"Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!" ** Trần Quốc Tuấn **

 

Người Bạn Cũ     

 

Huân đặt vé máy bay từ Cần Thơ đi Côn Đảo thay vì đi tàu cao tốc do dự báo thời tiết tuần tới có mưa giông. Trước đó anh định đi bằng đường biển để ngắm lại dòng sông Hậu từ Cần Thơ ra cửa Tranh Đề ngang qua cù lao Dung, nơi mà thời bao cấp anh đã từng nổi trôi đi làm mướn theo ghe chở cây bần từ đây về xưỡng đóng thùng cho trái cây xuất khẩu ở khu kỷ nghệ Trà Nóc. Cũng từ đó Huân theo ghe vượt muôn ngàn phong ba trên biển cả, nhờ ơn phước của Thượng đế may mắn đến được bến bờ. Anh muốn tìm lại những kỷ niệm ngày nào của quãng đời lên voi xuống chó, ba chìm bảy nổi sau ngày “đổi đời” khi đó không ai có thể nghĩ rằng anh có được như ngày hôm nay. Nhờ môi trường sinh sống khác, con người có nhiều cơ hội nên nước Mỹ được khắp nơi xem đây là Vùng Đất Hứa, trong đó có anh.

Phi trường dân dụng Cần Thơ có phi đạo dài tiếp nhận được loại A-320 Airbus, nhưng sân bay Cỏ Ống tại Côn Đảo đường băng ngắn chỉ có 1800 m nên hãng máy bay Bamboo Airways sử dụng máy bay phản lực nhỏ Embraer E-195 mua của Brazil, mới toang, nhỏ gọn chở được 124 hành khách như vậy cũng hợp lý so với lượng khách mỗi ngày. Bên Air Vietnam vẫn sử dụng các loại ATR-72 hoặc Fokker cánh quạt nay đã củ kỷ không bằng. Vào cuối tuần thường đông người đi ra đảo, nhưng hiện tại đang dịch bệnh mặc dù đã giảm nhiều, hành khách nội địa cũng như du khách đến từ nước ngoài lưa thưa, trong khoang máy bay còn nhiều ghế trống.

Côn Đảo là điểm hẹn của ba người bạn thân, cùng sở thích như biển, phong cảnh thiên nhiên, điểm nhấn ở Côn Đảo là có nhiều chổ còn nguyên sơ nơi họ đều muốn đến tham quan.

Huân là người yêu thích tập tành viết lách bấy lâu nay, quen nhau với cô Thanh Trúc mặc dù lớn tuổi hơn nhiều xem như một người huynh trưỡng từ khi cô còn là sinh viên ngành Quản trị tại trường ASU, hiện điều hành Văn phòng Real Estate khá thành đạt. Cô Thạch Thảo là bạn củ thời trung học của Thanh Trúc, cô tốt nghiệp ngành Sư phạm đại học Cần Thơ, có lần cô sang tu nghiệp ở trường ASU hết 2 năm từ gần 20 năm trước, đó cũng là cơ hội để quen biết với Huân, sau đó trở về nước lấy chồng ra Hà Nội. Dịp này mấy người bạn hẹn gặp nhau sau hàng chục năm ở hòn đảo xinh đẹp gần cửa sông Cữu Long, nơi người ta ví hòn đảo như “Cữu Long tranh châu” trái châu trước miệng của chín con rồng.

Côn Đảo là địa điểm thu hút sự chú ý của khách du lịch quốc tế, mặc dù còn kém hơn Phuket (Thái Lan) hay Bali (Indonesia). Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập, Quỹ Quốc Tế Bảo vệ Thiên nhiên World Wide Fund for Nature (WWF) công nhận là Ramsar thứ 2203 của thế giới. “Ramsar là khu rừng ngập được bảo tồn hệ sinh thái và một số loài động vật quí hiếm cần được bảo vệ”. (The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat). Là một quần đảo chung quanh gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, Côn Sơn là đảo chính. Khi xưa người Malaysia gọi đảo Côn Sơn là Poulo Kundor, đến thời Pháp thuộc trên bản đồ ghi là Condor Islands, người Việt gọi là đảo Côn Nôn. Hiện nay theo hành chánh ở đây không còn là thị trấn, vừa được nâng cấp lên thành phố Côn Đảo, huyện đảo Côn Sơn, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

22alhunbc1

HNH 01, Khung viên Côn Đảo Resort - Ảnh Côn Đảo Resort web.

