"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta"

** Triệu Thị Trinh **

 

Bút ký: Tràm Chim

 

Tôi cùng cô con gái Út uống café ở quán Lotus dưới bến Ninh Kiều - Cần Thơ, suy nghĩ không biết cuối tuần đi đâu chơi, tôi chợt nhớ khu Ramsar thứ 2000 của thế giới: Vườn Quốc Gia Tràm Chim!

      -   Cuối tuần này con rãnh không mình đi Tràm Chim nghe?

Nghe tôi đề xướng cô bé tỏ vẻ thích thú với một địa điểm tham quan mới:

     -     Ba, được đó! Con chưa đến Tràm Chim bao giờ, chỉ nghe nói thôi. Mà Tràm Chim có gì đặc biệt á Ba?

     -   Thì chắc chắn là có cây tràm và mấy con chim. (Hihi!)

Cô bé nũng nịu:

      -    Ba nè, … Ba cứ chọc quê con hoài. Nghe nói ở trong đó có mấy món đặc sản như cá lóc nướng chui (trui), ốc bưu hấp tiêu xanh, sữa hạt sen nữa, vô đó con đãi Ba nhe?

Thế là chuyến đi bắt đầu từ Cần Thơ vào sáng ngày cuối tuần (June 2019), tháp tùng trong đoàn có vợ chồng cô con gái áp út và vài người bạn, tất cả chúng tôi đều chưa đến đây bao giờ chỉ biết sơ qua là khu du lịch sinh thái ở Đồng Tháp Mười.

Xe đến Tràm Chim khoảng 10 giờ sáng, sau khi nhân viên lễ tân giới thiệu tour ở khu du lịch, chúng tôi chọn phương tiện đi ghe kéo, ăn trưa trên ghe với các món đặc sản, vừa đi vừa ngắm cảnh qua 3 điểm của khu tam giác với đoạn kinh dài tổng cộng khoảng hơn 20 km.

19Dlhutc1

 HINH 1 (674A), Vườn Quốc Gia Tràm Chim

Vườn Quốc Gia Tràm Chim tại Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, mới đây Tràm Chim được mở rộng 7588 hectares (29,3 Sq Mi - 75,88 Km2), nằm trong địa giới 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B và Phú Thọ, gần sát biên giới Việt Nam -Campuchia. Mục đích thành lập Tràm Chim là để bảo tồn khu rừng ngập nguyên sinh có hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá, 147 loài chim nước trong số có nhiều loại quý hiếm có quy cơ tuyệt chủng được bảo vệ nghiêm nhặt như: Sếu đầu đỏ (Grus Antigone), Cò ốc (Anastomus oscitans), Vạt, Già đảy (Java), Bồ nông, Ô tác (Công đất), ... Về thủy sản quý hiếm như cá Hô, cá Ét, cá Ngựa Nam, cá Duồng bay, cá Lóc bông, v.v... Và thảm thực vật cũng có hơn 130 loài.

19Dlhutc2

HINH 2 (P-1), Sếu đầu đỏ (Grus Antigone) thuộc loại quí hiếm trong sách đỏ Việt Nam được bảo vệ nghiêm nhặt (Ảnh Internet)

19Dlhutc3

HINH 3 (P-3), Cò trắng (Egretta Garzetta) là loài chim thư ờng thấy nhất trên các cánh đồng ở Tràm Chim (Ảnh Internet)

Chính phủ Việt Nam và Quỹ Quốc Tế Bảo vệ Thiên nhiên World Wide Fund for Nature (WWF) ra Quyết Định thành lập, và đến năm 1998 được xác định là "Vườn Quốc Gia", đến năm 2012 tổ chức WWF công nhận Tràm Chim là Công Ước Ramsar thứ 2000 của thế giới.

Công Ước Ramsar là gì?

“Ramsar là khu rừng ngập được bảo tồn hệ sinh thái và một số loài động vật quí hiếm cần được bảo vệ.

Tiêu đề chính thức của công ước là The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước).

Công ước này được công nhận và ký kết bởi các quốc gia tham gia cuộc họp tại thành phố RamsarIran ngày 02 tháng 02 năm 1971”. 

Tính đến năm 2019, Việt Nam có 9 khu Ramsar được WWF công nhận:

    • Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định, khu Ramsar thứ 50 của thế giới,
    • Vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Ramsar thứ 1499
    • Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Ramsar thứ (?)
    • Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp), Ramsar thứ 2000
    • Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Ramsar thứ 2088
    • Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Ramsar thứ 2203
    • Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), Ramsar thứ 2227
    • Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Ramsar thứ 2228
    • Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình), Ramsar thứ 2360, là mới nhất của Việt Nam được công nhận trong năm nay 2019.   

HINH 4 (580), Phái đoàn nhà vườn đi khám phá đồng Tháp Mười (Từ trái, hàng đứng: Cô con gái Út Ngọc Ruby, cô Liễu, cô Phương Lam, cô Ngọc Bích, anh Lê Hoàng Nhiệm, và hai người ngồi là cô Lam Mai và tác giả)

19Dlhutc5

HINH 5 (603), Ghe chở du khách được xuồng máy kéo đi trên dòng kinh

Ghe được xuồng máy kéo đi di chuyển từ từ theo dòng kinh, cảnh quan ngoạn mục thay đổi theo địa hình hấp dẫn người du khách yêu thích khám phá thiên nhiên. Cây tràm thấy khắp nơi trên mấy gò đất, dọc theo hai bên bờ kinh, có những cánh rừng tràm được trồng mà cũng có cụm tràm mọc tự nhiên rải rác trên cánh đồng đầy cỏ năng, cỏ ống, cỏ hoàng đầu ấn với một số loài chim nước đi săn mồi. Thỉnh thoảng có cả lung sen “lá xanh, bông tím lại chen nhụy vàng” mà người lễ tân đã giới thiệu từ đó để Tràm Chim có món đặc sản “sữa hạt sen”, với vị hơi béo và có hương sen thơm nhè nhẹ của “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”!

