"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta"

** Triệu Thị Trinh **

 

Tản Mạn Về Chuyến Đi Duy Xuyên, Quảng Nam

 

Đã từ lâu, tôi muốn về Duy Xuyên, Quảng Nam, nhưng chưa có dịp. Bỡi lẽ Duy Xuyên rất xa Đà Nẵng và đường đến đó chúng tôi chưa rõ.Tôi biết là đứa em có phía ngoại của vợ ở Duy Xuyên. Thế là tôi đề nghị  cho tôi về thăm ngoại.Hắn đồng ý và làm tài xế cùng tôi vào một ngày nghỉ. Sau khi xe lòng vòng qua các dãy phố, qua cầu về quận 3, theo con đường  về hướng Hội An. Đường cũ ngày xưa chật hẹp, giờ rộng thênh thang, nhà cửa hai bên rất khang trang. Nhất là đoạn qua khỏi Ngũ Hành Sơn.Đi lại con đường này gợi tôi  nhiều kỷ niệm về một người bạn và các con .

Duy Xuyên là địa phương giàu tài nguyên lịch sử , văn hóa với Kinh thành Sư Tử Trà Kiệu, các tháp cổ kính, rêu phong Thánh địa Mỹ Sơn.Điểm đến đầu tiên là Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu sau nhiều lần hỏi thăm. Mặc dù trời mưa do ảnh hưởng Áp thấp nhiệt đới, nhưng đúng vào Chủ nhật nên giáo dân về dự lễ rất đông. Thằng em tôi bảo Nhà thờ này xếp thứ hai sau nhà thờ La Vang , Quảng Trị nên ngoài dân địa phương , tôi thấy nhiều biển số xe các tỉnh như Bình Định, Quãng Ngãi, Thừa Thiên Huế , Quảng Trị...Nhà thờ nằm trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn.Nhà thờ vốn nổi tiếng linh thiêng, nhiều người đến khấn cầu Đức Mẹ ban phước lành. Đặc biệt có giếng nước mát, trong, mọi người tin là uống vô ngụm nước, rửa mặt, tắm gội trên đầu sẽ trị được bệnh, sau đó còn mang lọ nước về cho người thân.Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến giếng nước ở Cù lao Chàm

" Cô nào chồng bỏ chồng chê / uống vô ngụm nước chồng mê đến già ."Đặc điểm của các giếng nước người Chăm là nước không bao giờ cạn, chỉ vài mét nước mặc dù ở độ rất cao so với mặt nước biển. Chúng tôi khá vất vả khi bước lên vô số bậc tam cấp. Ở đây ta có thể nhìn bao quát nhà cửa, ruộng đồng , núi non giữa cảnh quan một vùng quê an bình và xinh đẹp. Nhìn về phía xa có dãy núi Hòn Tàu và dòng sông Thu uốn lượn trông thật nên thơ.

Đến Duy Xuyên ta cũng có dịp tham quan một lăng mộ cổ xưa nhất thời các chúa Nguyễn phía nam. Đó là lăng mộ Đoàn Quý Phi - Hiếu Chiêu Hoàng hậu ( 1601 - 1661 ), chánh phu nhân của chúa Nguyễn Phúc Lan. Bà nổi tiếng nhân hậu,giúp dân phát triển ngành ươm tơ, dệt lụa.Lăng mộ tọa lạc làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh. Đây cũng là quê hương của thi sĩ Bùi Giáng, một nhân vật độc đáo mà đến nay qua nhiều hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn chưa ngã ngũ ( nguồn Google ). Miền trung du xứ Quảng này cũng là nơi nghèo, nơi thường có cơn lũ hàng năm tàn phá vườn tược, hoa màu, làm cho người dân thêm điêu đứng. Nhưng " quê hương, nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người... "Quê hương là nỗi nhở thương da diết , bồi hồi khi trở lại, lưu luyến khi phải chia xa như Bùi Giáng đã viết:

" Em về ở lại đây thôi

Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng

Một trăm cây lá bên rừng

Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây

Mười con xóm nhỏ bên này

Nhắc nhau nhớ lại các ngày bên kia "

Mặc dù mưa nặng hạt nhưng hai anh em tôi cùng một số du khách trang bị áo mưa,ô dù quyết tâm dạo hết khu di tích Mỹ Sơn để thỏa tính tò mò, ham hiểu biết. Nói chung quần thể di tích xuống cấp trầm trọng, đang trong giai đoạn trùng tu. Ngậm ngùi trước một phế tích mang dáng vẻ u hoài, trầm mặc theo thời gian  .Còn đâu thời huy hoàng của đế chế Chăm

" Điện các huy hoàng trong ánh nắng

Những điện đài tuyệt mỹ dưới trời xanh "

Chúng tôi về Đà Nẵng theo hướng đi mới. Khi xe chạy qua cầu Giao Thủy , một cầu mới xây qua sông Thu. Hình như đây là ranh giới giữa 3 huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và Quế Sơn Lòng thầm nghĩ đất nước mình còn nhiều thắng cảnh mà mình chưa đủ điều kiện, thời gian để đến. Đến Duy Xuyên lần này  tôi thật cảm phục công lao của các bậc tiền nhân đã mở mang bờ cõi nước Việt.

Minh Triết