"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta"

** Triệu Thị Trinh **

 

Tản Mạn Về Cây Bắp

 21blhutmv1

Hình 01, Đám bắp, một góc rẫy trồng bắp ghi hình được khi ngang qua huyện Đất Đỏ trên đường đi Long Hải, Vũng Tàu (2019).

 

Cây bắp rất quen thuộc với người Việt chúng ta, nó là loại cây lương thực trong nhóm ngũ cốc được trồng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở Việt Nam. Tùy theo thế đất và khí hậu để canh tác:

 

“Đất màu trồng đậu trồng ngô
Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn”

(Ca dao)

Cây lúa chịu nước để phát triển nên trồng nơi thế đấp thấp (ruộng), thế đất cao khô ráo thì lập vườn trồng cây ăn trái. Đất màu mỡ, khô ráo không bị úng nước nhưng không thể trồng lúa thì người ta làm rẫy như trồng đậu hay bắp, dân miền Nam gọi là bắp, dân miền Bắc gọi là Ngô.

Không biết tiếng “Bắp” xuất xứ từ đâu bà con ai biết xin góp ý? Còn từ “Ngô” là cây bắp thuở xưa ở bên Tàu đem về trồng ở nước ta khi đó người Việt gọi là “lúa Ngô” sau mới gọi là ngô, chỉ cây này xuất xứ từ bên nước Ngô (thế kỷ 16-17 nhà Minh cai trị Tàu, dựng nghiệp trên nước Ngô).

Cây bắp được du nhập vào Việt Nam có hai trường hợp:

  • Đầu tiên, đời vua Lê Thế Tông cữ ông Phùng Khắc Khoang làm sứ giã sang Tàu xin tấn phong cho nhà vua (1597), dịp này phái đoàn sứ giã lén đem hạt giống “lúa ngô” về nước vì người Tàu cấm nghiêm nhặt không cho lọt hạt giống quí ra nước ngoài.
  • Theo một tài liệu khác thì "Theo Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngữ “hồi đầu đời Khang Hi (1662-1762), ông Lương Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn Tây, phủ Quảng Oai) được cữ làm Phó đoàn sứ giã Đại Việt sang nhà Thanh (1685), Ông đem về một ít hạt ngô (bắp) gây giống rồi trồng nhiều ở Sơn Tây, người dân ở đây có thể ăn loại ngô này thay lúa gạo, sau đó thấy giá trị của cây lương thực này nên được trồng lan ra khắp nơi, nhất là các đồng bào dân tộc thường trồng trên nương rẫy vùng núi đồi trung du Việt Bắc.

Cây bắp có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được thuần canh và gieo trồng nhiều ở Mexico (Mễ Tây Cơ) sau đó lan tuyền đến Canada. Vào cuối thế kỷ 15-16, sau khi Bắc Mỹ tiếp xúc với người người Âu Châu cây bắp lan truyền xuống một số nước Nam Mỹ và sang tận Á Châu.

Cây bắp có tên là Zea mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharrata, tên thông dụng gọi là Corn (tiếng Anh), Mais (tiếng Pháp), Maiz (Tiếng Tây Ban Nha). Ngày nay các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cho lai tạo giống mới để có những cây bắp có năng xuất cao, thích hợp thổ nhưỡng địa phương và sức đề kháng sâu bệnh tốt hơn. Ngày nay các chuyên gia nông nghiệp tạo giống mới bằng cách biến đổi gene GMOs gây nhiều tranh cải trong giới khoa học.

21blhutmv2

Hình 02, Giống bắp trồng dùng trong công nghiệp (Ảnh Internet)

Bắp là cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ nhất trên thế giới hơn cả hai cây lúa nước và lúa mì. Sản lượng trên toàn thế giới gần 700 triệu tấn hạt (số liệu năm 2005). Năm nước đứng đầu trồng bắp trên thế giới là Hoa Kỳ (280 triệu tấn), Trung Hoa (131 triệu tấn), Brasil (35 triệu tấn), Mexico (21 triệu tán) và Argentina (20 triệu tấn). Phần lớn là dùng làm thức ăn gia súc và ép dầu. Cây bắp được tận dụng từ trái (lấy hạt), còn thân, cành, lá đều được làm thức ăn gia súc hay phân bón. Trái bắp non mới ra nhỏ từ bằng ngón tay út trở lại chế biến làm thức ăn (xào, nấu). Trái bắp non luộc chin làm nguyên liệu trong kỷ nghệ đóng hộp hoặc muối chua (đựng trong keo).

