"Sống không phải là ký-sinh trùng của thế-gian, sống để mưu-đồ một công-cuộc hữu-ích gì cho đồng-bào, tổ-quốc." ** Phan Chu Trinh **

 

 Chuyện Tình

 

Từng giọt café đen sậm đặc quánh nhẹ nhàng nhiễu xuống ly tỏa hương thơm lừng hấp dẫn khứu giác của khách là cái thú của mấy vị có thời giờ rãnh rỗi thư thả. Loại cà phê phin này nổi tiếng ở quán Phở Avina trên đường West Thunderbirth Ave ngang trường đại học ASU West (Arizona State University West) thuộc thành phố Glendale, Arizona. Thoạt đầu quán không có bán café phin vì khách Mỹ mấy ai dùng loại này, bà chủ là người dân Cần Thơ nên khi có bạn bè củ cùng quê đến quán Bà đặc biệt chiêu đãi món café phin đen hoặc sữa đá làm thực khách trong quán tò mò nhìn ngạc nhiên, đôi khi cũng có khách thích thú thử qua café phin có nguồn gốc France này!

21blhuct1

HINH 01, Ly Café phin – Không biết từ phin có phải bắt nguồn từ tiếng filtré của Pháp không?

Quán Phở Avina chủ yếu bán thức ăn sáng và trưa cho nhân viên Trường ASU West và sinh viên ở đây, vào những giờ đó quán luôn rất đông khách. Cô con gái bà chủ học trường này nên cô thường rủ bạn bè buổi tối đến quán dần dà từ chiều đến khoảng 10 giờ tối có đặc biệt bán thêm café, pha máy có, pha phin có với các loại café danh tiếng Arabica, Colombia, Expresso, Mocha Buôn Mê Thuột của Việt Nam nữa để khách tùy chọn. Café ngon là một ưu điểm nhưng khung cảnh lịch sự, trang nhã, không ồn ào của quán và nhất là có nhạc (download từ Internet) những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng, tình tứ theo yêu cầu của khách là sinh viên trong khu cư xá gần đó thích tụ tập, hẹn hò hay gặp nhau tán gẫu vào buổi tối.

Lần đầu Nguyên hẹn với Ély ở quán Café Avina hôm ấy ngoài trời mưa rả rít một điều hiếm hoi ở vùng sa mạc Arizona, Ély đề nghị nghe bản “Thà như giọt mưa” của nhạc sĩ Phạm Duy:

“… Người từ trăm năm về qua sông rộng
Người từ trăm năm về qua sông rộng
Ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay
Chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập chùng

 

Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá
Thà như giọt mưa, khô trên tượng đá
Thà như mưa gió, đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không
Có còn hơn không, có còn hơn không …”

 

Bài hát qua tiếng hát trầm ấm thật truyền cảm của ca sĩ Vũ Khanh như rót vào lòng Ély và Nguyên những lời nhẹ nhàng len lỏi đến nơi sâu lắng trong tâm tư, những người khách không hiểu tiếng Việt nhưng vẫn chăm chú thưỡng thức một cách thích thú. Âm nhạc là một loại ngôn ngữ chia sẻ sự rung cảm của tâm hồn, tình yêu của con người với con người, con người với thiên nhiên mà ai cũng có thể cảm nhận được, dĩ nhiên phải là một bản nhạc hay.

Nguyên bắt đầu thấy Ély người phụ nữ có nhiều điều hấp dẫn để khám phá, thu hút sự quan tâm đặc biệt của anh. Cô không có phong cách yểu điệu thục nữ của văn hóa Á Đông, cô cũng không có cái nhiều tự nhiên như phần đông dân Hiệp Chũng Quốc Hoa Kỳ.

Khi có thời gian Ély và Nguyên thường hẹn nhau ở đây là địa điểm thuận tiện cho cả hai, Ély theo học ban MBA (Master of Business Administration) ở trường ASU West và Café Avina thì gần nhà Nguyên. Họ cũng thường hẹn nhau bàn bạc một vài chương trình văn hóa hoặc xã hội mà hai người có quan hệ trong công việc, Nguyên là thành viên của Hiệp hội người Mỹ gốc Á tại Arizona, còn Ély là Chủ tịch Liên hội Sinh viên gốc Á châu-Thái Bình Dương tại ASU West, mấy năm gần đây vùng này thường có thiên tai núi lửa phun trào hay giông bảo ở khu vực Asia – Pacific Islands cần tổ chức các buổi văn nghệ gây quỹ cứu trợ là Ély và Nguyên luôn làm việc khắn khít bên nhau.

