"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

 

Bạn Lớp Trưởng Của Tôi

   (  Một nén nhang đưa tiễn anh đi về cõi vĩnh hằng sáng nay 22 / 3 / 2019. Chia buồn cùng gia đình anh. Vì điều kiện xa xôi không ra tiễn anh. Xin được thứ lỗi )

 

    Trong cuộc đời mỗi người, có lẽ theo tôi thời kỳ cắp sách đến trường là đẹp nhất. Với tuổi trẻ, hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Đến khi tuổi đã xế bóng mới thấy luyến tiếc, nhớ thương. Hình ảnh các thầy cô, các bạn đều ghi lại trong ký ức. Tình bạn giữa tôi và anh thêm gắn bó, chân tình bỡi lẽ tôi với anh cùng lớp ở Pleiku, sau này về quê sinh sống cùng thành phố với ba và em trai tôi. Lần nào cũng vậy, khi về Đà Nẵng tôi thăm anh. Lần này, tôi điện thoại báo anh 7 suất ăn buổi chiều. Sau đó, xuống tham quan Hội An tối, mới thấy vẻ đẹp thực  sự hấp dẫn của Phố cổ về đêm như lời em trai tôi đề nghị.

    Khi chiếc xe du lịch ngừng trước nhà , gia đình anh ngỡ ngàng, vui mừng đón tiếp chúng tôi. Anh ngạc nhiên vì lần đầu chúng tôi đi ô tô cùng mấy em Pleime xinh đẹp. Khác với những lần trước, tôi cà tàng trên chiếc xe đạp, có lúc xe Hon đa mang theo vài lạng cà phê, trà phố núi làm quà. Anh là Lê Vương - Lớp trưởng của tôi. 

   Dáng người anh thấp, nhỏ con. Tính tình bộc trực, hiền lành như bao con người xứ Quảng. Anh sống được cảm tình với tất cả mọi người. Sỡ dĩ tôi gọi bằng anh vì lớn tuổi hơn tôi. Thời kỳ chiến tranh anh trốn lính vào cùng lớp . Sau đó, vì hoàn cảnh mỗi người khác nhau nên chúng tôi tạm xa nhau. Năm 1976, 77 tôi gặp lại anh. Miền quê anh xã Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn còn hoang vắng. Chủ yếu dân làm nông, làm vườn, đi biển. Căn nhà nhỏ liêu xiêu trước sóng gió, bão lụt. Cả một mảnh đất to lớn trên đồi cát, khô hạn mà mỗi ngày anh còng lưng tưới nước. Những năm chúng tôi còn long đong, nghèo khó, tôi thường thăm anh. Có khi tôi ở lại cả tuần. Sáng ra tôi, anh mỗi người một cái thúng đi giăng bắt cá. Bỗng nhiên anh hỏi tôi :

  = Ông ở miền núi sao bơi giỏi vậy ?

    Anh quên rằng trước nhà tôi ở quê là dòng sông Côn. Khi xuống Qui Nhơn học, cô bạn gái tôi nhận xét : " Anh nhìn chung cũng tạm được, nhưng mỗi tội hơi lùn.". Tôi tự ái nên tìm mọi phương cách tập cho cao. Một cách luyên tập hiệu quả nhất là bơi lội. Tôi kể chuyện hai lần suýt chết. Một lần còn nhỏ bơi qua sông, gặp vùng nước xoáy , lần ở biển bơi ra xa, bất ngờ sóng to, chân bị chuột rút. Tôi kinh nghiệm việc này, anh yên tâm. Tôi tâm sự thêm với  anh, khi mình sắp chết, người đầu tiên mình nghĩ đến là ai không ? Đó là người mình yêu thương nhất và chỉ lóe trong chớp mắt rồi sau đó thì không còn biết gì !

   Gia đình anh chiêu đãi chúng tôi món cháo vịt thơm phức, còn nóng hổi. Nhìn anh ăn chậm, yếu, dáng vẻ mệt mỏi như đang suy nghĩ điều gì. Tôi chợt nhớ là anh có lần bị tai nạn, trí nhớ suy giảm và chậm chạp hơn về phong thái.và lưng càng khòm. Tôi miên man kể về các bạn, người còn hay mất theo yêu cầu của anh. Rồi như ký ức trở về, anh hỏi tôi  "  Thất nữ đại hiệp lớp mình thế nào ? "

   - À, hai bạn ở Pleiku. một Sa Đécthường xuyên họp mặt. Một vị ở Sài Gòn, một nàng ở phương trời tây ngoài vòng phủ sóng. Còn hai hoa khôi A.T, SG mất liên lạc từ xuân 75. Anh từng ca bài " Ngày Xưa Hoàng Thị. Rất tiếc nhà  AT chỉ cách trường vài bước chân. Nhắc đến T. anh ngẩn ngơ " Tiếc sao ngày xưa mình không ngỏ, để rồi chiều nay ... "

   Anh cùng chúng tôi ôn lại thời dĩ vãng. Bao tiếng nói, tiếng cười rộn rả làm buổi tiệc thêm vui, thêm ấm cúng. Nhìn sức khỏe của anh mà tôi ái ngại, ngậm ngùi. Hôm họp mặt LT, tôi đã mời anh tham dự và hôi CHS cũng đã tài trợ anh vô họp mặt ở Sài Gòn. Đó cũng là lần duy nhất.Những năm sau đó, anh còn sức khỏe lên Pleiku thăm bà con của anh. lần nào cũng thế,anh ghé thăm tôi  với món nông lâm sản anh tự sản xuất làm quà.

   Dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng anh vẫn tạo điều kiện cho con cái ăn học tử tế, đàng hoàng. Vả lại, các con anh đều hiếu học. Tôi góp một phần rất nhỏ là tài liệu học tập,  sách giáo khoa mỗi dịp hè tôi mang theo. Ngoài ra , tôi cũng không quên gửi các tạp chí, đặc san văn nghệ, báo chí cho anh thư giãn. Nay gặp lại anh già hơn so với tuổi sau bao năm lao đông vất vả, Tuy nhiên , cuộc sống bây giờ cũng đã khá hơn nhiều và các con anh đã trưởng thành.

   Chúng tôi lưu luyến chia tay gia đình anh. Chúc anh sức khỏe, mong có dịp gặp lại.

   Minh Triết