"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

Người Da Đỏ Tại Hoa Kỳ

AH 01 LHU Santa Fé Pueplo

Lễ hội của người Pueblo ở Santa Fé - Ảnh bảo tàng Indian Santa Fé

  • ĐẾN SANTA FÉ, NEW MEXICO

Chuyến đi Hà Nội mấy năm trước chú Lê có quen biết cô Lê Hồng Điệp, nhân chuyến cô đi thăm cô con gái út đang học tại trường Y Khoa New Mexico (University of New Mexico) tại thành phố Albuquerque. Lần đầu sang Mỹ cô Hồng Điệp không có người họ hàng hay bạn hữu khác ở đây nên cô liên lạc với chú Lê, nhân dịp này chú Lê hẹn gặp cô ở New Mexico để thăm viếng, ngoài ra chú cũng có ý định đi thăm cô Lam Ngọc một người em gái nhỏ ở Santa Fé thủ đô của bang và cũng là thủ phủ văn hóa của người thổ dân bản địa (Native Indian hay America Indian).

Con đường từ Albuquerque, đến thành phố Santa Fé gần hai giờ lái xe, nhiều đoạn hai bên xa lộ thẳng tắp có trồng cây dương xĩ để ngăn cát, xa xa ngoài kia là sa mạc với những bụi cây thấp cành lá đầy gai rãi rác những cụm hoa đua nở khi mùa xuân đến. Thấp thoáng có mấy lùm cây xanh dưới thung lũng dọc theo dòng sông Rio Grant dưới bầu trời quang đãng trong xanh, thỉnh thoãng có vài cụm mây trắng thư thã đang bay về phía vùng núi trên đĩnh còn phủ đầy tuyết trắng nơi cuối chân trời.

Thấy phong cảnh khá đẹp và lạ ở vùng sa mạc New Mexico, cô Hồng Điệp nhận thấy khác hẳn với sa mạc bên Trung Đông nơi cô từng công tác mấy năm tại đó có cây chà là với mấy đụng cát cùng bóng dáng con lạc đà thỉnh thoảng gặp vài chú chó hoang, cũng khác với hình ảnh sa mạc bên Arizona chú Lê đang ở thì có cây xương rồng chũng loại Cactus ở vùng sa mạc này.

Cô con gái hôm nay học trọn ngày nên chỉ có cô Hồng Điệp đi cùng chú Lê lên Santa Fé, cô thích thú chăm chú nhìn phong cảnh vùng đất mới lạ, cô quay sang nói với chú:

- Sao không thấy lều vãi của người thổ dân như trong phim hay hình ảnh vậy chú?
- Kiểu lều đó là của những dân sống du mục với nghề chăn nuôi hay săn bắn nên họ mới dùng lều vãi cô ạ. Như nhóm dân Apache hay Lakota ở miền Tây Hoa Kỳ, thường chỉ thấy trong vùng đồng cỏ xa xôi chứ gần thành phố thì hiếm thấy lắm.

Cô Hồng Điệp cũng biết về người Da Đỏ, cô nói tiếp lời:

- Cháu chỉ hiểu chung chung người Da đỏ là thổ dân ở Hoa Kỳ. Từ khi nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus, họ nhầm tưởng đến được xứ Ấn Độ nên gọi dân bản địa là người Indian. Người Da Đỏ, da của họ không phải màu đỏ mà màu vàng đất hay vàng đồng, trong lễ hội hay khi chiến đấu họ thường sơn mặt đỏ hoặc vẽ những vạch đỏ nên người Tây phương đầu tiên gặp mới gọi là da đỏ. Đôi khi người Việt mình coi phim cao bồi miền Tây nên còn gọi là “mọi da đỏ”.
- Đúng vậy, gọi cho đúng phải là America Indian hoặc người bản địa nước Mỹ (Native America). Khi đến Santa Fé chúng ta viếng viện bảo tàng Native Indian và bảo tàng Mỹ Thuật cô sẽ thấy mặc dù ngày nay là dân thiểu số ở Mỹ nhưng có nền văn hóa & nghệ thuật độc đáo nổi tiếng thế giới.
- Chú hiểu biết nhiều về người Da Đỏ, có chú làm hướng dẫn viên du lịch cho cháu là tuyệt rồi, chắc chắn chuyến đi này sẽ là chuyến du khảo thực tế đầy thú vị. Chú có nghiên cứu về người Da Đỏ?
- Không cô ạ, chú có cơ duyên để hiểu biết chút ít về người Da Đỏ, khi mới qua Mỹ chú đến Albuquerque hai năm làm công cho một shop gia công đồ trang sức của người Indian, sau đó qua Phoenix chú vào làm Assistant Manager cho một hảng làm đồ đá Turquoise. Cũng từ đó chú quen cô bạn người Việt có chồng người Indian là mẹ của Lam Ngọc đó. Chiều nay cô ấy mời chúng ta xem vài điệu múa của những người Da Đỏ ở viện bảo tàng Nghệ Thuật, sau đó đi ăn. Đến khoảng 3 giờ chiều Lam Ngọc mới ra sở, cô học ngành thiết kế đang làm việc cho hảng sản xuất đồ mỹ thuật mỹ nghệ.
- Cha mẹ của cô Lam Ngọc có cùng đi ăn với mình không?
- Không, mẹ Lam Ngọc mất khi cô còn bé, cha cô có vợ khác cô sống nhờ sự bảo bọc của bà ngoại nên Lam Ngọc kha khá tiếng Việt, khi vào đại học cô học môn Mỹ thuật & Mỹ nghệ và chọn môn sinh ngữ là Việt Nam nên tương đối hiểu biết về ngôn ngữ Việt. Tuy nhiên cô vẫn thích trang phục của người Navajo là văn hóa của cha cô.