Nhiều bạn bè nghĩ rằng hai người sẽ kết hôn sau khi Ély lấy xong bằng MBA vì thấy hai người luôn xuất hiện như một cặp đôi lý tưỡng. Trước đó lâu rồi cũng hơn 10 năm, sau khi tốt nghiệp ban Cữ nhân Ély cũng có quyết định lập gia đình tuy nhiên không rõ vì sao chính cô chủ động hủy kết hôn trước ngày dự định làm lễ cưới vài tuần rồi cô sống theo niềm đam mê của mình và tiếp tục học thêm. Nguyên lớn tuổi hơn Ély nhiều, đã ly dị cũng lâu rồi có một đứa con bắt đầu vào đại học đang ở với mẹ vừa quá tuổi người cha phải trợ cấp theo luật định.

Quen nhau đã lâu nhưng hai người gặp nhau nói chuyện thiên hạ đâu đâu, hôm ấy Nguyên bày tỏ sự thắc mắc của mình:

  • Ély, Nguyên thắc mắc sao Ély có tên là lạ không thông dụng trong tiếng Mỹ?

Ély chúm môi cười nhìn Nguyên, nheo mắt trả lời chế diễu:

  • Ở xứ Hiệp Chũng Quốc là nơi qui tụ tạp chũng mà anh hỏi câu này! Nó nguyên gốc là từ Élisabeth, tiếng Pháp, người ta gọi tắc là Ély đó.

Nguyên nói chửa thẹn cho sự kém hiểu biết của mình, cải lại:

  • Ély là người Việt, ba mẹ Việt, sao ở Mỹ mà Ély lấy tên tiếng Pháp?
  • Em cùng gia đình đến Pháp theo diện tị nạn, sau đó theo ba mẹ di dân sang Mỹ nên em có tên Pháp là vậy.
  • Ély có song tịch Pháp và Hoa Kỳ?
  • Dạ,
  • Trước khi vào ASU West Ély học ngành gì?
  • Ngôn ngữ học, em mê môn này muốn nói được nhiều thứ tiếng. Em đã tốt nghiệp Pháp ngữ điều này dễ dàng đối với em, học cao học Mỹ là tiếng Mỹ em không tệ lắm. Mấy năm trước em hơi ngông chút học thêm tiếng Brasil, em có qua Rio De Janneiro, thủ đô Brasil bên đó hết hai năm để lấy bằng tiếng Português nữa, nước Brasil dùng tiêng Bồ Đào Nha. Ở nhà ba mẹ bắt nói tiếng Việt từ nhỏ, ông bà nội còn bắt phải tập nói cho đúng giọng Việt mới được, khổ ghê!
  • Trước đây Ély chọn môn ngôn ngữ định đi dạy hay làm việc gì?
  • Thì anh thấy đó, chẳng làm được việc gì nên mới ghi danh học thêm định lấy bằng MBA coi có ai mướn không? Mà nãy giờ anh hỏi em nhiều rồi để em hỏi lại chứ nếu không người ta sẽ cười anh là người xử sự không công bằng đó!

Nguyên trìu mến nhìn Ély:

  • Ély muốn hỏi gì xin cứ tự nhiên, Je vais obéir! (Tôi xin vâng theo ý!)

Ánh mắt Ély long lanh âu yếm, nguýt Nguyên:

  • Còn bày đặt! Em thích đọc thơ văn anh viết mà anh học làm thơ, viết văn từ hồi nào vậy? Ở đâu vậy? Hở chú nhà thơ?

Nguyên nắm lấy bàn tay mềm mại, ấp áp của Ély:

  • Học từ sự rung cảm của trái tim, và từ khi Nguyên bắt đầu yêu. Từ người phụ nữ cho Nguyên cả một thế giới ấm áp, hạnh phúc khi bên cạnh nhau hay nghĩ đến nhau!

