thuần âm. Món hải sâm thường thấy ở các buổi tiệc long trọng. Hải sâm là mặt hàng có giá trị xuất khẩu, là nguồn lợi đáng kể cũng như đặc sản độc đáo của đảo Phú Quý.
  • Cá mú bông, làm món hấp thường thấy trong các nhà hàng cao cấp. Cá mú bông hấp với các vị thuốc bắc: câu kỷ, nắm mèo, hạt sen, tàu hủ ky, bún tàu, táo tàu, gừng, hành lá, .v.v.. là món ăn của Tàu người Việt đồng hóa.
  • Cua huỳnh đế, là loài cua có cái mai vuông, màu đỏ cam, càng ngoe ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt thơm ngon. Loài cua này chỉ thấy ở biển thuộc tỉnh Bình Thuận, đặc biệt có nhiều ở vùng biển Phú Quý.
  • Cua mặt trăng, là loài cua không lớn như cua biển chỉ lớn trung bình bằng nắm tay, trên mai có các đốm tròn như mặt trăng. Thịt thơm, ngọt, thường làm món hấp chấm muối tiêu, chanh, ớt.
  • Ốc vú nàng, đảo Phú Quý nỗi tiếng với món “ốc vú nàng”, món hấp sả hay nướng trên bếp than hồng chấm với muối tiêu và chanh, ăn với bánh đa (bánh tráng dầy nướng), thịt thơm, dòn, ngọt, ăn kèm với rau sống, ớt hiểm, Hoặc gỏi ốc trộn với thịt ba chỉ cũng ăn với các thứ gia vị phụ tùng như hấp hay nướng, chấm với nước mắm gừng.
  • Các dân “sành điệu ẩm thực” phát hiện trên đảo Phú Quý ngoài các món đặc sản trên còn có món ốc tai tượng, và món dong nướng “hết sẩy”!

 Cua mặt trăng

Cua mặt trăng

 Cua huỳnh đế

Cua huỳnh đế

 Ốc vú nàng

Ốc vú nàng

Quanh đảo có nhiều bè nuôi các loại cá mú, cá bốp, cá hường, tôm hùm. Đặc biệt nghề nuôi con dong (tương tự như con kỳ nhông nhưng lớn bằng cườm tay) đang phát triển trên đảo giúp vài chục gia đình khấm khá kiếm bạc tỷ hàng năm (khoảng $50.000 USD/năm) vì giá bán dong rất cao từ $150.000 VND/kg (10 đến12 con kg) mà lại không thể nào cung cấp đủ cho “nhà hàng đặc sản” cao cấp trong đất liền.

 Nghề nuôi cá bè phát đạt trên đảo Phú Quý

Nghề nuôi cá bè phát đạt trên đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý ngoài việc phát triển nghề cá, còn hội đủ các điều kiện để trở thành trung tâm nghĩ dưỡng như: không khí trong lành, nhiều bãi biển và hòn đẹp còn nét hoang sơ, nhiều di tích lịch sữ, nhiều món ăn đặc sản độc đáo. Chính quyền đang thực hiện dự án phát triển đảo với các điểm đáng chú ý như sau:

Xây dựng thêm nhiều hạ tầng sơ sở, khách sạn và nhà hàng cao cấp, chỉnh trang đường sá, bờ kè, cảng biển dành cho tàu trên 10,000 tấn (tàu du lịch quốc tế - Cruise) cập cảng, xây thêm nhà máy phong điện công xuất lớn trên bãi ngầm gần đảo. Xây dựng 1 phi trường dành cho máy bay dân dụng diện tích 05 hecta có đường băng trên 1000 m. Trùng tu với qui mô lớn đối với các di tích lịch sử. Về phục vụ dân sinh, trồng hàng ngàn cây xanh, xây 2 nhà máy nước cung cấp nước ngọt tại xã Ngũ Phụng và xã Long Hải công xuất 2,200 m3/ngày, và 1 hồ chứa nước ngọt 90 ha bảo đảm lượng nước ngọt đầy đủ phục vụ sinh hoạt cho dân đảo cũng như ngành công nghiệp chế biến hải sản không sợ thiếu nước ngọt vào mùa khô. Môn chơi thể thao trượt nước với bườm hay dù, bắt đầu thấy xuất hiện trên bãi biển đảo Phú Quý, vùng biển quanh đảo có nhiều rạn san hô khá đẹp thích hợp cho môn thể thao lặn biển đó là những môn chơi mới lạ đối với dân VN nhưng nó sẽ thu hút nhiều du khách trong tương lai.

 Môn trượt nước với dù là môn thể thao mới mẻ trên đảo

Môn trượt nước với dù là môn thể thao mới mẻ trên đảo

 Quanh đảo nhiều rạn san hô khá đẹp là tiềm năng của môn thể thao lặn biển

Quanh đảo nhiều rạn san hô khá đẹp là tiềm năng của môn thể thao lặn biển

Đảo Phú Quý trong thập niên trước là một huyện đảo chỉ có nền kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp, hiện nay đang phát triển thêm ngành thương mại mua bán hải sản, công nghiệp chế biến hải sản phát triển mạnh do các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn kỷ thuật nâng cao chất lượng hải sản trong kỷ nghệ đông lạnh, làm tăng giá trị sản phẩm do đó lợi tức của ngư dân tăng lên đáng kể, nhanh chóng phát triển ngành dịch vụ du lịch. Đảo Phú Quý là đảo tiền tiêu quan trọng trong lảnh vực an ninh-quốc phòng, mà còn là hòn ngọc quý giá ngày càng tỏa sáng lấp lánh giửa vùng biển một màu xanh biếc ngoài khơi Nam Trung Bộ.

Xin giới thiệu loạt bài các đảo tiền tiêu quan trọng của Việt Nam

  • Đảo Bạch Long Vĩ (Vịnh Bắc Bộ)
  • Đảo Lý Sơn (Trung Phần)
  • Đảo Phú Quý (Nam Trung Phần)
  • Đảo Côn Sơn (Nam Bộ)
  • Đảo Thổ Chu (Vịnh Thái Lan)

(Tài liệu tổng hợp, hình ảnh Net. – Phoenix, Sept 2014)

Lê Hữu Uy