"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do "

** Phan Bội Châu **

Huyện Đảo Trường Sa (Spratly Island)

Huyện đảo Trường Sa nằm về phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Cách thành phố Cam Ranh 248 hải lý và cách thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).

Năm 2007 Việt Nam thành lập Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hoà, với 3 ba đơn vị hành chính: Thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.

Hiện nay, huyện này đang quản lý trên thực tế là 21 đảo nhỏ và rạn đá ngầm với danh sách như sau:

+ Cụm Trường Sa, gồm: Đảo Trường Sa • Đá Đông • Đá Lát • Đá Núi Le • Đảo Phan Vinh • Đá Tây • Đá Tiên Nữ • Đá Tốc Tan • Đảo Trường Sa Đông
+ Cụm Song Tử Tây, gồm: Đảo Song Tử Tây • Đá Nam
+ Cụm Sinh Tồn, gồm: Đảo Sinh Tồn • Đảo Sinh Tồn Đông • Đá Cô Lin • Đá Len Đao
+ Cụm Nam Yết, gồm: Đảo Nam Yết • Đảo Sơn Ca • Đá Lớn • Đá Núi Thị
+ Cụm Thám Hiểm, gồm: Đảo An Bang • Đá/Bãi Thuyền Chài

• HUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA (Spratly Island)

Huyện đảo Trường Sa nằm về phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam, trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông. Có hệ thống phòng thủ, radar giám sát, bệnh viện, phi đạo dài 1300 m dùng cho các loại phi cơ sử dụng đường băng ngắn như C-295 hay M-28, có bến cảng, hải đăng và một ngôi chùa, … Toàn các đảo, đá có điện gió và điện mặt trời, máy lọc nước ngọt, v.v…

 TS1 Dao Truong Sa

Huyện đảo Trường Sa

• XÃ ĐẢO SONG TỬ TÂY (Southwest Cay Island)

Xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993, diện tích 45,8 ha sau khi cải tạo.

Đảo đã được mở rộng đáng kể về diện tích cũng như các công trình phòng thủ, tiếp tế, công sự chiến đấu, radar giám sát, bệnh xá, công viên với tượng đài Đức Trần Hưng Đạo, … Có bến cảng, âu tàu dành cho khoảng 70-80 tàu cá tránh bảo và nhiều hạ tầng sơ sở. Trên các đảo đều có điện quang và điện gió, máy lọc nước ngọt. Ngư cảng để hổ trợ ngư dân và phát triển nghề cá trên vùng biển phía bắc Trường Sa.

Trên đảo trồng nhiều cây xanh như phong ba, bão táp, mu, keo lá tràm, nhầu, phi lao, bàng vuông, tra biển... Đảo trồng được rau và tự túc được rau xanh quanh năm. Trên đảo còn chăn nuôi bò, lợn, chó, gà, vịt...

TS2 Đảo Song Tử Tây

 Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay Island)

• XÃ ĐẢO SINH TỒN (Sin Cowe Island)

Đảo Sinh Tồn, diện tích 32,5 ares đất đai khô cằn, rau xanh phải cải tạo đất mới trồng được, nuôi chó, gà, vịt. Có kè đá 300m x 600m chắn sóng, thủy triều xuống bãi san hô nổi lên 2-4 tấc. Có máy lọc nước ngọt, bệnh xá, chùa, các loại cây chịu khô và nước mặn như phong ba, bảo táp, bàng vuông, mù u, dừa.

Hải đăng Sinh Tồn toạ lạc trên đảo Sinh Tồn th áp cao 24,9 m so với mực nước biển về phía Nam của đảo .

TS3 Đảo Sinh Tồn

Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island)

+ ĐẢO NAM YẾT (Namyit Island)

Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 700 m, rộng khoảng 250 m. Đảo có bệnh xá, hải đăng, dàn Radar giám sát và một ngôi chùa. Việt Nam lập khu bảo tồn biển tại đây rộng 35.000 ha. Có nhiều dạng thực vật và động vật biển: 58 loài thực vật trên cạn, 185 loài thực vật phiêu sinh. 225 sinh vật đáy biển, 298 loại san hô, 186 loài cá sống theo các rạn san hô, 8 loài rùa biển.