19Dlhutc6

 HINH 6 (636), Mới đầu Tràm được trồng trên các gò đất

19Dlhutc7

 HINH 7 (654), Tràm mọc dầy đặc bên bờ kinh

Dĩ nhiên các máy ảnh của chúng tôi liên tục sữ dụng hy vọng có tấm hình đẹp để kỷ niệm chuyến đi khám phá Đồng Tháp Mười, một góc trời quê hương mà dân thành phố Sài Gòn hay Cần Thơ như chúng tôi cho là nơi xa xôi.

Sau gần 3 tiếng ghe trở về bến nơi điểm xuất phát. Chúng tôi vào quán nước nghĩ chân, và nhất định phải thưởng thức ly sữa hạt sen.

Các thành viên trong đoàn nhà vườn đi tham quan và tìm hiểu Đồng Tháp đưa ra vài nhận xét:

-          Nếu mình đi vào mùa nước nổi thì có thể đi xuồng vào sâu trong rừng tràm xem chim làm tổ, tuy nhiên mình đi vào mùa khô thì cũng có cái hay khác như loài sếu và một số loài chim thích đi ăn trên đồng không bị ngập nước thì mình có thể gặp nó. Mùa nước nổi loại chim này di cư qua vùng đất nào khác, đến mùa sau mới trở về.

-          Sếu đầu đỏ cực quí hiếm trong sách đỏ Việt Nam, Tràm Chim hiện nay chỉ còn hơn chục con thôi.

-          Còn cò ốc là loại có tên trong sách đỏ, vài năm trước tưởng chừng như tuyệt chũng nay không biết từ đâu nó kéo về làm tổ ở Tràm Chim từng bầy hàng trăm con.

-          Đến Tràm Chim mà không thưởng thức các món đặc sản đó là thiếu sót lớn.

19Dlhutc8

HINH 8 (607), Cô Phương Lam bình chọn đây là tấm hình cô thích nhất (đẹp nhất), tôi cũng đồng ý về điều này

Chúng tôi trao đổi nhau (khoe) những tấm hình ưng ý, cô giáo Phương Lam đề nghị với tôi:

-          Chú Uy chụp hình đẹp quá, chừng về chú cho Phương Lam một số hình chú chụp để dùng trong giáo trình nha chú? Cảm ơn chú nhiều cho chuyến đi thật thú vị, Phương Lam lần đầu mới đến Tràm Chim, trước đây có lần đi công tác vài ngày chấm thi ở Cao Lãnh thôi.

Cô Lam Mai tiếp lời:

-          Anh Uy sao anh hay quá vậy? Anh ở xa mà cái gì anh cũng biết hết!

-          Cũng có cái duyên thôi cô Lam Mai ơi, hồi năm 1991 tôi nghe người quen kể, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương làm việc cho WWF, cô Thu Hương cố gắng thuyết phục chính quyền địa phương phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim nhưng gặp khó khăn, cô cảm thấy thất vọng và uất ức đến phát khóc cho tình huống phải đem kinh phí dự trù cho Tràm Chim đi cấp cho một quốc gia khác, lúc đó Tràm Chim còn thuộc sự quản lý của UBND tỉnh. Cũng may, trước khi rời Việt Nam cô phone cho Thủ Tướng chính phủ (là người cùng quê), thế là có công điện khẩn cấp chấp thuận đề án của WWF qui hoạch phát triển khu bảo tồn thiên nhiên này. Vườn Quốc Gia Tràm Chim có như ngày hôm nay phải kể công lao của cô Thu Hương lớn lao vô cùng.

      -    Cô Thu Hương giỏi quá á Ba! Xin cám ơn cô Thu Hương, nhờ phần lớn sự cố gắng và tâm huyết của Cô để chúng ta và mọi người có điểm du lịch kỳ thú Vườn Quốc Gia Tràm Chim như ngày hôm nay.

      -   Đúng vậy, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương còn đóng góp nhiều kỳ công cho Vườn Quốc Gia Cúc Phương (Hoà Bình) nữa, cũng như một số công trình khác tại quê nhà qua WWF, không chỉ ở Việt Nam không thôi mà còn ở khắp nơi trên thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương hay Hương Phù Sa là nhà nghiên cứu môi trường thiên nhiên, một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo góp mặt trên nhiều tập san chuyên ngành bằng nhiều thứ tiếng, cô cũng còn là một họa sĩ tài ba (có lần đoạt giãi thưởng toàn nước Mỹ- Vẽ những đóa hoa hồng rất đẹp mà lại vẽ ở cả hai mặt bên trong và ngoài của một cái bình gốm sứ). Một người phụ nữ xuất sắc thật đáng ngưỡng mộ! Với tôi cái tên Tràm Chim và Nguyễn Thu Hương là phải gắn liền nhau!

Gần 2:00 pm cùng ngày, chúng tôi chuẩn bị lên đường tiếp tục hành trình đi tham quan “Phương Nam Linh Từ” ở huyện Lấp Vò, cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Lê Hữu Uy

(Phoenix October 2019)