"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta"

** Triệu Thị Trinh **

 

Biloxi, Vùng Kỷ Niệm

TRỞ VỀ BILOXI

BVKN H1 LHU

Bải biển Biloxi – Row Casino Resort khúc đường Keller (Ảnh Row Casino Resort)

Cái điện thoại nhấp nhánh sáng và rung lên, Huy Phương set như thế để ngũ, khuya quá rồi, 1 giờ hơn! Giờ này gọi phone một là ai đó có chuyện khẩn cấp hoặc cô bé Ý Yên chứ không ai. Đúng như vậy:

- Anh Huy Phương, tuần lễ cuối tháng ba này anh sắp xếp chuyến đi tác nghiệp ở Biloxi, Mississippi với em đó – cô nói như ra lệnh - chị Chủ nhiệm đồng ý đề nghị của em để thực hiện bài phóng sự về nghề cá và sự thay đổi ngày nay của người Việt ở Biloxi.

Huy Phương hơi bực mình với cách làm việc của cô bé này, nhưng từ lâu anh dành nhiều sự quý mến cho cô nên anh cũng dễ dãi:

- Sao em không bàn với anh trước?

- Từ hôm đi Việt Nam về mấy tháng nay anh rảnh rỗi chẳng làm gì hết, lại viết ba cái bài thời sự, quốc phòng, Nga – Ukraine quýnh nhau khô khan, chán ngắt… đổi đề tài đi.

Rồi cô đưa ra các lý lẽ để thuyết phục:

- Không phải Biloxi là nơi đón nhận anh trong những ngày đầu đến Mỹ, chắc chắn ở đó có nhiều kỷ niệm còn lưu giử trong anh? Biloxi ngày nay không phải một town làng chài như hồi mấy mươi năm trước đâu, bây giờ là một điểm du lịch ưu thích của mấy ai … ở xứ khô cằn sỏi đá nóng như điên, có cây xương rồng với cát, như anh đó. Anh không thích gió biển sao? Đi đi, em bảo đãm với anh có nhiều điều để cho mình cảm giác thích thú, thoãi mái đấy!

Huy Phương chịu thua sự lém lĩnh của Ý Yên, anh hiểu trong thâm ý của cô:

- Thôi đi cô, đừng có khuyến dụ. Bài viết cho báo là trách nhiệm của cô đâu có liên quan gì tới “tui”.

- Ờ, thật thì em cũng muốn có thêm ý kiến của anh, tuổi đời từng trãi qua những bước thăng trầm trong cuộc sống anh sẽ có cái nhìn sâu sắc và sự tinh tế trong vấn đề nó giúp bài viết của em hay hơn.

- Khai thiệt ra như thế thì được, nếu không khi nhận lời anh sẽ có mặc cảm bị em dụ dỗ.

- Hả, ai dám dụ dỗ anh? Mời anh một kỳ nghĩ, miễn phí, có người đi theo chăm sóc chu đáo nữa, như thế không phải anh có số của một vị Hoàng Tử sao?

Ý Yên đặt vé máy bay và khách sạn sẳn cho chuyến đi ba ngày. Từ Phoenix đến Biloxi không có chuyến bay thẳng, hảng SouthWest Airline đi từ Phoenix đến New Orleans sau đó đi tiếp bằng chuyến Air Craft để đến phi trường Gulfport, thành phố kế cận Biloxi.

Khi ổn định trên máy bay Ý Yên nhắm mắt lim dim, sau một đêm dài thiếu ngũ mệt mõi để chuẩn bị tư liệu và chương trình cho chuyến đi, nhưng có lẽ đúng hơn là nỗi trăn trở trong lòng khi cô trở về thăm lại chốn xưa của những ngày đầu đến tị nạn tại Hoa Kỳ ở đó lại là nơi có những kỷ niệm xót xa buồn!