21blhutmv3

Hình 03, Một trang trại trồng bắp ở Idaho, Hoa Kỳ (Ảnh Internet)

Tại Hoa Kỳ, phía bắc dãy Rocky Mountain là những nông tại trồng cây nông nghiệp như Wyoming, Idaho, South & North Dakota, … chúng ta sẽ thấy những ruộng bắp ngút ngàn đến tận chân trời. Ngày nay ở Hoa Kỳ trong việc canh tác nông nghiệp như cây bông vãi, đậu nành, lúa mì hay cây bắp từ gieo trồng đến thu hoạch đều sữ dụng cơ giới.

21blhutmv4

Hình 04, Cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp tại Hoa Kỳ (Ảnh Internet)

Cây bắp các chuyên gia cho tạo lai giống để có ưu điểm sữ dụng vào mục đích thích hợp:

Để làm thức ăn thường là loại bắp nếp, hạt dẽo, mềm, ngọt, hạt đều, màu trắng hay trắng ngà. Bắp đường ngọt, hạt có màu vàng nhạt; Các giống bắp công nghiệp hạt to, cứng, màu vàng sậm năng xuất cao nhất có thể cho trung bình đến 12-15 tấn/ha, dùng để ép dầu, làm thức ăn gia súc, chế nhiên liệu thực vật, … Ngoài ra người Indian Native (dân Da Đỏ) họ trồng giống bắp hạt có nhiều màu đem phơi khô để làm vật trang trí và lẩy hạt kết thành bông tai và dây đeo cổ bán cho du khách, là một loại trang sức nhất thời hay người ta mua làm đồ kỷ niệm.

21blhutmv5

Hình 05, Giống bắp hạt nhiều màu (Ảnh Internet)

Người Mễ (Mexico) và các nước Trung Mỹ họ dùng bắp để chế biến nhiều thức ăn, đặc biệt là dân Mễ nơi nguồn gốc cây bắp có các món đặc trưng như: Tamales, làm từ bột bắp có nhân thịt thường là bò, gói bằng lá ốp trái bắp, tương tợ như gói bánh tét của ta nhưng mình dẹp. Tortilla, là loại bánh làm bằng bột bắp như bánh tráng dầy để cuốn nhân thịt bò hay gà, carrot, khoai tây và cheese gọi là Burrito hoặc ăn với các loại soup. Soup có Menudo, gồm bắp hạt và một loại lòng bò, để có thêm chất ngọt hầm với xương ống, chân bò. Tacco là món chip làm bằng bột bắp ăn với cheese hoặc một loại thức chấm gồm cheese, hành tây xắt nhỏ, ngò rí (Cilantro). Trong nhà hàng Mexican có các món cao cấp được chế biến trong đó có bắp cũng ngon lắm!

Tại một số nền văn hoá có những thức ăn đặc trưng được chế biết từ bắp, người Ý có món Polenta, người Brasil có món Angu, một số món ăn ở người châu Phi. Còn dân Mỹ không thấy có món đặc trưng chỉ thấy bắp hạt góp mặt trên các dĩa thức ăn thôi, riêng món Crawfish thì có bắp trái cắt từng khoanh nấu chung với con Crawfish. Một loại bánh nướng làm từ bột bắp mà dân da đen thường ăn trong các nông trại trồng bắp, lúa mì, bông vãi, … ở miền Nam Hoa Kỳ khi còn chế độ nô lệ.

