"Biết lỗi, không khó; đổi lỗi mới khó.  Nói điều thiện không khó, làm điều thiện mới khó"

** Hà Phủ - triều Lê Nhân Tôn **

Đem Thơ Vào Nhạc

Thường chúng ta chỉ ngắm những pho tượng đẹp được trưng bầy, hoạc nghe những bản nhạc hay, nhưng ít khi chúng ta có dịp thấy tận mắt công việc làm của một nhà điêu khắc, hay việc làm của một nhạc sĩ.

Ở bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một vài công việc làm của mình trong cách "Đem Thơ Vào Nhạc"...

Sau một thời gian phổ nhạc, qua nhiều cách thử nghiệm khác nhau, tạm thời tôi có thể đúc kết lại công việc làm như sau:

  • Thứ nhất: phổ nguyên bài thơ (không cắt xén)
  • Thứ hai: Cắt xén từng phần
  • Thứ ba: Chuyển toàn bộ bài thơ sang ca từ mới (giữ nguyên ý thơ)

1. Phổ nhạc nguyên bài thơ (Không cắt xén)

Có nhiều bài thơ tôi đã để nguyên vậy phổ nhạc từ đầu đến cuối, trường hợp bài thơ có thể dùng làm ca từ, và nếu tôi có thể khai triển được nhạc tính của bài thơ đó như các bài:

1.1 Khúc Hạ Buồn, Thơ Phạm Ngọc

Tôi quay về cô đơn chiều tháng bảy
rơi trên vai chiếc lá giữa hạ buồn
xa xôi lắm những ngày xưa hoang dại
loài ve sầu hát khúc tiễn đưa nhau

Cánh phượng hồng rũ chết ở nơi đâu
khi nắng hạ về ngang bên khung cửa
tiếng dương cầm lả lơi từng nốt vỡ
vang đâu đây âm điệu những hoang đường

Tôi quay về hoa cúc tím thoảng hương
dấu chân xưa còn hằn trên lối cỏ
nhớ không em đã ngàn đêm mất ngủ
tuổi xuân ơi bỏ lại phía chân trời

Khúc hạ buồn - réo rắt ở trong tôi
ôm nỗi nhớ chạy quanh đời quen lạ
trái tim đau cũng buồn nên hoá đá
nắng nơi này nhớ nắng ở phương xa

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Quang Đạt
Tiếng hát: Khắc Dũng

1.2 Chiều Qua Phố Người, Thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm

Chiều đi ngang con đường
Trong gió đầy hơi sương
Lay lay cành phượng tím
Nhớ phượng hồng quê hương

Chiều đi ngang nơi này
Sương trắng mờ bay bay
Đôi tay trần lạnh buốt
Thấm vào hồn cay cay.

Chiều đi qua phố người
Nghe chuyện lòng đầy vơi
Quê nhà xa vời vợi
Âm thầm áng mây trôi

Chiều qua đây ngập hồn
Nhớ quá trời quê hương
Ngày đi chưa từ tạ
Đời chưa lành vết thương

Chiều đi qua phố buồn
Nhè nhẹ hoàng hôn buông
Đèn đường soi hắt hiu
Tôi bóng mờ như sương

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Quốc Dũng
Tiếng hát: Bảo Yến

2. Cắt Xén Bài Thơ, Hoặc Trích Đoạn Bài Thơ...

Tôi thường áp dụng cách cắt xén bài thơ, trích đoạn bài thơ , hoạc thêm bớt, trường hợp bài thơ dài quá khổ, hoạc quá ngắn.

Thí dụ một bài thơ quá dài...như bài:

2.1 Về Thăm, Thơ Yến Nhi

Về Thăm được phổ từ bài thơ của Yến Nhy, (tức nhà thơ Y-Nguyên bây giờ). Tôi thường thân mật gọi chị Hoàng Yến. Theo lời kể thì chị đã viết bài thơ này khoảng năm 1970, với ý kêu gọi du học sinh sau khi tốt nghiệp về nước phục cho Quê hương ,..Tôi đã may mắn được chi Hoàng Yến giao đứa con tình thần của chi cho tôi phổ thành ca khúc,.. Mời qúi thân hữu cùng chia sẻ lới thơ ý nhạc của bài hát này ,.. để yêu mến quê hương thêm...

Thơ Lời Nhạc
Heo hút đường chiều bóng lặng
Hàng cây trong mưa ngút ngàn
Đã bao năm rồi xa vắng
Anh nhớ quê mình không anh?