Ély cũng nắm bàn tay Nguyên đưa lên môi hôn nhẹ, cô nói nho nhỏ:

  • Je T’aime! (Em yêu anh!)

***

21blhuct2

HÌNH 02, Fogo De Chão, Brazillian Restaurant ở Scottsdale, Arizona

 

Nguyên hẹn Ély ăn tối ở Fogo De Chão Brazillian Restaurant, đường North Scottsdale Blvd để mừng cô vừa mới tốt nghiệp đã tìm được việc làm hợp khả năng, đúng sở thích với cô.

Các món thịt nướng đặc trưng của Brasillian qua các tay đầu bếp xuất sắc của Fogo De Chão nổi tiếng trên thế giới và chai Moet Chandon Champagne không làm buổi ăn tối hấp dẫn được hai người khi mà họ sắp sửa chia tay bởi cái hợp đồng 4 năm Ély đã ký làm việc tại cái hải đảo xa xôi Nouvelle Calédonie.

Tuần sau cô sẽ đi nhận việc tại văn phòng đại điện của một công ty khai thác khoáng sản của Mỹ hợp tác với Pháp ở thành phố cảng Nouméa còn gọi là Port-De-France thủ phủ của Nouvelle Calédonie, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở nơi biển khơi mênh mông giửa phía nam Thái Bình Dương.

Nguyên cứ bồn chồn muốn biết tại sao Ély không tìm việc ở trong nước Mỹ mà chọn công việc ở tận chân trời xa xôi. Cô là người rất thông minh, tinh tế hiểu được tâm trạng của Nguyên, Ély nói đùa vui vẻ:

  • Anh, em biết anh thắc mắc tại sao em lại đi làm xa xôi như thế nơi mà chẳng có ai là người thân. Anh quên rằng em có quốc tịch Pháp trở về làm việc trên lãnh thổ đất nước của mình không thích thú sao? Công ty còn có chi nhánh nhỏ ở Rio De Janneiro nữa, đâu uổng công em học tiếng Português phải không?
  • À, thì ra thế. Anh cứ đem cái hiểu biết sếu vườn của mình mà suy nghĩ về cánh hải âu!
  • Không đâu anh, mỗi người có một hoàn cảnh, cơ hội khác nhau. Em làm sao được như anh, mấy cộng đồng sắc dân như Philippine, Bangladesh, Thái Lan, … họ luôn ca ngợi anh, tôn anh là người đem đến nguồn cảm hứng cho họ trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng: “For your generous commitment of time, support and inspiration to the endeavours of the we community”!

Một thoáng trầm ngâm Ély nói tiếp bằng một giọng ví von nhưng cũng thật sự tha thiết:

  • Anh sang Nouvelle Calédonie với em đi, em nấu cơm cho anh ăn. Thiệt đó, em biết nấu cơm mà. Bộ anh tưởng bên đó không có gạo và nước mắm à? Đi đi, em sẽ nấu cơm suốt đời cho anh!

Đây là lần đầu tiên Nguyên thấy bóng dáng người phụ nữ dịu dàng đảm đang trong con người của Ély, một hạnh phúc đơn sơ mà anh mơ ước nhưng Nguyên mơ hồ về điều gì đó mà thực tế còn có sự ngăn cách. Nguyên nói đùa cho qua ý nghĩ không vui ấy:

  • Em nấu cơm theo kiểu Bougna ấy à? Chuối táo quạ, khoai môn, dừa khô, đủ thứ loại cá bắt được gói trong tấm lá chuối đem chôn dưới đất rồi nấu chính bằng cách lấy mấy cục đá đun nóng, sau đó đào lên ăn đó hả? Lạy trời đừng có thịt người trong món Bougna!

Ély cười tủm tỉm bởi vì lối hài hước của Nguyên:

  • Em nấu theo kiểu Việt những món mà anh thích, bộ anh nghĩ ở thành phố Nouméa không có người Việt à? Những người Việt đến đây từ thuở anh chưa chào đời, hiện nay có khoảng gần 300 cư dân gốc Việt ở đó. Mà sao anh biết người thổ dân Kanak ở Nouvelle Calédonie từng ăn thịt người? Chuyện tục lệ ăn thịt người từ hồi xa xưa. Năm 1849 thuỷ thủ đoàn trên tàu Cutter của Hoa Kỳ bị thị tộc Pouma giết và ăn thịt, khi người Pháp đến họ tiếp cận với nền văn minh rồi bây giờ tất cả dân trên đảo đều là công dân Pháp đó anh ạ.