Huân ra Côn Đảo trước vào chiều thứ sáu, sáng hôm sau thứ bảy Thanh Trúc đi chuyến bay sớm từ TP. HCM, cô cũng từ Mỹ hẹn về cùng thời gian với Huân, còn Thạch Thảo đi chuyến bay từ Hà Nội sau đó, hai cô đều có xe của khách sạn đón từ phi trường. Ở đây khi chưa có dịch bệnh thường xuyên có Du thuyền quốc tế (Cruise) ghé bến cảng vịnh Côn Sơn, có nhiều chuyến bay kết nối tuyến du lịch đến từ Hà Nội, Quãng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, và Cần Thơ.

Thanh Trúc đặt sẵn phòng tại Côn Đảo Resort ở số 08 đường Nguyễn Đức Thuận, nhìn ra biển thoáng mát khang trang. Huân chờ một lát thì xe đưa đón của khách sạn về đến, hai cô đi du lịch biển mà như đi dạ hội nổi bật trong số du khách có lẽ muốn tạo ấn tượng đẹp khi gặp nhau sau hàng chục năm. Chờ hai cô thu xếp hành lý xong kéo nhau đi vô trung tâm thành phố ăn điễm tâm, Huân có thuê xe của khách sạn trong thời gian lưu lại trên đảo.

 

Đã trễ giờ ăn sáng của khách sạn, cậu tài xế tên Tâm giới thiệu quán hủ tiếu Nam Vang Nhật Kiều trên đường Võ Thị Sáu. Thấy anh này mặt mày sáng sũa, dễ thương nên Huân hỏi:

  • Cậu Tâm ăn sáng chưa vào ăn với chúng tôi?
  • Dạ em đã ăn xong, đừng lo việc ăn uống cho em, các anh chị cứ tự nhiên.

Đi du lịch biển thì ăn hải sản, nhưng khi đem tô hủ tiếu ra chỉ có càng cua, tôm, cá, mực, bạch tuộc, trứng cúc - tượng trưng cho trứng nhạn vì loại trứng này bị cấm khai thác - nhưng không thấy sá sùng là một loại đặc sản ở đây nên Huân hỏi cô tiếp viên:

  • Cô ơi, nghe nói ở Côn Đảo có sá sùng cũng là loại hải sản nhưng hình như ở đây không có?
  • Thưa anh, sá sùng thường thì người ta nấu canh, chiên tươi hay xào với mướp ăn cơm ạ. Quán Nhật Kiều hủ tiếu Nam Vang thì là đúng hương vị Campuchia nhưng nhiều quan khách nói có hơi hướm của hủ tiếu Sóc Trăng.

Huân vui vẽ đùa:

  • Chắc nêm bằng mắm bò-hốc ít quá phải không cô?

Cô tiếp viên tủm tĩm cười, có cái răng khễnh cũng xinh xinh:

  • Dạ, không ạ, chỉ có nước mắm nhum là đặc sản Côn Đảo thôi, chúc các anh chị hài lòng với buổi điểm tâm, có cần chi thêm hãy gọi em nha.
  • Cảm ơn cô.

Huân tế nhị, kín đáo thăm hỏi Thạch Thảo sau nhiều năm xa cách:

  • Thạch Thảo ra Hà Nội lâu rồi nhưng còn nhớ hương vị của món ăn Nam Bộ không? Thấy hủ tiếu Nam Vang mà nấu tại Côn Đảo thế nào?