Ý Yên theo cha đến định cư tại Mỹ theo diện HO, sau gần 10 năm lao tù ở miền Bắc. Ông chỉ là hoa tiêu trực thăng cấp bậc Trung Úy thôi nhưng lại lái trực thăng cho sở Kỷ Thuật, bộ Tổng tham mưu – Lực lượng Lôi Hổ - nên lãnh thời gian lao tù khá dài. Trước năm 75 ông được đào tạo phi công tại căn cứ Kiesler Air Force Base (Mississipi), tại đây huấn luyện nhiều sĩ quan lái trực thăng cho Không quân Miền Nam. Khi đó có gia đình người Mỹ bảo trợ trong thời gian ông thụ huấn, nay lại bảo trợ gia đình ông khi đi tị nạn, âu cũng là cái duyên để trở lại Biloxi. Sau khi ra tù ông kết hôn với mẹ Ý Yên vì vậy mới có cảnh cha già con mọn, điều không may thêm nữa là mẹ cô mất sớm ở khu kinh tế mới rừng thiêng nước độc Xuân Lộc (Bà Rịa – Vũng Tàu). Cô còn bé côi cút theo cha chia sẻ vui buồn bên nhau và tiếp theo trên cả đoạn đường lưu lạc, tha hương. Hình như nỗi bất hạnh cứ bám riết theo Ý Yên, cha cô gặp tai nạn mất trong cơn bảo Katrina khủng khiếp năm 2005 tàn phá Mississippi, Lousiana, …Mộ ông được đặt trong nghĩa trang Biloxi cùng với một số nạn nhân Katrina an nghĩ ngàn thu tại đây.

Chính phủ Liên bang có chương trình trợ giúp nạn nhân Katrina, Ý Yên di chuyển về Phoenix, cô đang theo học tại Jefferson Davis University (Mississipi) nên trường Arizona State University nhận và cấp học bỗng đồng thời chính quyền Arizona cung cấp an sinh xã hội để cô hoàn tất chương trình học. Khi vừa tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh (BA- Business of Administration) cô làm việc cho một trung tâm Nha Khoa và sau đó cộng tác với tờ báo địa phương, từ đó có cơ hội quen biết với Huy Phương một nhà báo tự do.

Xuống phi trường Gulfport đã xế trưa, Ý Yên thuê xe ba ngày trong thời gian lưu lại Biloxi. Cô giử phòng ở Hyatt Palace Biloxi Hotel, tại 1150 Beach Blvd, chung quanh khách sạn có nhiều bóng cây cổ thụ, hướng nhìn ra biển luôn đón nhận làn gió mát có chút vị mặn và êm dịu nghe được bản hòa âm trử tình của biển cả.

THĂM CHỐN CỦ

Nhận phòng xong Ý Yên có vẻ nôn nóng, hối thúc Huy Phương:

- Sửa soạn đi anh, mình đến viếng Beauvoir Jefferson Davis House.

Beauvoir Jefferson Davis House là ngôi nhà di tích lịch sữ nơi cư trú của ông Jefferson Davis (1808-1889) là lãnh tụ của Liên quân Miền Nam, lãnh đạo 11 tiểu bang phía Nam đòi tự trị và chấp nhận chế độ nô lệ tạo nên cuộc nội chiến kéo dài 4 năm (1861-1865). Huy Phương hiểu ý cô bé, ngôi nhà lịch sữ và bảo tàng Nội Chiến này không có gì để Ý Yên phải vội vã đi thăm như thế, thật thì cô muốn đến viếng mộ cha tại nghĩa trang rộng lớn phía sau khu nhà này. Đây cũng là di tích lịch sữ quan trọng, nơi an nghĩ của các chiến sĩ vô danh Miền Nam trong thời nội chiến, các chiến binh người địa phương trong chiến tranh Triều Tiên, Vietnam War, và bây giờ còn là nơi an nghĩ của nạn nhân Katrina nữa!

Ý Yên quỳ trước mộ cha khóc nức nỡ, đôi bờ vai mềm mại rung động. Huy Phương cùng quỳ xuống quàng vai cô bé cảm thông chia sẻ, an ủi niềm đau buồn của cô.

Trên tấm bia mộ ghi: Trung Úy không quân VNCH, Mạc Văn …, sinh năm 1950 tại huyện Ý Yên, Nam Định (Vietnam) - Mất năm 2005, nạn nhân cơn bảo Katrina (Biloxi, Mississipi).

Huy Phương chợt nhận ra ông cụ đặt tên Ý Yên cho đứa con gái, đứa con duy nhất của ông theo địa danh nơi gốc gác tổ tiên của mình để luôn nhắc nhở về cố hương. Ý Yên trầm lặng lái xe chậm rãi dọc theo Beach Blvd, Biloxi. Sau cơn bảo Katrina bải biển tan tác được chỉnh trang, bộ mặt thành phố thay đổi hoàn toàn trở thành điểm thu hút khách du lịch, khách sạn, nhà hàng sang trọng Pháp, Ý, Mỹ, Asian, …, có đến 9 cái Casino và Resort nữa. Bến cá, hảng tôm củ kỷ ở bải biển khi xưa được dời vô hồ phía bên trong.