Yên chí đi, em không nấu thịt người cho ăn hay bắt anh làm thịt đâu.

Anh có biết không, hải đảo Nouvelle Calédonia là một mãnh đất còn lại của thời Gonwada hàng mấy chục triệu năm trước, cách biệt giửa biển khơi nên còn nhiều hệ sinh thái như thảm thực vật hay động vật giử được đặc tính của thời cổ xưa, em nghĩ ở đó có nhiều điều để anh khám phá. Nó nằm giửa phía nam Thái Bình Dương, phi trường quốc tế Tontuta có đường bay trực tiếp đến Hoa Kỳ, có đủ các chuyến bay đến Nam Mỹ, châu Úc, Âu châu, Tokyo, Seoul hay để anh về Việt Nam dễ dàng. Ở Nouvelle Caledonie có các điều kiện tốt cho những ngày retired của anh đó mà.

Rồi Ély làm bộ nghiêm giọng ra vẻ như người của chính quyền:

  • À, mà tại sao anh biết nhiều về Nouvelle Calédonia vậy? Anh quen cô Tây nào ở đó? Nói! Thành thật khai báo để được khoan hồng?

Nguyên mãi chăm chú nghe đến khi Ély nói câu này Nguyên phải phì cười:

  • Đúng rồi, anh không phải chỉ quen mà yêu cô đầm Tây nữa …

Chưa kịp nói hết câu Ély tròn mắt ngắt lời:

  • Cô đầm Tây nào, hử?

Nguyên lấy tay vuốt nhẹ mủi Ély rồi ôn tồn nói:

  • Cô đầm Tây Ély này nè! Khi em quyết định đi Nouvelle Calédonia anh bắt đầu tìm hiểu về hải đảo này.

Tuy hai người trao đổi nhau nhiều như thế, Ély loáng thoáng hiểu được rằng Nguyên khó dứt khoát xa đứa con mà anh rất yêu thương, cô nguýt dài ánh mắt sắc như dao:

  • Anh chỉ giõi tán tỉnh, nịnh đầm thôi, đùa vui trên sự đau khổ của hàng tá phụ nữ vì yêu anh! Em hỏi thiệt có bao nhiêu cô gái vỡ tim chết dưới tay anh?

Như bị xúc động mạnh Ély đứng lên hơi lớn tiếng gắt:

  • You are a devil! (Anh là một tên ác quỷ!)

Nguyên hơi bất ngờ với thái độ của Ély, anh đứng lên theo và ghì chặc Ély vào lòng, lấy góc khăn chặm dòng nước mắt của cô. Hôn lên đôi mắt nếm vị mằn mặn ấy, mùi nước hoa Chanel Coco và mùi da thịt phụ nữ quen thuộc làm cho Nguyên một thoáng ngất ngây và cũng cảm thấy niềm xót xa dâng lên trong lòng anh!

Mấy thực khách bàn kế cận đều đổ dồn nhìn hai người, có cặp thanh niên bàn bên nhìn theo nãy giờ cười tủm tỉm, nheo mắt rồi đưa ngón tay cái lên ra dấu “Number One”!

***

 21blhuct3

HÌNH 03, Les Amoureux Qui Passent của nhạc sĩ Christophe - (Nhạc Pháp - Một thời để yêu)

Vắng Ély cả tháng nay Nguyên thấy nỗi buồn mênh man cứ ray rức mãi trong lòng, trong thời gian dài như thế anh chỉ nhận được duy nhất tin nhắn ngắn gọn của Ély:

 “Em đến bình yên, mọi việc đều diễn tiến tốt như em nghĩ!”

Nguyên cảm thấy trống vắng, hụt hẫng và nỗi buồn nhè nhẹ loang tõa trong tâm trí, anh thèm nói đúng hơn là nhớ ly café phin chi lạ nên lấy xe ra quán Avina, nơi mà Ély và anh thường hay đến đây họp bàn công việc, tâm sự hay chẳng cần nói câu chuyện gì quan trọng, chỉ cần ngồi bên nhau là thấy hạnh phúc lắm rồi!