Thạch Thảo nheo mắt, hiểu ý của Huân muốn nhắc về kỷ niệm của hai người:

  • Em vẫn nhớ chứ, có bao giờ quên hương vị của món ăn ngày củ, dù ra Bắc có nhiều cái xa lạ thật nhưng dần quen đi để tìm vui trong cuộc sống. Còn “Chú nhà thơ”?

Thanh Trúc chưa hiểu ý hai người, thắc mắc:

  • Sao mầy gọi chú Huân bằng “Chú nhà thơ” vậy, tao không hiểu? - Hai cô là bạn thân với nhau từ nhỏ vẫn còn giử cách nói chuyện, xưng hô như xưa.

Thạch Thảo mĩm cười im lặng, Huân đỡ lời:

  • Hồi mới quen Thạch Thảo khi tu nghiệp ở trường ASU đó, chú Huân có làm bài thơ ngắn tặng Thạch Thảo: “Cần Thơ ơi, một thời ta tuổi mộng – Hình bóng nào in dấu một trời mơ – Gió mát ven sông hàng dừa lã lướt - Nửa vầng trăng bàng bạc lối xa xăm!” nên Thạch Thảo gọi riêng nickname là “Chú nhà thơ” từ đó.
  • À, thế à! Thanh Trúc có lần đọc qua bài thơ này, bây giờ mới biết nguồn cơn xuất xứ từ đâu. Oh! mối tình diễm lệ, thiết tha ghê ha!
  • Hê, mầy đừng có trêu tao, cái thân mầy kìa không lo!

Huân muốn đổi đề tài, hỏi Thạch Thảo:

  • Ở ngoài Bắc nổi tiếng có món bánh cuốn Tây Hồ, bún chả Hà Nội, Thạch Thảo thấy cách nấu có gì khác biệt khi nấu ở trong nam không?
  • Em thấy cách nấu nó cũng giống nhau chỉ khác chút là tùy theo khẩu vị thực khách của từng quán hay vùng miền. Đặc biệt là bánh cuốn hay bún chả nước chấm phải có tí tinh dầu cà cuống đặc trưng.
  • Hồi năm 2016, tổng thống Mỹ Barack Obama khi sang thăm viếng Việt Nam cùng với nhà đầu bếp Anthony Bourdain danh tiếng trong chương trình giới thiệu ẫm thực thế giới của đài CNN, đến Hà Nội ăn bún chả quán Liên Hương làm quán càng trở nên nổi tiếng và luôn đông khách. Sau đó Bà chủ lấy nguyên bộ đồ dùng cả võ chai bia bửa ăn đó đem lộng kiến luôn!
  • Có lần Thanh Trúc đi ăn món bánh cuốn tại một thành phố lớn ở Mỹ được giới thiệu là bánh cuốn Tây Hồ, nhưng nước chấm hình như thiếu hương vị cà cuống nên mất đi cái độc đáo của món bánh cuốn Tây Hồ truyền thống, không biết có phải hôm ấy là do nhà hàng đột xuất thiếu cung cấp thứ gia vị “linh hồn” của món bánh cuốn Tây Hồ hay không?

Thạch Thảo ví von:

  • Vâng ạ, nói là món bánh cuốn Tây Hồ mà thiếu mùi vị tinh dầu cà cuống thì ăn nó vô duyên như cô gái mặc chiếc áo dài bị cắt mất vạt sau!

Mọi người cùng cười với cách so sách tượng hình hết sức hài hước! Ăn sáng xong Huân nêu ý kiến chọn lựa vài địa điểm tham quan chủ yếu tại Côn Đảo, nhưng Thanh Trúc lắc đầu:

  • Chú Huân làm việc gì cũng ngăn nắp, kỷ lưỡng từng chi tiết nhưng đôi khi thấy hơi gò bó nên Thanh Trúc đề nghị tùy hứng thoải mái hơn, coi chừng “sắp trước bước không tới”. Kỳ này đặc biệt dành quyền làm “chủ xị” cho Thạch Thảo, không phải chúng ta hẹn nhau vì muốn gặp lại bạn củ, gặp lại cố nhân sao?
  • Hừ! Cái con nhỏ lắm chuyện này! - Thạch Thảo nói. Lúc nãy tao thấy cậu tài xế nói chuyện với du khách nước ngoài giới thiệu về Côn Đảo coi bộ rành lắm, thôi để nhờ cậu ấy làm hướng dẫn viên là hay nhất.
  • Good idea.