Khoảng giửa Gulfport và Biloxi có một chứng tích của hai cơn bảo tàn bạo nhất ở miền nam Hoa Kỳ đều có gió giật lên đến 280 km giờ! Cơn bảo Camille năm 1969 đánh hư hại hoặc chìm mấy trăm tàu cá chỉ còn được duy nhất một chiếc nguyên vẹn nhưng bị sóng đưa lên cao và vào sâu trong bờ, có hơn 600 nạn nhân tử vong. Và cơn bảo Katrina năm 2005, chiếc tàu lịch sữ đó vẫn còn đó trong khi có đến hơn 1600 nạn nhân Katrina thiệt mạng!

Dạo quanh thành phố, dài theo bải biển đến Kiesler Air Force Base, Ý Yên giới thiệu:

- Ở đây là trường đào tạo phi công trực thăng cho cha em hồi xưa đấy anh.

Ngang qua thành phố Biloxi, Ý Yên nói:

- Khu này là một trong hai xóm người Việt đông đúc nhất, nhóm Phước Tĩnh (Bà Rịa-Vũng Tàu) có nhà hàng Vũng Tàu, đường Oak St, anh còn nhớ mấy con đường này chứ? phần đông là người Bắc theo công giáo, em thuộc nhóm Bắc Kỳ di cư này, ngày nay người ta gọi em là Bắc Kỳ 54. Có Nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Biloxi, ở 171 Oak St, giáo dân tự xây cất lên.

Nhóm thứ hai là dân Rạch Gía, Cà Mau phần đông theo đạo Phật, phía hồ bên trong đường Diberville Blvd có nhà hàng Kiên Giang, gần đó có khu chợ khang trang Sài Gòn Oriental Market. Em nhớ mang máng có chùa Vạn Đức nằm ở khu đường Howard và Division.

Nhưng sau này được sự pha trộn hòa lẫn nhau không còn sinh sống tập trung về một khu do môi trường kinh doanh rộng mở hơn, không chỉ phổ biến nghề tôm cá, ngành dịch vụ phát đạt, ngành Nail cũng đóng góp nhiều cho sự sung túc của các gia đình Việt

Huy Phương nhớ lại khi mới qua Mỹ giửa thập niên 80, đến Biloxi cũng theo đợt của các thuyền nhân xuống đây tìm việc làm, anh góp lời:

- Những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 trở đi người ta ồ ạt vượt biên đường biển, nhiều ngư dân sang đây tìm xuống vùng vinh Mexico ở Galveston (Texas), New Orleans (LA), Biloxi (MS), Pesagoula (AL) hoặc Tampa (FL) để tiếp tục nghề tôm cá.

Từ những chiếc tàu nhỏ củ kỷ, rồi tàu mới một giã gọi là tàu cào sau đó có hai giã gọi là “tàu càng” vì có bung hai càng hai bên mang giã cào. Ngư phủ Việt du nhập vào đất nước này những điều mới mẽ đem lại thêm nhiều lợi ích như chiếc xiệp. Chiếc xiệp là kiểu có hai càng mang lưới phía trước ủi bắt tôm ở mấy bải cạn. Thêm điều nữa là thợ đóng tàu người Việt đóng mới những chiếc tàu kể cả tàu càng lớn mẫu mã Made in Vietnam, dễ dàng sử dụng một cách hữu hiệu theo kinh nghiệm của họ! Với gía thành lại rẻ hơn khoảng một phần tư so với shipyard Mỹ đóng, do đó ngư dân Việt một thời gian ngắn dân ta chiếm lĩnh ngành đánh bắt tôm ở vùng biển, cũng như ngày nay dân mình bao trùm ngành Nail trên đất liền khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, kỷ nghệ đánh bắt viễn dương hay hảng thu mua hoặc chế biến người Việt chúng ta khó có thể chen chân vào được.

Đi thêm mấy dặm nữa, qua cây cầu rất cao và dài bắt ngang Sernard Bayou Industral Sea Way là Pascagoula Ingalls NAVY Shipyard, căn cứ đóng tàu chiến khổng lồ 800 mẫu, sử dụng khoảng 12,000 công nhân. Xưỡng này từng đóng một số khu trục hạm tối tân Arleigh Burke và chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng America-Classe (America Amphibious Assaut Ship). Ở đây có nhiều công nhân kỷ thuật người Việt như Kỷ sư, thợ sơn, thợ hàn, muốn xin vào làm việc phải có quốc tịch Mỹ vì nó thuộc bộ Quốc phòng.