Quê mình chưa ngưng tiếng súng
Tang thương từ buổi anh đi
Ruộng nương đất cầy bom vụn
Rừng xanh cây tiếc xuân thì
Về thăm quê mình đi anh
Quê hương quên dứt sao đành
Về thăm cây lành trái ngọt
Thăm người em gái tóc xanh
1.
Về thăm quê mình đi anh
Quê hương quên dứt sao đành
Về thăm cây lành trái ngọt
Thăm người em gái tóc xanh
Cố đô những ngày mưa lạnh
Đất còn thở ấm hơi anh
Sài Gòn ban đêm kiêu hãnh
Thanh âm ánh sáng kinh thành
2.
Về thăm quê mình đi anh
Cố đô ngày mưa tháng lạnh
Đất còn thở ấm hơi anh
Bài thơ nón lá nghiêng vành
Anh có quên sương Đà Lạt
Anh còn nhớ nắng Nha Trang
Hà Tiên nồng nàn tiêu hạt
Và ly nước dừa trúc giang
DK.
Anh còn nhớ... sương mù Đà Lạt
Anh có quên nắng ấm Nha Trang
Hà Tiên non nước mơ màng
Mời anh về uống nước dừa Trúc Giang
Mời anh ăn chiếc nem Thủ Đức
Ngọt thanh, đây bưởi Biên Hòa
Nếm đi anh, xoài Xuân Lộc
Bãi Vũng Tàu kia xa xa

Đường Lái Thiêu buồn vô tận
Trong chiếc xe đò lắc lư
Hàng sầu riêng cao ngơ ngẩn
Nhắc chi nỗi sầu riêng tư

Bình Long, rồi Ban Mê Thuột
Đất đỏ rừng thưa, bụi mờ
Có những người con Tổ Quốc
Lặng im gìn giữ quê ta

Đó anh, bao nhiêu nỗi niềm
Bao la lòng đất quê em
Dù xa xôi cách trở
Nhớ về thăm quê nghe anh!
3.
Về thăm quê mình đi anh
Về ăn bưởi ngọt Biên Hòa
Mận Trung Lương, xoài Xuân Lộc
Sầu riêng, cam quít Lái Thiêu

4.
Về thăm quê mình đi anh
Bao la lòng đất quê em
Dù xa xôi, dù cách trở
Nhớ về thăm quê nghe anh!

Ghi Chú:

Trước hết, tôi khai thác ngay tại cụm từ thơ 4 câu thứ 3, trong bài thơ với câu: "Về thăm quê mình đi anh"... để làm giai điệu nhạc cho các phiên khúc...

Kế đến, tìm thấy cái "air" nhạc của Điệp khúc trong cụm 4 câu thơ "nhớ... sương mù Đà Lạt" ==> đổi ra thành ==> "Anh còn nhớ... sương mù Đà Lạt"... để đưa vào khuôn nhạc nghe cho bắt tai hơn... Cũng làm tương tự cho câu: ..."Anh có quên... nắng ấm Nha Trang"...

Tóm lại, tôi đã áp dụng một kỹ thuật mới để phổ ca khúc này như sau:

  1. Dùng một chuỗi âm hưởng nhạc tính trong đoạn... "Về thăm quê mình đi anh"... làm cái đoạn nhạc chính, chung cho cả bài hát... được bắt đầu ở mỗi phiên khúc, và ở âm vực cao thấp khác nhau cho đến lúc dứt... Đây gọi là "hợp nhất"...
  2. Dùng một tiến trình hợp âm chung cho các Phiên khúc
  3. Mỗi phiên khúc được uyển chuyển dùng melodies khác nhau chút đỉnh, miễn sao phù hợp với tiến trình hợp âm đã dàn dựng sẵn... Làm như vậy ta có được cái lợi là... giữ được nhiều ý thơ.

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Nguyễn Minh Châu
Tiếng hát: Tuyết Dung

2.2 Bắt Đom Đóm Viết Thư Tình, Thơ Nhật Vũ

Ca khúc này tôi đã phổ theo bài thơ có cùng tên mà tôi đã viết vào mùa Hè 1998

Thơ Lời Nhạc
Bắt thêm đom đóm viết thư tình
Gởi về em nhỏ lá thư xinh
Hỏi rằng em có còn nhớ chút
Chuyện xửa, chuyện xưa, chuyện chúng mình

Bắt thêm đom đóm viết thư tình
Một đem vào Hạ nhớ môi xinh
Nhớ em ánh mắt ngời sao sáng
Nhớ cả bờ vai xinh quá xinh

Bắt thêm đom đóm viết thư tình
Ước rằng em nhỏ vẫn trung trinh
Vẫn còn nhớ mãi lời hẹn ước
Ôm ấp tương lai chuyện chúng mình

Nhật Vũ
6-98
1.
Viết thư tình
Bắt đàn đom đóm viết thư tình
Gởi về em nhỏ lá thư xinh
Hỏi rằng em có còn nhớ chút
Chuyện xửa, chuyện xưa, chuyện chúng mình