Hội ý với cậu Tâm tài xế, Huân cho biết ý định của nhóm là đi tham quan và chụp hình các di tích và thắng cảnh, ẫm thực đặc sản Côn Đảo, khám phá khu rừng ngập mặn, còn đi dã ngoại khu rừng nguyên sinh Ông Đụng thì không thể vì Huân đi bộ không còn giõi được như hồi trước. Cậu Tâm nêu ý kiến:

  • Em đề nghị thế này, sáng mốt các anh chị về rồi chỉ còn 1 ngày rưởi không đủ thời gian đi đầy đủ khắp nơi. Như vậy buổi chiều hôm nay mình có thể thăm viếng các nơi theo cung đường vòng quanh vịnh Côn Sơn như bến cảng, bãi An Hải, Trung tâm Cải huấn, Vân Sơn Tự, mũi Cá Mập và bãi Nhát, rồi qua tới phía bên kia là cầu cảng Bến Đầm ở đó cũng đẹp lắm. Nó gần gần với nhau, đi lướt qua thôi nhưng bao nhiêu đó cũng hết buổi chiều. Ngày mai đi tham quan các hòn và bãi biển còn nguyên sơ. Không biết như vậy được không?

Trước khi đi Huân đã xem qua trên Google thấy hợp lý, nhưng cũng thăm dò ý kiến 2 cô trong nhóm:

  • Các cô thấy thế nào?
  • Tụi em đâu có biết gì đâu, tùy anh - Thạch Thảo trả lời.

Con đường quanh vịnh Côn Đảo khá đẹp một bên là biển xanh biên biếc với bờ kè sạch sẽ, một bên có hàng cây bàng cổ thụ mát mẽ vi vu cành lá, từng cơn gió nhẹ sóng lăn tăn rì rào vỗ bờ. Lối ra phi trường Cỏ Ống dọc theo bờ biển cũng có bờ kè khang trang nhưng không đủ thời gian để đi. Các bãi biển ở Côn Đảo đều đầy cát vàng phẳng lặng rất sạch, nước trong xanh một màu ngọc bích như bãi tắm An Hải, bãi Đầm Trầu, và ở bãi Nhát có các ghềnh đá đa sắc màu nhìn về mủi Cá Mập đẹp hút hồn vừa đủ làm say mê các bạn thích chơi ảnh, chụp hình kỹ niệm. Các bãi nguyên sơ nằm xa phía bờ tây phải đi theo đường mòn bằng xe gắn máy hoặc bằng tàu hay ca-no.

Cả bọn ghé viếng chùa Núi Một là ngôi chùa đẹp nhất tại hòn đảo, đến tham quan một thắng cảnh và chụp hình kỷ niệm.

Khi ngang qua di tích Trung tâm Cải huấn Côn Sơn cậu tài xế chậm xe lại hỏi có muốn vào xem không? Huân đáp:

  • Em dừng lại để chụp vài tấm hình trước cổng thôi, không vào làm gì, biết rồi!
  • Dạ em hiểu, thường Việt Kiều về đều không thích tham quan chổ này.
    22alhunbc2

HINH 02, Cánh Bườm Sea Food Restaurant - Ảnh, Cánh Bườm Restaurant Web.

Thấy Thạch Thảo có vẽ hơi mệt Thanh Trúc nhắc nhỡ:

  • Bây giờ chắc cô nàng Thạch Thảo mệt rồi hôm nay mất giấc trưa, đã xế chiều thôi mình về tìm quán ăn gì cậu Tâm nói hôm qua chị quên mất?
  • Dạ, Cánh Bườm Restaurant ở đường Nguyễn Đức Thuận, trên con đường này có chuỗi nhà hàng, quán nào cũng ngon nhưng nhà hàng Cánh Bườm rộng rãi thoáng mát trông lịch sự lắm.
  • Mình về khách sạn trước đi Thanh Trúc, rữa mặt mày cho tươi tỉnh rồi hãy đi ăn tối.