GẶP LẠI CỐ NHÂN

BVKN H2 LHU

Mary Mahoney’s Old French House (Ảnh Old French House)

Về khách sạn nghĩ ngơi một lát Ý Yên đề nghị đi ăn tối tại một quán Pháp cổ xưa Mary Mahoney’s Old French House ở 110 Rue Magnolia, nhìn ra biển trong khu nhà được xây cất từ năm 1737, đây cũng là một di tích lịch sữ. Khung viên quán mát mẻ, lịch sự theo phong cách Parisian có bàn ngoài sân dưới tàng cây Oak cổ thụ, hoặc vào bên trong có các phòng ăn với nội thất theo kiểu của thời thế kỷ 18 - thế kỷ 19.

Thực khách chung quanh là dân da trắng xen lẫn da đen, thỉnh thoảng nghe được có người nói tiếng Pháp, Biloxi khi xưa có nhiều dân gốc Pháp định cư nên ngày nay còn nhiều người dùng ngôn ngữ này. Vừa bước vào bên trong quán Huy Phương và Ý Yên khựng lại nhận ra Bích Huyền, cô ấy cũng ngạc nhiên vừa thấy hai người. Cả ba đều quen biết nhau khi còn ở Phoenix. Sau khi chào hỏi, cô Bích Huyền lườm nhẹ Ý Yên nhưng vẫn tỏ ra tế nhị, lịch sự cất tiếng:

- Nếu không có gì trở ngại Bích Huyền mời hai người ngồi cùng bàn, Bích Huyền đi một mình thôi. Thật là có duyên để tình cờ gặp lại nhau nơi mà có lẽ không ai trong chúng ta nghĩ ra. Phải không anh Huy Phương?

Ý Yên biết lờ mờ về Bích Huyền là cố nhân của Huy Phương, trước kia cô học đại học Sư Phạm Sài Gòn, làm dâu trong gia đình người Bắc còn giử nhiều nét phong kiến di tản qua Mỹ theo diện HO, ngoài ra cô không kết hôn vì tình yêu mà tìm cơ hội để đi Mỹ nên cuộc sống gia đình không tìm thấy hạnh phúc. Sau này vấn vương vào “cuộc tình không may mắn” điều đó làm cô nhiều đau buồn! Nhân dịp cậu con trai lớn nhận được học bỗng ở Houston University, và lấy lý do về làm quản lý cho tiệm Nail của bà chị ở thành phố này để di chuyển về tiểu bang Texas. Ý Yên tính tình ngang ngạnh còn hơn bọn con trai, cô như nói với Huy Phương mà cũng để châm chọc lại Bích Huyền:

- Vâng ạ, thật là có duyên gặp lại, đôi khi một cuộc gặp gở là định mệnh mà cũng có thể cho điều thú vị hoặc để rồi tiếc nuối, phải không anh Huy Phương?

Tinh ý tí xíu sẽ thấy ánh mắt Bích Huyền có chút sáng lên, cô nàng hơi mím môi đáp trả:

- Dù thú vị hay tiếc nuối thì còn hơn là hoài công dõi theo cánh nhạn buổi trời chiều! Phải không em Ý Yên?

Không thể để “cuộc chiến” có cơ hội bắt đầu, Huy Phương nắm tay cả hai cô đề nghị:

- Hôm nay anh Huy Phương sẽ đãi hai cô các món truyền thống của Pháp, đây là quán nổi tiếng có từ hàng trăm năm qua, hy vọng chúng ta được thưởng thức những món ăn Parisian tuyệt vời.

Huy Phương mở đầu để chuyển hướng câu chuyện tránh hai cô chạm lòng nhau:

- Cô Bích Huyền đến Biloxi dự tính làm ăn lớn chi đây?

- Vâng, em đến Biloxi định ký hợp đồng mua lại cái tiệm Nail của bà Dì định nghĩ hưu nhường lại, Biloxi ngày nay phát triển lắm nhất là ngành dịch vụ du lịch em nghĩ về đây làm ăn dễ chịu hơn. Nghề Nail bạc bẽo lắm, ở Houston cạnh tranh gay gắt em nghĩ không khéo sớm muộn gì sẽ cùng nhau “hui nhị tì”!

Câu chuyện qua lại lợt lạt, không nói gì nhiều rồi cũng qua buổi ăn tối. Nhưng đến khi chuẩn bị ra về không biết có phải từ cách ứng xử lịch lãm và khôn khéo của Bích Huyền nên Ý Yên trở lại thái độ hòa nhã không còn ngổ ngáo như khi mới gặp:

- Chị Bích Huyền, chừng nào chị trở về Houston? Nếu được, tối mai em mời chị buổi tiệc thật ý nghĩa, hay lắm! Em thành thật mời chị tham dự. Và ngày mai tụi em dự định tham quan đảo Nhà Tròn một điểm du lịch nổi tiếng, chị có thể thu xếp thời gian để cùng đi?

