"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do "

** Phan Bội Châu **

Các Căn Cứ Quân Sự Của Trung Quốc (TQ) ở Trường Sa

A- CÁC ĐẢO TQ CHIẾM ĐÓNG Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Trong việc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông theo tên gọi của Việt Nam (East Vietnam Sea), Tây Philippine (West Philippine Sea) và biển Hoa Nam (South China Sea). Trên bản đồ hàng hải quốc tế thì quen gọi là South China Sea vì Trung Hoa là một nước lớn mọi người đều biết từ nhiều thế kỷ trước, dùng danh xưng như thế không có nghĩa là biển Đông là của người Trung Hoa. TQ ngày càng tỏ ra lấn lướt các nước láng giềng nhỏ bé, mới đây TQ xây dựng 7 đảo nhân tạo trên các bãi ngầm mà TQ đánh chiếm năm 1988 tại biển Đông, gồm:

+ 3 ĐẢO LỚN:

Đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đảo đá Su-Bi (Johson Reef Island), Đảo đá Vành Khăn (Mischief Reef),

Thời gian đầu tại đây chỉ là vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến năm 1989 TQ đã trái phép xây nhà xi măng hai tầng. Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ tại biển Đông.

Với 3 căn cứ này, thành hình tam giác thế chân vạt vững chắc, cả ba đảo đều có phi trường với đường băng dài 2700 m đến 3300 m, dành cho máy bay ném bom tầm xa H-6K, chiến đấu cơ J-16 hay Su-30MKK (tầm hoạt động máy bay ném bom H-6K lên đến 3000 km, chiến đấu cơ J-16 và Su-30 (tầm hoạt động 1500 km) có thể tập kích tới căn cứ Subic Bay và Palawan tại Philippine là hai căn cứ có quân đội Mỹ ở đây, cũng có thể tấn công quân cảng Cam Ranh và thành phố HCM của Việt Nam. Khi được tiếp dầu trên không các chiến đấu cơ này của TQ cũng có thể tấn công Kuala Lumpur (Malyasia), căn cứ Changi của Singapore. Tạo nên áp lực quân sự của TQ nặng nề cho toàn vùng Đông Nam Á, áp chế được eo biển Malacca và đe dọa an ninh miền bắc nước Úc.

+ 4 ĐẢO NHỎ:

Đảo đá Châu Viên (Cuateron Reef Island), đảo đá Gạc Ma (Johson South Reef), Đảo đá Ga-ven (Gaven Reef), Đảo đá Tư Nghĩa (Hughes Reef Island).

Đây là các đảo có tầm mức qui mô nhỏ hơn sau khi cải tạo, không có phi trường, chỉ là những căn cứ quân quân sự, bến cảng, kho tiếp liệu, có binh sĩ đồn trú hổ trợ cho các căn cứ lớn.

C-01-TQ Cai Tao Bai Ngam

Bản đồ các đảo đá TQ chiếm đóng và bồi đấp cải tạo thành đảo nhân tạo

1- ĐẢO ĐÁ CHỮ THẬP (Fiery Cross Reef)

Đảo dài hơn 3000 m, rộng trung bình từ 1000 m. Có phi trường Yong Shu dài 2700 m, một quân cảng với cơ sở cung cấp nhiên liệu và dịch vụ hậu cần cho không quân và quân cảng phục vụ cho hạm đội Nam Hải, là hạm đội chịu trách nhiệm biển Đông. Phòng thủ có hỏa tiển phòng không và hỏa tiển chống hạm.

C-02- Fiery-Cross

Đảo đá Chữ Thập

2- ĐẢO ĐÁ XU-BI (Su Bi Reef Island)

Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 TQ gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi, và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là phi trường Zhubi với đường băng 3.300 m x 55 m, và một quân cảng. Là một trong 2 phi trường dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông. Hệ thống phòng thủ có hỏa tiển phòng không và hỏa tiển chống hạm.

C-03 Su-Bi

Đảo đá Su-Bi

3- ĐẢO ĐÁ VÀNH KHĂN (Mischief Reef)

Mischief Reef TQ chiếm đóng năm 1995, từ năm 2013 đến 2016 TQ cải tạo bồi đấp trở thành đảo nổi khổng lồ 558 ha. Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, là căn cứ hậu cần, một quân cảng và phi trường Maiji có đường băng dài 3300 m. Hệ thống phòng thủ hỏa tiển phòng không và hỏa tiển chống hạm.