Khi nhắc đến bắp trong văn hóa ẫm thực trên thế giới chúng ta không thể không nhắc đến món ăn có nguyên liệu từ bắp của quê ta:

Bắp luộc nguyên trái còn nóng hổi được ưa thích trong những buổi tối, bắp nướng trét mở hành hấp dẫn buổi trưa êm ả ngồi tán gẩu. Xôi bắp, bắp hạt xát mõng hay xôi bắp nấu với nếp chan nước cốt dừa, hoặc có rắc hổn hợp muối, đường, mè thơm phưng phức ấm lòng cho mấy em học trò nghèo và người dân lao động vào buổi sáng. Chè bắp, bắp hạt xát mõng+ nếp+ nước cốt dừa cũng là món ưa thích của bà con ta bất kể trưa hay buổi tối nhàn hạ.

Đề cập đến trái bắp chúng ta còn có thành ngữ “Chắc ăn như bắp” chỉ sự uy tín, xác định chắc chắn, khả tín. Còn khen cô gái có nụ cười đẹp “Có hàm răng đều như bắp”!

Nhà nông có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai”! Đúng đó, khoai, bắp là cây phụ canh tăng thu nhập cho người nông dân, đôi khi còn là cách luân canh để giử chất màu mở cho đất. Cũng là nỗi lo của người dân ở vùng “Đất cày lên sỏi đá, mùa hè nắng cháy khô hạn cây trồng khó khăn, mùa mưa thì lũ lụt trắng đồng, mùa đông giá rét đâu trồng được cây gì?!” lúc bấy giờ ngô, khoai đỡ lòng giúp qua được những ngày khó khăn!

Câu ấy cũng có nghĩa bóng là lời nhắc nhỡ gần xa sự chung thủy đừng “thấy trăng, quên đèn”. Thường thì câu nói này ám chỉ dành cho người đàn ông khi thành đạt đã quên nghĩa tình thời tắm mẳn, tuy nhiên trái lại thì sao?

“… Nhánh mù u, con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thuở thơ dại ru sang
Sông quê, trường làng (con đò trên cát lở)
Cũng vì em xa mà thành điệu nhớ não lòng...!”

(Bài hát Sông Quê)

 

 

Trong văn học Việt Nam cây bắp cũng có đề cập đến, như bài ca dao mà cô giáo Phương Lam giúp gợi ý để viết bài này:


Hởi cô bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi cô lại hỏi nhà cô đâu?
- Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở bên đám đậu đầu cầu bước qua
Ngó lên đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông

(Ca dao)

Rõ ràng là bài này có xuất xứ từ miền Bắc, vì mấy cô Nam Bộ đâu có ai bới tóc đuôi gà? Cô gái đã thể hiện tính khôn ngoan, khéo léo từ chối chỉ nhà, còn tinh nghịch trêu ghẹo một cách duyên dáng của cô gái Bắc nữa: “Nhà tôi ở dưới đám dâu, ở bên đám đậu đầu cầu bước qua, ngó lên đám bắp trổ cờ, đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông”.

  • Xin hỏi theo cách chỉ của cô gái bới tóc đuôi gà ấy, anh chàng nào thông minh nhất có biết là nhà cô ấy ở đâu không?!

Và tui cũng thành thật nhắc nhỡ quí đấng mày râu đừng có dại dột bắt chước theo sự xúi dại của bài ca dao này mà “Hởi cô bới tóc đuôi gà, nắm đuôi cô lại hỏi nhà cô đâu?”. Vị nào không tin thử gặp cô gái Bắc bới tóc đuôi gà rồi nắm cái đuôi gà ấy lại mà hỏi nhà cô đâu? Tôi bảo đãm không bị ăn dép cũng sẽ được nghe lối chửi có “văn nghệ, bài bản” độc đáo để nhớ đời! 

(Cảm ơn cô giáo Phương Lam đã gợi ý bài viết “Tản mạn về cây bắp”. Bài viết xin gởi tặng cô giáo Phương Lam cùng tất cả bà con mình đọc cho khuây khỏa trong mấy ngày giãn cách đề phòng dịch cúm Tàu, cầu chúc mọi người bình yên, an vui qua mùa dịch. Trân trọng).

Lê Hữu Uy

Arizona - July 25, 2021