Bích Huyền hơi nhíu mày bởi hai tiếng “tụi em”, không biết tình cảm hai người này bây giờ đi đến đâu rồi nhưng thấy thái độ thành thật của Ý Yên nên cô tỏ ra “từng trãi, bao dung”, thoáng chút suy nghĩ, cô mĩm cười chậm rãi:

- Ngày mai chị bận công việc nên không thể đi tham quan đảo Nhà Tròn, chiều mai chị sẽ dự tiệc được, cảm ơn nhã ý mời của em.

Ý Yên quay sang Huy Phương tham khảo ý kiến về buổi ăn tối hôm sau:

- Em biết ở đây có quán Italian ngon lắm, anh Huy Phương thích ăn món Ý không? Chị Bích Huyền cũng hãy thử món Ý ở đây để so sánh có gì đặc biệt hơn với các nơi khác nhá? Quán Salute Italian Restaurant ở đường 15 St, bên Gulfport đó.

- Ô, chị biết quán ăn này, sang trọng, thức ăn ngon và có view đẹp lắm!

- Vậy tối mai mình gặp lại tại quán Salute Italian, 6 giờ nha. Em cảm ơn chị nhận lời em mời.

THAM QUAN ĐẢO NHÀ TRÒN

BVKN H3 LHU

Ship Island – Buội lao trên đảo nhà tròn (Ảnh Internet)

Khách sạn có phục vụ điểm tâm, ăn sáng xong Ý Yên và Huy Phương xuống bến tàu du lịch đưa du khách ra đảo Ship (Ship Island) cách bờ khoảng 18-19 km, trên đảo có pháo đài với khẩu đại bác khổng lồ có thể xoay tròn 360 độ, tầm bắn 3,5 dậm (5,6 km), nặng 50,000 pounds (khoảng 46 tấn), sử dụng đạn nặng 325 pounds (khoảng 155 kg) và một dàn đại bác 16 khẩu nhỏ hơn lấp đặt chung quanh trấn giử cứ điểm quan trọng của mặt biển phía nam Mississipi. Từ ngoài xa nhìn vào giống như cái nhà tròn nên người Việt quen gọi là đảo Nhà Tròn chứ ít khi dùng tên đảo Ship. Pháo đài một chứng tích của nhiều trận thủy chiến từ thế kỷ 18 giửa quân Anh tấn công chiếm thuộc địa của Pháp, quân Anh đánh với quân Tây Ban Nha, sau đó hải quân Mỹ đánh hải quân Tây Ban Nha rồi đến cuộc nội chiến Bắc Nam. Sau cơn bảo Katrina dãy đảo Ship phía đông chìm xuống biển hơn một nửa.

Tàu cập cầu cảng đảo Ship du khách thích thú tỏa ra đi các nơi, hít thở không khí trong lành, tản bộ theo mé nước tìm và khám phá sinh vật biển, có người chọn cách xuống biển tắm.

Đây là điểm rất lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, biển cả, có bải cát dài trắng tinh tạo nên từ san hô, võ sò trong hàng ngàn năm qua mịn màng. Chung quanh là nước biển tuyền một màu ngọc bích. Trên đảo không có cây lớn chỉ có vài buội cây thấp, bải cát thật rất sạch, không một dấu vết vật liệu của con người. Luật lệ bảo vệ trên đảo khắt khe về vấn đề rác thải, mặc dù dọc theo bải cát có cho thuê dù, ghế xếp, quầy bán thức ăn nhẹ và giãi khát, trên tàu mới có phòng vệ sinh.

Ý Yên nắm tay Huy Phương kéo nhau lên đồi cát thấp tìm được buội cây lao che bóng mát. Tiết trời vào đầu mùa xuân mát mẻ, trong xanh nắng ấm, gió nhè nhẹ lao xao tất cả hòa quyện tạo thành bức tranh sống động thể hiện nét tuyệt vời của thiên nhiên. Đẹp như vườn địa đàng trong cổ tích để có thể cho những tình yêu bắt đầu!

HAPPY BIRTH DAY (MARCH, 28)

Salute Italian Restaurant ở 1712 đường 15 St, thành phố Gulfport là nhà hàng Ý nổi tiếng hàng đầu tại thành phố du lịch này, đúng như cô Bích Huyền nhận xét “Sang trọng, thức ăn ngon và có view rất đẹp”.

Các cô hôm nay đều được trang điểm kỷ, chăm sóc từ mái tóc đến trang phục tuy giản dị nhưng thanh lịch phãng phất nét sang trọng. Duy chỉ có Huy Phương trong bộ đồ thường thấy từ các khách du lịch đi chơi biển, nếu đứng chụp hình chung với hai cô thì người xem dễ nhầm lẫn là tài xế hay người phụ việc nếu căn cứ vào y phục, anh bao giờ cũng không chú trọng nhiều về phần bên ngoài. Nhưng nếu nhìn về tác phong thì dù sao cũng tạo được ấn tượng để hai cô cảm mến nễ nang.