 C-04 Courteron 2

Đảo đá Vành Khăn

4- ĐẢO ĐÁ CHÂU VIÊN (Cuarteron Reef)

Cuarteron Reef (Huayang Jiao), năm 2016, sau khji bồi đấp trở thành đảo nổi TQ lắp đặt hệ thống hỏa tiển phòng không và hỏa tiển chống hạm.

C-05 Johson Reef 2

 Đảo đá Châu Viên

5- ĐẢO ĐÁ GẠC MA (Johson Reef)

Đá ngầm Gạc Ma (Chigua Jiao) là một thực thể thuộc Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là nơi diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược năm 1988 của Trung Quốc giết hại 64 chiến sỹ của Việt Nam. Hiện nay, người dân Việt Nam vào tháng 3 vẫn tổ chức lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988 của Hải quân Việt Nam.

C-06 Gaven 2

Đảo đá Gạc Ma

6- ĐẢO ĐÁ GA-VEN (Gaven Reef)

The Gaven Reefs (Nanxun Jiao), TQ bồi đấp cải tạo bải ngầm thành cứ điểm quân sự.

C-07 Cuarteron Reef 2

Đảo đá Ga-Ven

7- ĐẢO ĐÁ TƯ NGHĨA (Hughes Reef Island)

Năm 1995, cũng như các bải ngầm khác, TQ chiếm đóng và bồi đấp cải tạo thành cứ điểm quân sự.

C-08 Hughes Reef

Đảo đá Tư Nghĩa

B- KHÍ TÀI CỦA TQ TRÊN CÁC ĐẢO NHÂN TẠO Ở TRƯỜNG SA

HẢI QUÂN

1- Khu trục hạm hạng nặng (Destroyer) Type 052B, Luyang I Class, (Trọng tải 6500 tấn -7000 tấn)
2- Khu trục hạm Type 054A (Frigate), (Trọng tải trên 4000 tấn)
3- Hộ tống hạm (Corvette), Type 56, (Trọng tải 1500 tấn
4- Tàu hỏa tiển cao tốc Type 022, (Trọng tải 220 tấn)
5- Tàu Hải Giám (Trọng tải từ 2000 tấn - 4000 tấn).

KHÔNG QUÂN

Trên đảo Su-Bi sân bay dài 2700 m, đảo Chữ Thập và đảo Vành khăng có sân bay có phi đạo dài 3300 m, dành cho các loại chiến đấu cơ J-16 (loại sao chép Su-30 của Nga), Su-30 MKK tầm hoạt động 1500 km và máy bay ném bom H-6K tầm hoạt động xa 1800 km, nếu tiếp dầu 5600 km. Hiện nay TQ đang thử nghiệm trên biển loại thủy phi cơ vận tải khổng lồ có thể chở được trên 53,5 tấn hàng hóa, các chuyên gia cho rằng loại phi cơ AG-600 Jilong thực dụng tại các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.

HỎA TIỂN

Trên các đảo nhân tạo TQ lắp đặt hệ thống hỏa tiển phòng không HHQ-10 và hỏa tiển chống hạm YJ-12 tầm 220 km, đều có quân đội trấn giữ.

Tham vọng thôn tính biển Đông của TQ luôn nhất quán, họ áp dụng sách lược được các nhà nghiên cứu gọi là “Salami = Xắt lát” và tùy theo thời cơ thuận tiện để áp dụng “Mềm nắn, rắng buông”. Từ yêu sách đường lưởi bò (2009), lập thành phố Tam Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa (?). Đến nay (2020) với sức mạnh quân sự áp đảo các quốc gia trong khu vực biển Đông. Dịch bệnh Chinavirus đang trầm trọng trên khắp thế giới, các cường quốc bận tâm đối phó, TQ nắm bắt cơ hội ngay thành lập 2 khu hành chánh: Khu Tây Sa (Hoàng Sa) và Khu Nam Sa (Trường Sa) để quản lý biển Đông, hôm April 18-2020. TQ gởi công hàm yêu cầu Việt Nam “rút tất cả người và vật dụng ra khỏi quần đảo Trường Sa” với lời lẽ hung hăng, trịch thượng “TQ sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của mình ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)”.

Với sức mạnh quân sự của TQ, cũng như riêng tại biển Đông là một thách thức lớn đối với Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam cũng đã sẵn sàng trong tư thế đối phó về mặt ngoại giao, pháp lý và cả trong biện pháp tự vệ theo chiến lược quân sự phi đối xứng, nếu TQ dám tấn công vũ trang.

Lê Hữu Uy
Phoenix, Arizona April 2020
(Tài liệu & Ảnh – Wikipedia, Google và tổng hợp)