Thanh Trúc muốn đãi Huân và Thạch Thảo, cô cũng muốn thử qua vài món hải sản đặc sản địa phương so với các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á xem có gì đặc biệt hơn với những nơi cô từng đi qua, Phuket, Bali, Singapore, ...

Hai cô kéo nhau đi đến hồ nuôi chọn hải sản:

  • Đi Thạch Thảo, tới mấy cái hồ xem có con gì ăn ngon không.
  • Còn …! Thạch Thảo quay lại định hỏi Huân.
  • Còn cái gì? Ổng dễ nuôi lắm, ở bễnh ổng vô làng Indian ăn bánh bột bắp nướng chấm với một thứ sền sệt làm bằng cành xương rồng tán bột món ăn của người da đỏ. Qua Phnom Penh ăn cả dĩa côn trùng rang giòn, thêm nguyên một tô bún mắm bò-hốc luôn!
  • Hi hi hi!

Các hải sản còn tươi sống trong hồ. Wow, tôm hùm đỏ, ốc tai tượng, ốc vú nàng, mực nướng, nhím biển và gỏi cá nhám. Nhà hàng giới thiệu dùng thử rượu sâm đất là đặc sản Côn Đảo, rượu này có nồng độ cồn hơi cao nên các cô chọn Champagne Pinot Nior, nhà hàng cho biết đã hết loại này nên Thanh Trúc đề nghị thay bằng Moét cũng của Pháp. 

22alhunbc3

HINH 03, Quán Café Côn Đảo - Ảnh Internet

Buổi tối cùng nhau đi uống Café ở quán Côn Đảo, quán là ngôi nhà cổ kiến trúc theo kiểu thời Pháp thuộc, dọc theo bờ biển trên đường Tôn Đức Thắng. Các bàn đặt trong sân dưới tàng của đám cây bàng cổ thụ. Mặt biển lấp lánh ánh trăng non, gió nhẹ rì rào, thư thả … thật thú vị bên ly Café phin mà bọn này ưa thích từ hồi còn là sinh viên. Thạch Thảo và Thanh Trúc huyên thuyên nhắc về những ngày đầy hoa mộng của một thời đam mê bắt bướm hái hoa.

  • Ê, Thạch Thảo, mầy thích bài hát Mùa Thu Chết của Phạm Duy phóng tác theo ý bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire không?
  • Bài hát và bài thơ đó hay lắm chứ, nhưng tao không thích bởi nó mà tao bị hiểu lầm ý nghĩa của tên tao. Người ta cho loài hoa thạch thảo là như cuộc tình của cô Ami và cậu Edible, cuộc tình đẹp như thơ mà, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng loài hoa thạch thảo họ cúc, nó có nhiều chi, nhiều màu khác nhau. Mầy thấy tao hồi xưa thích gắn cái hoa là thạch thảo trắng trên mái tóc chứ. Trong câu chuyện tình của Ami và Edible là hoa thạch thảo màu tím nhẹ loại này không có ở Á châu, người ta đồng hóa một cách miễn cưỡng.

Huân cũng biết chút ít về câu chuyên hoa thạch thảo nên góp lời:

  • Đúng như Thạch Thảo nói đó, loài hoa này có tới 4 màu: Tím, hồng, xanh nhạt và trắng, mỗi màu tượng trưng cho một ý nghĩa. Màu hồng tượng trưng cho may mắn, màu xanh nhạt tượng trưng cho sự cô đơn, màu tím tượng trưng cho sự hâm mộ, thán phục như sự chung thủy trong chuyện tình của Ami và Edible. Còn màu trắng tượng trưng cho trong sáng, mong chờ, trọn vẹn trong tình yêu, nó còn biểu tượng cho sự khiêm nhường nữa.
  • Em thích thạch thảo trắng là vậy đó. Tùy theo dân tộc, mỗi nơi họ quan niệm không giống nhau. Ở Anh và Đức họ cho là loài hoa phép màu và sức mạnh. Ở Pháp biểu tượng cho sự tôn vinh, tiếc thương. Ở Mỹ thì họ xem việc tặng hoa thạch thảo dù màu trắng hay tím là lời chúc tình yêu và hạnh phúc.