Đến hẹn đúng giờ, Ý Yên đặt sẵn bàn trong phòng riêng đặc biệt ấm cúng, Ý Yên là người chủ xị, cô lên tiếng trước:

- Mời anh chị chọn thức ăn nào mình ưa thích nhất, ở đây món nào cũng ngon hết, đặc biệt là hải sản. Đến vùng biển thì thưỡng thức seafoods nhất là đối với dân ở vùng sa mạc quê hương của Arizona Palm Tree và của loài hoa xương rồng Cactus phải không anh Huy Phương? Hôm nay anh là nhân vật chính nên mời anh chọn thức ăn trước đi.

Bích Huyền chưa hiểu ẩn ý của Ý Yên:

- Buổi tiệc hôm nay sao em tổ chức có vẻ trịnh trọng quá vậy?

Ý Yên mĩm cười lém lĩnh, kín đáo dấu diếm mục đích để dành sự bất ngờ vào phút cuối:

- Không có chi đâu, em muốn đền ơn anh Huy Phương giúp em trong công việc của chuyến đi này. Tụi mình là phụ nữ chỉ có anh ấy là đàn ông thì ảnh là nhân vật đặc biệt rồi phải không chị Bích Huyền?

- Anh thấy trong menu đều là những món danh tiếng và do chính gốc Italian chef cook đãm trách nữa thì nhất rồi. Em chọn cho anh đi em là “chuyên gia” ẫm thực mà, em đãi gì ăn nấy.

- Em chọn cho anh món Atlantic Ocean Tuna & Crabmeat Imperial này nhé? Thịt thăn cá ngừ Đại Tây Dương, nhồi thịt cua Hoàng gia. Sốt cheese, dầu olive, cà chua cùng với mấy cọng spaghetti quốc hồn quốc tuý của dân Ý nữa đó. Còn em, để coi … em lấy 7 oz, Lobster tail stuffed with Crabmeat Imperial.

Bích Huyền còn chần chừ suy nghĩ, thật ra trong lòng cô đang có âm ĩ sóng ngầm, tình cảm trong cô đối với Huy Phương vẫn còn đầy nhưng cô biết rằng chẳng đi đến đâu chỉ làm gieo vào lòng nhau niềm đau, vấn vương tiếc nuối. Cô muốn tìm vào quên lãng!

Thấy Bích Huyền vẫn còn do dự, Ý Yên giới thiệu:

- Em giới thiệu chị Bích Huyền món Shrimp & Trout and Crabmeat Imperial, thịt thăn cá hồi với tôm nhồi thịt cua Hoàng gia, điểm hoa trắng capers. Nước Ý bao quanh ba phía là biển có nhiều tôm cá, hơn nữa có nền văn minh lâu đời nên có những thức ăn danh tiếng từ hải sản, đặc biệt là họ thường dùng dầu olive nhiều hơn cheese, cũng có sốt cà và spaghetti. Em nghĩ món này tuyệt vời nhất!

- Ồ, vậy cũng được. Nghe em giới thiệu thấy cũng hấp dẫn rồi, chị biết em là người đam mê ẫm thực, với kinh nghiệm của em lựa chọn chắc chắn bảo đảm chất lượng. Cảm ơn em.

Huy Phương gợi ý đề nghị dùng rượu chát:

- Ăn hải sản người ta thường dùng Vine trắng, có chất chua dễ hoà tan mùi vị của biển, anh đề nghị mình dùng Souvignon Blance Vine nghe?

- Được đấy, em đồng ý với anh. Bích Huyền lên tiếng.

Ý Yên cũng thừa hiểu ăn thịt đỏ thì rượu Vine đỏ, ăn thịt trắng hoặc hải sản thì dùng Vine trắng. Nhưng cô nói như thế này là muốn làm ngược lại có ý trêu ghẹo Bích Huyền:

- Riêng em thì hôm nay lại thích Red Vine, nó có vị ngọt ngào cũng giống như sự ưu ái ngọt ngào mà anh Huy Phương dành cho em trong chuyến đi này.

Bích Huyền thấy cô bé này có ý “xéo xắc” cô không mấy hài lòng nhưng vẫn giử được bản lĩnh, cô nhẹ mĩm cười:

- Vâng, như vậy chúng ta dùng Merlot Vine cũng được nha anh Huy Phương, nếu không, ngại rằng thiếu sự “ngọt ngào” của anh sẽ giãm nhiều điều thú vị mà biển cả của Biloxi này luôn mở lòng giang rộng vòng tay bao dung đón chào!