2.
Viết thư tình
Bắt đàn đom đóm viết thư tình
Một đem vào Hạ nhớ môi xinh
Nhớ em ánh mắt ngời sao sáng
Nhớ cả bờ vai xinh quá xinh

dk:
Hỡi người xưa yêu dấu
em còn giữ lá thư xinh
viết từ ánh sáng lung linh
của đàn đom đóm bắt sau hè
.........
Biết giờ này bên ấy
em về ướt áo ai đưa
nhớ sao cho vừa
chiều xưa em đến ướt vai gầy

3.
Viết thư tình
Bắt đàn đom đóm viết thư tình
Ước rằng em nhỏ vẫn trung trinh
Vẫn còn nhớ mãi lời hẹn ước
Ôm ấp tương lai chuyện chúng mình

Ghi Chú

  1. Bài thơ "Bắt Đom Đóm Viết Thư Tình" Nhật Vũ viết khoảng tháng 6-1998 khi thấy thằng út chạy bắt đom đóm ngoài sân với đứa cháu gái... Nhưng đã khiến NV méo mó nghề nghiệp, nghĩ đến một chuyện tình thật lãng mạn... phải đợi đến 3 năm sau, tháng 8-2001, mới nảy sinh ra idea viết ca khúc này...
  2. Bài thơ chỉ gồm có 12 câu thơ...chỉ vừa đủ 3 phiên khúc... thế nên NV phải viết thêm ca từ cho phần Điệp khúc...
  3. Cái motif chính là câu... "Viết thư tình... Bắt đàn đom đóm... viết thư tình..."

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Quang Đạt
Tiếng hát: Nguyễn Phi Hùng

2.3 Một Mối Tình Riêng Ta Với Trăng, Thơ Phạm Ngọc

Thơ Lời Nhạc
Cũng Bởi Vì Trăng Nên Có Em

Cũng bởi trăng nên có em
lung linh thắp sáng khung trời nhớ
yêu nhau từ đó tình muôn thuở
anh vẫn đợi chờ trăng nửa đêm

môi em ngọt quá dễ gì quên
nụ hôn vội quá anh còn giữ
mái tóc trầm hương thơm quá khứ
lóng lánh ân tình trong mắt trong

ơi em giấc mộng những đêm rằm
có em soi sáng mùa ước hẹn
vòng tay âu yếm chờ anh đến
chung hát cùng nhau khúc nguyệt cầm

ngàn năm sau nữa vẫn còn trăng
như em mãi mãi là nhung lụa
thơ anh ghi lại thiên tình sử
một mối tình riêng anh với trăng

phạm ngọc
1203200
Một Mối Tình Riêng Ta Với Trăng
1.
Cũng bởi vì trăng nên có em
mơ ai trăng sáng vãi bên thềm
lung linh thắp sáng khung trời nhớ
âm vang khúc hát ân tình cũ
anh vẫn đợi chờ trăng nửa đêm
2.
thơm ngát làn môi em khó quên
nụ hôn vội vã nhớ muôn đời
hương thơm mái tóc trầm ngây ngất
đam mê đánh mất hồn trong mắt
long lánh ân tình trong mắt trong
dk
ơi em giấc mộng những đêm rằm
có em soi sáng mùa ước hẹn
vòng tay âu yếm chờ anh đến
chung hát cùng nhau khúc nguyệt cầm

3.
một mối tình riêng anh với em
ngàn năm sau nữa trăng vẫn còn
như em mãi mãi là nbung gấm
thơ anh ghi mãi tình say đắm
một mối tình riêng anh với trăng

Ghi Chú:
*Màu đỏ ==> là lời mới
*Màu xanh ==> câu thơ cần đổi vị trí

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Quang Đạt
Tiếng hát: Tố Nga

3. Chuyển Toàn Bộ Bài Thơ...

Thi dụ như chuyển toàn bộ một bài thơ tự do sang thể ngũ ngôn chẳng hạn, như bài Cuộc Chiến Buồn dưới đây:

3.1 Cuộc Chiến Buồn, Thơ Khanh Phương

Thơ Lời Nhạc
Tôi thăm Sàigòn Nhỏ
Đi trên đường Bolsa
Gặp người chiến sĩ cũ Cộng Hòa
Tóc điểm bạc, da còn sạm nắng
Giọng trầm buồn khi nhắc kỷ niệm xưa
Những ngày chinh chiến quê nhà...
1. Tôi thăm Sàigòn Nhỏ
Dạo trên đường Bolsa
Gặp anh lính Cộng Hòa
Tóc xanh giờ điểm bạc
Da anh còn sạm nắng
Mắt buồn trông xa vắng
Kể chuyện gần chuyện xa
Chuyện chinh chiến quê nhà...
Tôi đi thăm Hà Nội
Tình cờ gặp người bộ đội
Ngày xưa từng tham dự trận Điện Biên
Giờ với chiến thương và nạng gỗ hai bên
Đứng cạnh người con bên hồ Hoàn Kiếm
Bán những bản đồ đất nước ba miền
Cho đám người du khách
Đã một thời mang tội vượt biên.
2. Tôi đi thăm Hà Nội
Phố cổ ngàn năm xưa
Gặp anh bộ đội buồn
Nghiêng nghiêng cây nạng gỗ
Quanh quẩn bên Hồ Gươm
Bán bản đồ Ba miền
cho những người du khách
Từng can tội vượt biên
Tôi đi về thăm Huế
Chân bước lại trên cầu Tràng Tiền
Bên sông Hương, người thiếu phụ bán hàng giải khát
Mắt còn buồn man mác
Nhớ cha, anh vào dịp Tết Mậu Thân
Chôn trong mồ tập thể ngoại thành...
Vô trong Thành Nội
Vết đạn xưa còn hằn trên cây cối
Những tượng đá lặng im không hề nói
Chắc cũng buồn như đám hậu sinh thôi!
3. Tôi đi về thăm Huế
Gặp thiếu phụ sông Hương
Mắt còn buồn man mác
Có anh và cha chết
trong dịp tết Mậu Thân
Tôi vào thăm Thành Nội
Tượng đứng buồn không nói
Buồn như hậu sinh thôi
Tôi thăm lại Sàigòn
Thành phố giờ đã đổi tên
Những đường nhỏ không đủ ánh đèn
Phố xưa thân mà bây giờ bỗng lạ
Chợt thoáng mờ những hình bóng nào quen...
Bên một cột đèn, cạnh tòa đô sảnh
Tôi gặp người đạp xích lô ba bánh
Anh kể từng tham gia trận đánh
Chiếm Sàigòn giải phóng nhân dân
Giờ đây lao động đạp xe
Anh than không đủ nuôi mình.

Ôi! Cuộc chiến Việt Nam, kết quả buồn!

Khanh Phương
4. Tôi thăm lại Sàigòn
Thành phố đã thay tên
Phố xưa giờ xa lạ
Tìm đâu bóng người quen
Tôi dạo quanh thành phố
Gặp anh đạp xích lô
Từng giải phóng Thủ Đô
Than khổ chẳng đủ no.

Nhạc: Nhật Vũ
Hòa-âm: Hà Nhật Linh
Tiếng hát: Hà Nhật Linh

Ghi Chú:

Có một số công việc làm khá cần thiết khi phổ ca khúc này:

  1. Từ bài thơ ở thể tự do, thi sĩ Khanh Phương đã dùng : sáu câu thơ thăm Sài Gòn Nhỏ, 8 câu qua Hà Nội, 10 câu thăm Huế, và 12 câu thơ thăm thành phố Sài Gòn.
  2. Để có được sự cân phân cho các phiên khúc, tôi đã xin phép thi sĩ Khanh Phương chuyển toàn bộ bài thơ sang thể thơ năm chữ. Tám câu thơ năm chữ cho mỗi đoạn, các điạ danh mà thi sĩ Khanh Phương đi qua.
  3. Về cấu trúc, bài này tôi viết theo hợp âm... ở dạng ABCD...
    Chuỗi hợp âm_(Chord Progression): Em - Am - D - G - C - Am - B7 - Em ...được dùng chung cho cả 4 đoạn ABCD . Tuy nhiên, mỗi đoạn đều có giai điệu đẹp riêng rẽ, và sự tương phản nổi bật khác nhau, có đoạn giai điệu chạy từ dưới lên trên, lại có đoạn đổ từ trên xuống duới. Sự tương phản trầm bổng cao thấp giữa các đoạn tạo cao trào cho bài hát. Vì bài này không có điệp khúc.

Tóm lại, có trăm phương ngàn cách để phổ thơ, mỗi người có quan niệm và phương cách làm việc khác nhau, nói chung, thường cũng theo 3 phương pháp hay dùng là tự do, giai điệu, hoặc theo hợp âm …tùy theo tình hình, nhất là cái duyên giữa THƠ và NHẠC …Theo tôi đây chính là mấu chốt. Cái duyên để ta bắt gặp được bài thơ và đồng cảm với tác giả. Cái may là ta chọn đúng phương pháp , cũng như chuỗi hợp âm và tiết điệu thích hợp để phổ bài thơ đó.

Nhật Vũ
Bài viết hoàn chỉnh OKC Aug 14-2012