Trở về khách sạn Huân lên phòng mình ở tầng trên cùng, vì phòng chiếc nên không ở cùng tầng có phòng đôi với Thanh Trúc và Thạch Thảo. Đã khuya rồi, từ trên cao nhìn xuống khu nhà mát trong khu resort Huân thấy hai cô còn ra đó trò chuyện, hai chị em nhiều năm gặp lại dĩ nhiên phải có bao nhiêu điều để tâm tình cho thỏa thích.

                            

Sáng sớm hôm sau, cậu tài xế túc trực sẵn ở phòng ăn. Cả bốn người ăn điểm tâm tại phòng ăn của khách sạn, sau đó đi ra biển. Xuống ca-no, cậu Tâm giới thiệu cậu tài công với mọi người.

  • Dạ, em chào các anh chị em tên Hùng, anh Tâm có nói ý định đi tham quan trên biển của anh chị cho em biết. Em đề nghị thế này, mình ra hòn Bảy Cạnh trước ở đó có hải đăng, khu rừng ngập mặn nguyên sinh và mấy bải cát trắng mịn đẹp lắm. Nếu đến vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 đó là mùa của rùa biển lên đẻ trứng. Sau đó trên đường trở qua hòn Bà mình ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Côn Sơn, phía xa là đỉnh núi Thánh Giá. Đến hòn Bà nơi đây có di tích miếu bà Phi Yến. Sáng nay em có xem dự báo thời tiết thì từ trưa có gió và mưa nhẹ em sợ đi chơi biển kém vui mình nên trở vào bờ tốt hơn.
  • Thời tiết bây giờ thay đổi kỳ lạ, mấy năm trước vào tháng này biển yên lặng, trời trong đẹp lắm. Cậu Tâm tiếp lời.

 22alhunbc4

HINH 04, Con bề bề, một đặc sản của Côn Đảo - Ảnh Internet

Trở vào bờ cũng đã trưa, Huân đề nghị đi ăn các loại hải sản đặc sản bình dân hơn, ít thấy trong menu tại nhà hàng cao cấp. Đến quán Thu Ba ở bên đường Võ Thị Sáu, tuy quán nhỏ nhưng sạch sẽ ấm cúng.

  • Các cô xem menu chọn món gì đi?
  • No, chú Huân đãi gì thì mình ăn nấy đâu dám cãi phải không Thạch Thảo?
  • Hổng biết à, tao thấy hồi đó khi làm việc chung mầy cải tay đôi với chú kia mà!
  • Hừ, hừ! Đừng cải nữa, chọn các món này hai cô coi có OK không? Cá mú đỏ hấp, cua mặt trăng luộc, con bề bề ướp muối rang giòn, sá sùng chiên tươi chấm nước mắm nhum, lẫu cá nhám. Vùng biển Côn Đảo có nhiều cá nhám người sành điệu họ nói cá nhám ở đây thịt thơm béo ngon hơn nơi khác, hôm qua mình có ăn gỏi cá nhám ở quán Cánh Bườm thấy cũng khá phải không?

Thạch Thảo tròn mắt nhìn những loại hải sản mới lạ nhất là con bề bề lần đầu cô biết đến, Thanh Trúc thì lúc nào cũng vui đùa:

  • Woa, toàn là sơn hào hải vị, thức ăn ưa thích của hàng đại gia không đây!