Huy Phương thấy không thể để buổi tiệc kéo dài, hai con “sư tử” này gặp nhau trước sau gì anh cũng bị đưa vào thế khó xử, Huy Phương đề nghị:

- Ý Yên, tuyên bố lý do buổi tiệc hôm nay cho mọi người đi anh thấy bắt đầu hồi hộp chờ đợi!

Ý Yên luyến thoắng búng tay ra dấu cho nhân viên phục vụ, thật là bất ngờ ngay cả Huy Phương cũng không nhớ hôm nay March 28 là sinh nhật của mình. Chiếc bánh sinh nhật xinh xắn được đem ra, cô nói:

- Hôm nay là sinh nhật anh, anh là người rất đặc biệt – cô liếc nhìn qua Bích Huyền - ai cũng không thể nào phủ nhận điều đó nên em tổ chức cho anh thật đặc biệt như vậy! I love you Huy Phương!

Sau những lời chân tình chúc tụng, Huy Phương ngồi giửa cả ba quàng vai nhau cùng hát: “Happy Birth Day to you …!

BVKN H4 LHU

Happy Birth Day (March 28)

Bích Huyền thấy buổi tiệc như thế là quá đẹp rồi nên ngõ lời từ giả với lý do là mấy hôm nay đi lại nhiều cần về nghĩ ngơi sớm, và Huy Phương cũng thấy hợp lý. Bích Huyền nói lời từ giã:

- Cảm ơn em Ý Yên tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật anh Huy Phương thật trang trọng và ý nghĩa chị cũng hân hạnh có dịp để chung vui! Xin phép mọi người được cáo từ.

Huy Phương cố ý rút cái bóp ra để trả bill mặc dù anh biết Ý Yên đã trả trước lúc đặt bàn, cái bóp hiệu Cartier Paris của Bích Huyền mua tặng trong chuyến đi đến thủ đô hoa lệ ấy gần 10 năm trước. Hiểu được tâm tình này Bích Huyền nghe có chút an ủi, hình bóng cô vẫn còn ở một góc bé xíu trong trái tim của anh, mà chắc chắn một điều bên cạnh còn có một tá phụ nữ xinh đẹp tài hoa trong đó nữa! Có được niềm vui nho nhỏ nhưng cũng xen lẫn chút man mác buồn. Huy Phương là người đàn ông rất đào hoa, nhiều cô gái, phụ nữ từng đau khổ vì yêu anh, nhưng kỳ này anh sẽ rụng tim chết dưới tay cô bé này, như vậy cũng tốt thôi. Con ngựa chứng là con ngựa hay, nhưng dù “chứng” cỡ nào cũng gặp được nài dắt mũi. Bích Huyền sẽ nghĩ như thế. Trước khi chia tay ngoài cổng Bích Huyền dùng mũi giày đá mạnh vào chưn của anh nhầm ống quyển đau điếng. Cô buồn bã ra xe mà không quay nhìn lại.

Mọi việc dù nhỏ đều không qua mắt được cô bé rất thông minh và rất tinh ý này. Ý Yên bước đến khoác tay Huy Phương dụi mái tóc vào vai anh cười khúc khích:

- Hả anh, “thương nhau lắm, cắn nhau đau”! Hihihi! Với giọng cười ngạo nghể trong tư thế của một kẻ chiến thắng!

GHI DẤU KỶ NIỆM

Thấy Ý Yên uống hơi nhiều rượu, Huy Phương giành giử tay lái vòng xuống hải đăng và ra nhà mát ở đó hóng gió biển và chụp vài tấm hình kỷ niệm. Từng hồi gió nhẹ, về đêm mặt biển lấp lánh bóng trăng thượng tuần như muôn ngàn ánh bạc nhấp nhô vui mừng chào đón hai người.

Bên cạnh Huy Phương, Ý Yên cảm nhận được sự ấm áp, chia sẻ, an ủi, yêu thương, từ tình cảm của anh cô đặt trọn vẹn niềm tin yêu vào đó. Mặc dù trong vòng tay êm ái trìu mến của Huy Phương cô cũng không thể quên nỗi niềm luôn trĩu nặng trong lòng. Cô tâm sự về thân thế, trong lời cô có chút xót xa, nghẹn ngào:

- Anh, bây giờ anh biết rõ ý nghĩa của hai từ Ý Yên rồi chứ, cha kể tổ tiên là người họ Mạc, một giòng họ kỳ cựu ở Nam Định, ông Nội dắt cha xuống tàu há mồm di cư vào Nam, theo nhóm người Công Giáo sau đó lập nghiệp ở khu Phước Tĩnh, Vũng Tàu. Nghe cha kể hồi xưa ông bà làm nghề đúc đồng, có xưỡng đúc đồ dùng và các vật dụng trong việc thờ phượng truyền từ đời này sang đời khác.