Hôm nay tối thứ bảy mà quán hơi vắng có lẽ trời cứ mưa rả rít thế này nên các bạn sinh viên lười ra quán, nhưng Nguyên cần chi có đông khách anh chỉ cần khung trời kỷ niệm, cần giọt café phin …

Sáng nay Nguyên vừa xem qua bản tin tổng hợp quan trọng về tình hình biển Đông và Châu Á-Thái Bình Dương là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin rồi bà Tân phó tổng thống Kamala Harris đến Đông Nam Á, một loạt các chiến hạm của nhiều cường quốc tụ tập đến biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Mỹ rút quân khỏi Afghanistan nhường phần đất sát biên giới Tàu luôn bất ổn cho Trung Quốc để tập trung sức mạnh quân lực đáp ứng nhu cầu cho chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương, sự gay gắt trong chiến tranh thương mại, kỷ thuật, v.v… Nghĩ đến đây Nguyên chợt nhận ra vị trí rất quan trọng của Nouvelle Calédonia trên bàn cờ thế giới hiện nay. Không phải hải đảo này là căn cứ chiến lược của quân đội Mỹ hồi đệ nhị thế chiến? nơi đồn trú hơn 50 ngàn binh lính Mỹ và là nơi xuất phát hạm đội tham dự trận hải chiến ở biển Coral năm 1942 đẩy lui lực lượng hải quân Nhật ở nam Thái Bình Dương.

Mặc khác, Nouvelle Calédonia có nguồn khoáng sản quan trọng như Niken (chiếm 25% trử lượng trên thế giới), Féro-Niken, Coban, … và một số loại đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho nền công nghiệp trong tương lai như xe chạy điện, chất bán dẫn, vũ khí, không gian, … Năm 2010, kỷ nghệ khai khoáng ở đây suy giảm bây giờ công ty Mỹ nhảy vào hợp tác với công ty Pháp vực dậy ngành này.

Thì ra thế, họ tuyển dụng Ély là người rất thích hợp, cô có MBA, thông thạo tiếng Anh, Pháp và Brasil nơi có chi nhánh công ty bên Rio De Janneiro nữa. Dĩ nhiên, chắc chắn là Ély đã thương lượng với quyền lợi ưu đãi tối ưu khi nhận làm việc ở hải đảo này. Chúc mừng em, Ély!

Ly café vơi một phần đã nguội, Nguyên xin thêm đá làm café đá. Hơi lạnh từ từ thấm dần theo thực quản làm anh tỉnh táo hơn trở về với thực tại không suy nghĩ mông lung nữa.

Nguyên tự cho mình nghĩ đúng, Ély là người phụ nữ nhiều bí ẩn để khám phá như loài hoa Amborela từ thời cổ đại, loại cây đặc hữu của Nouvelle Calédonia. Cô còn là loài hải âu dang rộng đôi cánh: Hôm nào Paris, rồi New York, sang Rio De Janeiro, đến Phoenix, bây giờ vượt trùng dương đáp xuống Nouméa City! Người đàn ông nào có thể giử chặc Ély ấp yêu trong bụm tay dù bằng tất cả yêu thương, trìu mến?

Nếu biết rằng bản chất nó là con chim biển thì không nên giử nó trong lồng son chật hẹp, hãy đưa nó về nơi đại dương bao la ở đó mới đích thực là môi trường sinh sống của nó. Ngược lại thử hỏi có mấy người đàn ông đến được với người phụ nữ khá đặc biệt này?

Nguyên nhớ đến bài hát Les Amoureux Qui Passent của nhạc sĩ Christophe, anh hát nho nhỏ:

“… Les amoureux qui passent ne se retournent pas
Mais il reste la trace dans mon coeur de leurs pas
Les amoureux qui passent ne se retournent pas
Mais il reste la trace dans mon coeur de leurs pas” …

“… Những người yêu đi qua không ngoãnh lại

Nhưng có một dấu vết trong tim tôi về bước chân của họ

Những người yêu đi qua không ngoãnh lại

Nhưng có một dấu vết trong tim tôi về bước chân của người” …

Lê Hữu Uy

Phoenix, Arizona – August 21, 2021