Gọi là thành phố Côn Đảo nghe cho oai nhưng Thanh Trúc và Huân cảm thấy nhỏ xíu, có lẽ quen sống ở Mỹ nhất là tại Phoenix, Arizona là vùng sa mạc rộng nên có nhiều đường phố thênh thang. Ngành nuôi trai lấy ngọc ở Côn Đảo gần đây trên đà phát đạt tuy không bằng ở Phú Quốc nhưng cũng là điểm đến ưa thích của quý cô, quý bà. Huân nghe hai cô bàn nhau về giá trị hạt trai đen hay màu nâu tím gì đó nên Huân không theo vào cửa hàng hạt trai mà tản bộ một khoảng để đến cửa hàng

buôn bán về đồ nội thất và đồ kỷ niệm khảm xa cừ, ở đó sắc màu óng ánh của vỏ trai của Côn Sơn được xếp vào hàng hảo hạng. Huân muốn tìm hiểu về nghệ thuật của nghề này ở Côn Đảo so với miền Trung hay Bắc, hoặc đồ khảm xa cừ làm tại China hay Taiwan.

22alhunbc5

HINH 05, Bải Nhát - Ảnh Google

                                                                                               

Sau hai ngày dong ruỗi trên đảo tuy không thể đi đầy đủ các nơi như dã ngoại ngang qua khu rừng nguyên sinh Ông Đụng, nơi có thảm thực vật và muôn thú vô cùng phong phú, hay đến các hòn để tham gia môn lặn biển ngắm san hô nhưng Huân cũng đã cảm thấy có chút mệt mõi. Chiều xuống anh ra nhà mát trong khu Resort nằm nghĩ ngơi với ly café phin nhìn ra biển thả hồn về khoảng trời xa, nơi mà ở đó có những kỷ niệm Huân cho là đẹp, mà nó vấn vươn mãi trong lòng anh.

Thanh Trúc và Thạch Thảo đi dạo vòng quanh hồ bơi nhìn thấy Huân ra đây từ lúc nào hai cô cùng trở qua đến bàn với Huân.

  • Ha, chú này xuống đây thoãi mái ngắm hoàn hôn trên biển một mình mà không thèm rủ ai hết, thiệt ích kỷ hết sức phải không Thạch Thảo?
  • Hà hà! Rõ ràng Thanh Trúc vu oan cho chú Huân phải không? Làn gió mát mang chút vị mặn, ánh mặt trời hoàn hôn, bãng lãng vầng mây chiều, những nét tuyệt vời trên biển đó đều là tài sản chung của mọi người mà. Thôi, mời hai cô cùng ngồi đây, muốn tố khổ chú Huân này thế nào cũng được, lâu lắm rồi mới có dịp và cũng không biết khi nào chúng ta mới có cơ hội gặp lại nhau chung vui như thế này!

Khi đi chơi thì trò chuyện rôm rả nhưng ngồi lại bên nhau trong không khí thân thiết như thế này lại thấy trầm lặng quá hình như có chút khó nói không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào. Thanh Trúc gợi chuyện để phá tan bầu không khí ngột ngạt khi mà cố nhân hội ngộ nhau.

  • Tao nhớ hồi trước mầy với chú Huân gặp nhau thì nói chuyện cả buổi không dứt, sao bây giờ im lặng vậy? Có gì mà ngại ngùng, không tình yêu thì cũng còn tình bạn.
  • Ừ, tao cũng nghĩ vậy, gần hai mươi năm rồi đã trở thành dĩ vãng. Bây giờ mỗi người theo một lối rẽ đều có hoàn cảnh và một nếp sống riêng. Chú Huân sắp sửa có suôi gia, mầy, tao đều có con cái sắp lên đại học. Gìa hết rồi, nói chuyện yêu đương cái gì nữa? họa chăng còn cái kỷ niệm để nhắc nhở thôi.
  • Tao hỏi thiệt mầy, hồi đó khi chia tay chú Huân mầy buồn lắm không?

Thạch Thảo có chút suy tư, thành thật:

  • Ừ, khi đó thì … tao thương chú Huân lắm, chân ướt chân ráo bơ vơ nơi đất nước xa lạ, chú là điểm tựa bình an và cho tao một niềm tin, thêm sự kính phục nữa. Nếu nói về tình yêu như thường tình thì tình yêu đó mới hơn phân nửa trong trái tim, bởi vì khi đó trong thâm tâm tao thấy chú là người đàn ông tốt có thể để mình gởi gắm cuộc đời, nhưng bên cạnh đó tao cũng muốn nhờ vào cuộc hôn nhân này để ở lại Mỹ.