- Anh có nghe nhắc nhỡ về ngành nghề đúc đồng ở Nam Định, bây giờ anh mới biết rõ em có liên quan đến các bậc tiền nhân tạo dựng nên nghề đúc đồng ngoài đó nổi tiếng cũng giống như nghề gốm ở Hải Dương, gốm Chu Đậu vậy. Em có định vào dịp thuận tiện về thăm nơi mang địa danh Nam Định có làng quê Ý Yên mà em mang tên người?

- Bây giờ ở đó người trong thân tộc chẳng còn ai, phần lớn di cư vào Nam năm 54, số còn lại nghe cha nói nhiều người làm lớn đã lên Hà Nội ở hết rồi, về đó chắc không ai biết em là ai đâu!

- Mấy tháng hè năm rồi anh về Việt Nam có ra Hà Nội ghé viếng tượng đài đức vua Lý Thái Tổ, được biết tượng đài này do điêu khắc gia Vi Thị Hoa thiết kế mẫu, và đúc tại xưởng đúc do các nghệ nhân làng Ý Yên thực hiện.

Huy Phương ghì chặt vai cô bé vào lòng âu yếm, nói tiếp:

- Làng Ý Yên từ bao đời qua có nhiều con dân tài hoa, trãi dài hơn 900 năm từ khi nghề đúc đồng du nhập đến làng, anh có tìm hiểu về nghề này. Muốn thành công đòi hỏi phải nhiều kinh nghiệm tay nghề của người thợ, kiến thức và thẫm mỹ của người thiết kế khuôn mẫu, kỷ năng điêu luyện của nghệ nhân để hoàn thành tác phẫm thổi hồn mình vào đó, điển hình là tượng đài đức vua lập nên triều đại vẽ vang của dân tộc Đại Việt từ hơn một ngàn năm trước ngay giử thủ đô Hà Nội. Hậu duệ của dân làng ngày nay dù lưu lạc khắp phương trời nhưng vẫn còn lưu truyền những thế hệ con cháu tài hoa.

Ý Yên biết Huy Phương khéo léo khen tặng mình:

- Xí, anh này chỉ giỏi tán tĩnh, thảo nào đàn bà con gái chết la liệt dưới tay anh! Nhưng mà … Thôi, khi nào có dịp anh đưa em về ngôi làng em mang tên nghe anh?

- Anh sẽ cùng đi với em về làng Ý Yên, nơi quê xưa lưu giử bao nhiêu kỷ niệm vui buồn theo vận nước, của nội, của cha em mà các ông trao tâm tình đó vào tên Ý Yên, để mai kia hồn mình luôn luyến lưu hướng về chốn củ.

Huy Phương dìu cô bé nhẹ bước từ nhà mát trở vô hải đăng, trong khi dạt dào cảm xúc Ý Yên hát nho nhỏ bài hát mà mẹ thường ru cô ngũ đã in đậm trong tâm trí từ thuở tuổi thơ, bài hát ấy cũng là bài cha cô ưa thích đến tận sau này bởi vì đó là lời ru con của mẹ thuở nào:

“Ai qua miền quê binh khói,
Nhắn giúp rằng nơi xa xôi:
Tôi vẫn mơ lùm tre xanh ngát
Tim sắt se cảnh xưa hoang tàn

Bao nhiêu ngày vui thơ ấu
Bao nhiêu lều tranh yêu dấu
Theo khói binh lều tan tre nát
Theo khói binh lòng quê héo tàn

Huy Phương từng nghe Ý Yên hát bản này nên cũng thích và thuộc lòng câu hát không biết từ khi nào, anh hoà điệu cùng cô:

Ôi quạnh hiu, ôi quạnh hiu
Lòng quê khô héo
Luyến tình quê, luyến tình quê
hẹn sẽ trở về…”

(Bài hát Quê Hương của Hoàng Giác)

Lê Hữu Uy
Phoenix, Arizona – March, 2023.

(Riêng tặng Ý Yên người em gái nhỏ, người con gái Việt Nam cùng quý đọc giả. Bài viết xây dựng trên câu chuyện hoàn toàn hư cấu nếu có sự trùng hợp nào đó là trường hợp ngẫu nhiên, tác giả xin được thông cảm)