"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta." ** Triệu Thị Trinh **

Chúng Ta Nợ Gì Người Tị Nạn?

 

19Bhvhctn1

 

Chúng ta là những người tị nạn từ mấy mươi năm trước. Và chúng ta dễ quên điều này lúc chúng ta nhìn qua bên kia biên giới với Mexico những người nghèo khổ đang vượt qua bao nhiêu nguy nan để đến gõ cửa xứ sở giàu có bậc nhất thế giới này. Bài viết này của một diễn viên điện ảnh là một nhắc nhở đáng chú ý về thân phận chúng ta và thân phận của người di dân hiện nay.

Tôi xin lược dịch bài báo sau đây của Angelina Jolie nhân dịp ngày Người Tị Nạn Thế giới.

https://time.com/5609562/angelina-jolie-refugees-help/

“Các quốc gia hội viên áp dụng các công cụ và tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc một cách chọn lọc. Các quốc gia thường đặt lợi ích về kinh doanh và giao dịch lên trước mạng sống của những người vô tội bị ảnh hưởng bởi sự xung đột. Chúng ta trở nên mệt mỏi và vỡ mộng và chúng ta đem những cố gắng ngoại giao ra khỏi nhiều nước trước khi những nước này được ổn định. Chúng ta tìm kiếm những thỏa thuận hòa bình như trường hợp Afghanistan mà trong cốt lõi những thỏa thuận đó không có những bảo đảm về nhân quyền.”

Trông người lại nghĩ đến ta!

Angelina Jolie, biên tập viên đóng góp tạp chí Time, là một diễn viên điện ảnh từng đoạt giải Oscar và là Đặc phái viên của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn

https://time.com/5609562/angelina-jolie-refugees-help/

Hồ văn Hiền

 

19Bhvhctn1a

 

Người “di cư” từ miền Bắc năm 1954

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Chúng Ta NGì Người TNạn?

Khi bạn thử hình dung một người tị nạn thì bạn nghĩ đến một người như thế nào? Có lẽ là bạn sẽ không nghĩ đến một người gốc Châu Âu. Nhưng nếu bạn sinh ra từ thời thế chiến thứ hai và bạn hỏi phụ huynh của mình người tị nạn là người thế nào thì có lẽ họ sẽ mô tả cho bạn một con người gốc gác từ châu Âu. Hơn 40 triệu người Châu Âu đã phải di dời vì chiến tranh. Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc được thiết lập với mục đích giúp đỡ những người này và hiện nay chúng ta đã quên điều đó. Một số nhà lãnh đạo đã đưa ra những luận điệu gay gắt chống lại người tị nạn hôm nay, trong lúc nguồn gốc của chính họ trong quá khứ lại là những xứ sở đã qua những trải nghiệm tị nạn rất đau khổ và chính họ đã từng được cộng đồng quốc tế giúp đỡ.

19Bhvhctn2

 Người tị nạn chạy trốn khỏi Paris năm 1940.

Lúc dấu hiệu xung đột vũ trang hoặc đàn áp mới xảy ra, phản ứng tự nhiên của con người là đem con cái của mình ra khỏi nơi mà chúng có thể bị hại. Vì khi đe dọa bởi bom đạn, hiếp dâm tập thể hay là những đội hành quyết, con người ta thường thu góp mang theo vài món sơ sài mà họ sở hữu và đi tìm một nơi yên ổn hơn. Người tị nạn là những người đã lựa chọn phải rời khỏi nơi đang xung đột, họ muốn bản thân họ cũng như gia đình sống sót qua cuộc giao tranh và lắm khi họ giúp xây dựng lại đất nước của họ. Đó là những phẩm chất đáng được chúng ta ngưỡng mộ.

Vậy thì tại sao từ ngữ tị nạn lại mang những ý nghĩa tiêu cực như vậy trong thời đại của chúng ta ? Tại sao các chính trị gia lại được bầu lên mỗi khi họ hứa hẹn là sẽ đóng chặt biên giới và đẩy lùi những người xin tị nạn?

Hiện nay sự phân biệt giữa người tị nạn (refugee) và người di dân (migrant) đã bị xóa mờ và chính trị hóa. Người tị nạn là những người đã bị buộc phải chạy trốn khỏi đất nước của họ vì họ bị đàn áp, vì chiến tranh hay bạo lực. Người di cư thì lại là những người từng chọn di chuyển đến một nơi khác, chủ yếu để cải thiện cuộc sống của họ. Một số nhà lãnh đạo cố tình dùng lẫn lộn với nhau hai từ ngữ "tị nạn" và "di dân" và dùng ngôn ngữ thù nghịch để khơi dậy sự sợ hãi đối với những người từ bên ngoài vào.

Mọi người dù là tị nạn hay di dân đều đáng được hưởng sự tôn trọng nhân phẩm và sự đối xử công bằng nhưng chúng ta cần phải nói rõ ràng về sự khác biệt giữa hai từ ngữ trên. Đối với luật quốc tế thì giúp đỡ người tị nạn không phải là một sự lựa chọn mà là một sự bắt buộc. Chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo kiểm soát biên giới một cách chặt chẽ và đồng thời có những chính sách về di dân công bằng và nhân đạo để bảo đảm được những trách nhiệm đối với người ti nan. Hơn một nửa số người tị nạn trên thế giới là trẻ em, và trong năm người thì bốn người sống trong một đất nước mà biên giới nằm kế cận xứ sở mà vì xung đột và khủng hoảng họ đã rời bỏ. Không tới 1 % của những người tị nạn được định cư một cách vĩnh viễn kể cả những người được định cư ở các nước Tây phương.