Thanh Trúc quay sang nhìn Huân thắc mắc:

  • Thạch Thảo là người tốt, đâu phải ai cũng có cơ hội để đến với người phụ nữ như vậy sao chú Huân không chịu tái hôn với nó?

Huân đâm chiêu nhìn ra biển khơi, mấy con chim nhạn uể oải bay về ghềnh đá ngoài hòn là nơi có tổ ấm quen thuộc của nó, trầm ngâm trả lời:

  • Năm đó chú vừa bảo lãnh mấy đứa nhỏ sang cần tập trung lo cho chúng, bao nhiêu năm thiếu tình thương của cha, chú muốn dồn hết tâm trí tình cảm cho con còn tâm tình nào mà nghĩ đến việc tái hôn.

Thạch Thảo cũng chẳng vừa, trêu chọc và chế diễu lại Thanh Trúc:

  • Tao đã trãi lòng tâm sự rồi, còn tình cảm của mầy với chú Huân thì sao? Hừm, một điều là người thầy hướng dẫn, một điều là huynh trưỡng dìu dắt, nhưng tao chắc chắn hồi đó mầy cũng chỉ “đặc biệt ngưỡng mộ” thôi mà, sơ sơ thôi đâu có gì đâu, hứ! Sao không lo chuyện của mầy mà cứ đi lo soi mói chuyện người ta? Hử?
  • Ừm, hồi đó tình cảm đối với chú Huân tao nghĩ đó là tình yêu, nhưng mà hình như không phải, nó kỳ lắm! Vắng chú thì nhớ, gặp thì không biết nói gì. Tao cảm nhận được chú có cái bao dung của một người cha, chu đáo đùm bọc của một người anh, làm việc chung thì là người parner giúp đỡ chân thành yên tâm nhất, còn là người bạn luôn luôn bên cạnh an ủi khuyến khích nữa! Bây giờ già rồi suy nghĩ chính chắn hơn, tao cho đó là tình bạn tri kỷ tuyệt vời.
  • Tình yêu à! Thạch Thảo xa xăm như nói với chính mình. Có những cuộc tình đắm say, thề non hẹn biển nhưng không bao lâu quay quắt thay lòng 180 độ, hận nhau, không thèm nhìn mặt nhau, tình cảm như thế mà làm gì? Thà được như bây giờ ba chúng ta có một thứ tình cảm lưu lại trong nhau như thế này mới đáng quý.

Huân hiểu lờ mờ về cuộc sống gia đình hiện nay của Thạch Thảo, an ủi:

  • Có một thứ tình cảm cao quý vượt lên trên hết. Không phải chúng ta đang có, không phải chúng ta đang trãi nghiệm cái hạnh phúc đó hay sao? - Tình bạn! Phải không hai người bạn củ?!

Hai cô trở về phòng để thu xếp hành lý cho chuyến bay sớm sáng mai trở vào đất liền, Huân thì gọn gàn hơn nên anh lại tiếp tục bước đi dọc dài theo bải cát. Ngoài xa khơi biển đêm một màu đen thâm thẩm, mặt biển có những đợt sóng tung bọt trắng xô đuổi nhau. Huân thầm nghĩ trong cái bóng đêm dày đặc ấy và bên dưới lòng sâu của biển ở đó có vẻ như là âm thầm nhưng ai biết được tất cả những gì sôi sục trong đó?!

Huân chợt nhớ đến mấy câu thơ của Diep Hoang qua Facebook, đồng cảm với tâm sự anh lúc này:

“… Em gần hay xa lạ

không cùng nhau đời này

luân hồi bao kiếp nữa

trắng nửa trời mây bay!”

Lê Hữu Uy

Arizona, Jan 2022.