Nguyễn Huệ

(1753 – 1792)



1) Quê quán

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, vào lập nghiệp ở ấp Tây Sơn, đất Phú Lạc Bình Định và đổi họ thành họ Nguyễn.


2) Gia Đình:

Là con thứ ba của ông Nguyễn Phi Phúc và bà Mai Thị Hạnh, hai người anh là Nguyễn Nhạc & Nguyễn Lữ. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, mặt mụn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Nguyễn Huệ còn có tên Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Thầy giáo Trương Văn Hiến truyền thụ kiến thức văn võ cho ba anh em nhà Tây Sơn. Chính ông Trương Văn Hiến phát hiện tài năng trí dũng song toàn của Nguyễn Huệ và nung nấu ý chí khởi nghĩa cho ba anh em. Cả ba người đều rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng cho môn võ Tây Sơn Bình Định. Trong quá trình gầy dựng cơ nghiệp, ba anh em Tây Sơn đoàn kết với nhau và đã lật đổ hai tập đoàn phong kiến là Chúa Nguyễn ở phương Nam, chúa Trịnh ở Phương Bắc. Nguyễn Nhạc xưng Vương 1778, tuy là Hoàng Đế nhưng do thiếu dũng khí nên bị lu mờ trước người em là Nguyễn Huệ, lo sợ bị mất quyền nên tìm mọi cách để kiềm chế Nguyễn Huệ và bị phản ứng lại. Chiến tranh xảy ra. Nguyễn Huệ đánh nhau với Nguyễn Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787 và đại thắng vây thành Quy Nhơn, kinh đô của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc phải lên thành khóc kêu gọi tình anh em đừng "nồi da xáo thịt". Nguyễn Huệ nể tình giảng hòa với anh, rút quân về Thuận Hóa.


3) Sự Nghiệp

a)
Khi Nguyễn Nhạc xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn năm 1771, Nguyễn Huệ trợ giúp đắc lực. Nghĩa quân Tây Sơn ngày một hùng mạnh thu phục nhiều nhân tài: Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài... Phương châm: bình đẳng, không tham ô, lấy của giàu chia cho nghèo nên được quần chúng ủng hộ đánh đâu thắng đó cuối năm 1773 đã kiểm soát từ Quy Nhơn đến Bình Thuận, làm suy yếu chính quyền chúa Nguyễn.
 b) Giữa năm 1774, chúa Nguyễn cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thủy bộ ra đánh Nam Trung bộ, Tây Sơn từ đó chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.
Tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc tiến đánh Đàng Trong. Năm 1775, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đã đụng độ với quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn. Phần lãnh thổ mà anh em Tây Sơn còn kiểm soát chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hoà với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ khi đó mới 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn. Sau đó Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam.Từ đây con đường binh nghiệp của Nguyễn Huệ đã khởi sắc.
Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc lại cử Nguyễn Huệ làm tướng mang thủy quân vào đánh Gia Định. Đến Tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ đánh thắng tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn dọn đường cho sự lên ngôi của Nguyễn Nhạc (1778)  và rút quân về Bắc. Nhờ sự giúp sức của Pháp, Bồ Đào Nha Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định.Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân Nam tiến, Nguyễn Ánh lại bỏ chạy sang Xiêm cầu viện.
 c)Tháng 2 năm 1784 Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem quân sang đánh Việt Nam. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ. Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày đã tiêu diệt gần như hoàn toàn 2 vạn quân Xiêm. Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Thổ Chu rồi trốn sang Xiêm. Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ lại đem quân về Quy Nhơn.
Để củng cố quyền lực. Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, Nguyễn Huệ được cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra Bắc. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Nguyễn Lữ đem quân thủy đánh xong các đồn từ sông Gianh trở vào.
 d) Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc. Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" quân Tây Sơn đi tới đâu quân Trịnh bỏ chạy trước. Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông được vua gã con gái là Ngọc Hân. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.
e)Tại miền Nam, giữa năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm quay trở lại Gia Định. Nguyễn Lữ bỏ Phạm Văn Tham một mình chiến đấu với quân Nguyễn và tự ý rút về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, xin nhường ngôi hoàng đế, đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ và thỉnh cầu ông vào cứu. Nguyễn Huệ chưa kịp tiến vào Nam thì nghe tin nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang chừng 29 vạn quân vượt ải Nam Quan vào Đại Việt. Nguyễn Huệ cấp tốc lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung (ngày 21 tháng 12 năm 1788), ngay hôm sau ông cất đại quân ra Bắc. Ngay trước khi đi, ông sai một bầy tôi tin cẩn cầm thư của ông vào Nam dặn tướng Phạm Văn Tham cố phòng thủ chờ tiếp viện.
g) Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa "phù Lê", vào chiếm đóng Thăng Long. Ngày 26 tháng 12 năm 1788, đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 15 tháng 1 năm 1789 đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Ba đạo Tây, Trung, Nam, phía Bắc có hai đạo chặn đường rút lui của địch. Từ đêm 30 tháng Chạp đến mùng năm Tết, lần lượt các đồn: Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Khương Thượng và Ngọc Hồi bị tiêu diệt. Sầm Nghi Đống tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bỏ chạy về Tàu.Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long.
h) Sau khi ổn định tình hình Bắc Hà, Quang Trung quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Ông dự định huy động quân thuỷ bộ, chia làm ba đường:

*Nguyễn Nhạc theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định.
*Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm.
*Quân thuỷ của Quang Trung sẽ tiến tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Nguyễn Ánh chạy ra biển.
Tháng 9  năm 1792 của Quang Trung mất đột ngột khiến kế hoạch Nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.

4 ) Tác phẩm

Quang Trung không muốn lệ thuộc Trung Quốc nên dùng chữ Nôm là chữ quốc ngữ.
- Hịch Tây Sơn (Hịch đánh Trịnh)
-Chiếu xuất quân
-Chiếu cầu hiền
-Chiếu lập học


5) Tài-Đức


-Vị hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. (dẹp Nguyễn, dẹp Trịnh, đánh Tây, đuổi Xiêm, phá Thanh]
-Nhà quân sự lỗi lạc, điều binh khiển tướng tài tình, hành binh thần tốc (di chuyển quân theo phương thức "tổ ba ba") cách ứng phó linh hoạt với các tướng làm phản (Nguyễn Hữu Chỉnh , Vũ Văn Nhậm)
-Nhà chính trị, tâm lý học khôn ngoan nắm bắt tư tưởng quần chúng: "lấy của người giàu chia người nghèo" trước khi xuất quân gieo que sấp ngửa bằng 200 đồng xu chỉ có một mặt sấp để củng cố niềm tin "thuận ý trời" cho quân sĩ.
-Tinh thần dân tộc cao. Lập "Sùng chính viện" để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm. Quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Bản thân nhà vua khi thảo Chiếu Xuất Quân cũng dùng chữ Nôm:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử trí Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ

- Chiêu hiền đãi sĩNgoài các tướng tài triều Tây sơn như: Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài... Ông còn trọng dụng các người triều Lê như: Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
- Nhà cai trị tài ba, xuất sắc, phòng thủ đường bộ, đường thủy, kỷ luật nghiêm minh, yêu nước thương dân (chính sách giảm thuế)

- Bản tính kiên cường nhưng rất tình cảm  (Khi Nguyễn Nhạc chèn ép, không khuất phục đem quân đánh lại anh, nhưng khi Nguyễn Nhạc khóc thì mũi lòng rút quân về. Khi bà vợ Phạm Thị Liên mất vua khóc than sầu thảm khiến có tin đồn vua băng hà.

 

Nguyễn Thị Tuyết Đào