TS4 Nam Yết,  Radar

Đảo Nam Yết (Namyit Island)

+ ĐẢO SƠN CA (Sand Cay Island)

Đảo Sơn Ca dài khoảng 500m, rộng 200m sau khi cải tạo, có ngọn hải đăng. Đất đai màu mở nhờ lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh. Trên đảo có giếng nước ngọt tuy bị pha mặn nhưng vẫn có thể dùng được. Vùng biển chung quanh hải sản dồi dào như cá chim, cá mú, cá ngừ, cá thu, ốc, hải sâm. Có nhiều bè (lồng sắt 9m x 9m) nuôi các loại hải sản này.

TS5 Đảo Sơn Ca

Đảo Sơn Ca (Sand Cay Island)

+ ĐẢO ĐÁ TÂY (West Reef)

Đảo Đá Tây rộng 72,56 acres sau khi cải tạo, có ngọn hải đăng, bệnh xá. Đây là ngư cảng quan trọng tại Trường Sa, có âu tàu để ngư dân tránh bảo, bến cảng cá, nhà máy đông lạnh, nhà máy sơ chế hải sản, nhà máy lọc nước ngọt, cơ xưởng sửa chửa tàu thuyền, trạm xăng dầu, trạm cung cấp nước ngọt và thực phẩm, v.v…

TS6 West Reef - Đảo Đá Tây

 Đảo Đá Tây (West Reef)

+ ĐẢO PHAN VINH (Pearson Reef)

Đảo Phan Vinh, là một đảo sau khi được cải tạo (2019) dài 1050 m, rộng 500 m. Cơ sở hạ tầng khang trang, có hệ thống phòng thủ, dàn Radar giám sát, bến cảng, một ngôi chùa, v.v…

TS7 Đảo Phan Vinh 1

 Bến cảng đảo Phan Vinh

+ HẢI ĐĂNG TRÊN CÁC ĐÁ, BẢI NGẦM KHÁC:

Các hải đăng trên đảo An Bang (Amboyna Cay), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef), bải ngầm Đá Lát (Latt Reef)

+ CÁC CỨ ĐIỂM TRÊN MỘT SỐ ĐÁ, BÃI NGẦM

Bãi ngầm là một phần nổi lên mặt nước trên dưới 1 m khi nước ròng. Đá là phần đảo ngầm chìm dưới mặt nước trên dưới 1 m. Như: Đá Tốc Tan, Đá Len Đào, Đá Nam, Bãi Thuyền Chài.

+ NHÀ DÀN TRÊN CÁC BÃI NGẦM (Shoal)

Tại khu vực bồn trủng Nam Côn Sơn có khoảng hơn 10 nhà dàn đánh số từ DK 1, thiết lập trên các bãi ngầm từ 3 m đến hơn 10m dưới mặt nước biển: Vũng Mây, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường và Tư Chính.

• CÁC ĐẢO, BÃI NGẦM NHỮNG NƯỚC KHÁC CHIẾM GIỮ

TS8 Đảo các nước chiếm

Vị trí đảo các nước chiếm giữ

1- China:

Chiếm giữ 6 đảo chìm cải tạo thành các căn cứ quân sự khổng lồ, trong đó có 3 phi trường: Phi trường Zhubi, 3300 m (Đảo Su Bi), phi trường Yongshu, 3300 m (Đảo Chữ Thập), phi trường Maiji, 2700 m (Đảo Vành khăn). Tất cả 6 đảo đều có cảng cho tàu chiến trên 6000 tấn neo đậu. Các loại Radar, hỏa tiển phòng không, hỏa tiển chống hạm, … Năm 2013, China chiếm quyền kiểm soát rạng san hô Scarborought Shoal trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine.

2- Philippine:

Chiếm giữ 7 đảo, trên đảo Thị Tứ (Itu Aba Island), có phi trường có đường băng 1300 m.

3- Malaysia:

Chiếm giữ 6 đảo, trên đảo Hoa Lau (Swallaw Island), có phi trường Layang-Layang airport với đường băng 1360 m.

4- Taiwan:

Chiếm giữ đảo Ba Bình (Taiping Island – Đảo Thái Bình), là đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, có phi trường đường băng dài 1200 m, một bến cảng cho tàu chiến trên 3000 tấn neo đâu.

5- Brunei:

Chủ quyền 1 bãi ngầm Lousia Reef trong vùng hải phận của họ nên không có tranh chấp.

Lê Hữu Uy
Arizona,  01-05-2020

(Tài liệu và hình ảnh từ Wikipedia, Google và tổng hợp – April 2020)