Sự hào phóng của người Mỹ có nghĩa là đất nước của chúng ta là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất thế giới, nhưng chúng ta hãy xét đến Lebanon nơi mà cứ sáu người thì một người là người tị nạn, hay Uganda, ở đó một phần ba của dân số sống trong tình trạng nghèo khổ cực kỳ, và họ đang chia sẻ những nguồn lợi rất hiếm hoi của họ với hơn một triệu người tị nạn. Trên khắp thế giới, rất nhiều nước mà dân cư nghèo nhất thì ngược lại họ đang đóng góp nhiều nhất cho người tị nạn.

Khi tôi bắt đầu làm việc với ủy ban tị nạn của Liên Hiệp Quốc hay là Cao ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách người tị nạn cách đây 18 năm, lúc đó có 40.000.000 người từng phải di dời chỗ ở và chúng ta từng hy vọng rằng con số đó có thể càng ngày càng giảm đi, căn cứ theo bản báo cáo mới đây nhất về các chiều hướng thế giới của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc. Con số của những người bị buộc phải di dời hiện nay lên đến trên 70.000.000 người và đang tăng nhanh. Từ Myanmar cho tới Nam Sudan, chúng ta mong đợi Liên Hiệp Quốc sẽ bằng một cách nào đó đương đầu được với sự hỗn loạn của đời sống con người phát sinh từ tình hình đó.

Tại phiên họp đầu tiên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1946, Tổng thống Truman đặt trách nhiệm ưu tiên đối với các quốc gia hội viên là tạo nên hòa bình và an ninh. Ông nói rằng Liên Hiệp Quốc không thể hoàn thành thỏa đáng trách nhiệm của mình trước khi các sự hòa giải được thực hiện và cho đến khi những hòa giải đó tạo nên cơ sở vững chắc trên đó có thể xây dựng một nền hòa bình vững chãi. Nhưng sự thật đáng buồn là các quốc gia hội viên áp dụng các công cụ và tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc một cách chọn lọc. Các quốc gia thường đặt lợi ích về kinh doanh và giao dịch lên trước mạng sống của những người vô tội bị ảnh hưởng bởi sự xung đột. Chúng ta trở nên mệt mỏi và thất vọng và chúng ta đem những cố gắng ngoại giao ra khỏi nhiều nước trước khi những nước này được ổn định. Chúng ta tìm kiếm những thỏa thuận hòa bình như trường hợp Afghanistan mà trong cốt lõi những thỏa thuận đó không có những bảo đảm về nhân quyền. Chúng ta hầu như không công nhận tác dụng của thay đổi khí hậu như là một yếu tố chính trong các cuộc xung đột và di chuyển của con người.

19Bhvhctn3

Người tị nạn Hồi giáo Rohingya băng qua một con kinh khi họ trốn qua biên giới từ Myanmar vào Bangladesh tại sông Naf vào ngày 1/ 11/2017 (Bangladesh).

Chúng ta sử dụng viện trợ để thay thế cho ngoại giao nhưng chúng ta không thể giải quyết một cuộc chiến bằng sự trợ giúp về nhân đạo, đặc biệt là khi mà rất ít lời kêu gọi giúp đỡ nhân đạo ở bất cứ đâu trên thế giới thậm chí đạt được tài trợ ở mức 50%. Liên Hiệp Quốc chỉ nhận được 21 % những khoản cần thiết cho năm 2019 cho các nỗ lực cứu trợ ở Syria. Ở Libya con số còn thấp hơn nữa chỉ có mười lăm phần trăm.

Năm ngoái nhip độ di dân tương đương với mức mỗi ngày 37.000 người bắt buộc phải rời nhà của họ. Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng tổ chức một sự đáp ứng cho tình trạng tuyệt vọng tới mức như vậy mà không có được những tài khoản cần thiết, thậm chí chỉ đủ giúp cho một nửa của số người đó.

Khi chúng ta đánh dấu Ngày Tị nạn Thế giới vào ngày 20/6 thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể rút lui về sau biên giới của mình và đơn giản là hy vọng vấn đề này tự nó biến mất. Chúng ta cần sự lãnh đạo và ngoại giao hiệu quả. Chúng ta cần tập trung vào một nền hòa bình lâu dài dựa trên công lý . Đây không phải là một cách tiếp cận dễ dàng. Đó là một quá trình hành động khó khăn hơn, nhưng đó là quá trình duy nhất tạo ra sự khác biệt. Khoảng cách giữa chúng ta và những người ti nan trong quá khứ ngắn hơn là chúng ta nghĩ.

Angelina Jolie

Hồ văn Hiền lược dịch

Ngày Người Tị Nạn Thế giới (World Refugee Day)

Ngày 20 tháng 6 năm 2019