Đến Santa Fé xe rẽ vào exit rời xa lộ để vô trung tâm thành phố, đường phố có những kiểu nhà khó tìm thấy ở những vùng khác. Vòng quanh mấy con đường chính, những kiểu nhà của người Pueblo rất phổ biến tại đây cũng như ở miền Tây nam Hoa Kỳ.

Chú Lê giới thiệu với cô Hồng Điệp vài kiểu nhà đặc trưng của người Da Đỏ bắt gặp khi ngang qua:

- Đây là khu Santa Fé Plaza, cô thấy ngôi nhà đồ sộ đó như cái hộp chồng lên nhau khi xưa được xây bằng cát trộn với đất sét kiểu nhà của người Pueblo, loại nhà này thích hợp với hoàn cảnh và môi trường ở địa phương, như vật liệu sẳn có và cũng đáp ứng nhu cầu khắt nghiệt như mùa đông giá rét có nơi nhiệt độ xuống rất thấp thì giử được độ ấm, mùa hè thì chống được cái nóng gay gắt. Ngày nay, những ngôi nhà như thế hay nhiều biệt thự sang trọng cũng được thiết kế theo kiểu này nhưng họ xây dựng bằng vữa xi măng.

Chú Lê thấy đi hơn hai tiếng rồi nên mời cô Hồng Điệp ghé quán ăn và giãi khát vì trời cũng đã trưa:

- Mời cô Hồng Điệp ghé vào quán ăn nào đó kiếm chút chi bỏ bụng, mấy con kiến bắt đầu bò loi nhoi trong đó rồi. Santa Fé là trung tâm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nên có đủ các nhà hàng cung cấp loại thức ăn khắp thế giới, không biết cô thích dùng thức ăn dân tộc nào? Ở đây cũng có vài nhà hàng Việt Nam nữa.

Cô Hồng Điệp vui vẻ, cởi mở nói bông đùa:

- Ô, hay là chúng ta đến nhà hàng Việt Nam xem có gì đặc biệt không? Có món nào lai hương vị thức ăn của người thổ dân Hoa Kỳ không nhỉ? Santa Fé là thủ phủ của người Da Đỏ mà! >br />

Chúng tôi cùng cười vào Saigon Vietnamese Restaurant ở con đường khang trang của thành phố. Quán trang trí khá đẹp, trang nhã gồm: cây tre, nón lá, đàn T’rưng, lồng đèn Hội An khéo léo tạo nét hài hòa, thanh lịch nêu bật hình ảnh và văn hóa Việt Nam. Có đầy đủ các món ăn mà truyền thông quốc tế ca ngợi, đánh giá cao như: Phở, bún chả, chả giò, bánh mì, cơm tấm, … đặc biệt là Café phin “Made in Vietnam” hiện nay khách Tây biết đến và bắt đầu ưa thích.

  • CÁC BỘ TỘC DA ĐỎ

Ăn trưa xong, chú Lê đưa cô Hồng Điệp viếng bảo tàng người Da Đỏ, bảo tàng lưu trữ tài liệu từ khi người Tây phương đặt chân đến vùng đất này, các diễn biến ảnh hưởng đến người bản địa suốt mấy trăm năm qua. Vùng miền của từng nhóm người sinh sống, chiến tranh với người Tây phương, cuộc tranh đấu cho việc tồn vong của bộ tộc.

Nhìn vào bản đồ phân bổ các bộ tộc chú Lê giới thiệu tổng quát ngắn gọn, nếu chú ấy đóng phim trong vai hướng dẫn viên du lịch chắc cũng đạt lắm:

- Cô Hồng Điệp xem đây là bản đồ phân bổ các bộ tộc người Indian ở Hoa Kỳ, từng vùng có những nhóm gần gủi nhau theo khu vực, hiện nay còn khoảng 42 bộ tộc với dân số tại Mỹ khoảng 1 triệu 600 ngàn, theo thống kê năm 2019. Trong số đó gồm năm nhóm bộ tộc còn tồn tại đông đảo, có nhiều ảnh hưỡng trong cộng đồng Hiệp Chũng Quốc Hoa Kỳ:

1* Người Cherokee (Dân số: 292.555)

Đây là bộ tộc có dân số đông thứ nhì ở Mỹ, có 292.555 người. Là hậu duệ của những người Iroquois, người Cherokee tiếp xúc gần gủi với người châu Âu nên có nhiều nét pha trộn trong cách ăn mặc hay văn hóa. Kiểu chiếc ca-nô Indian làm đầu tiên do người Iroquoise sáng tạo.

2* Người Choctaw (Dân số: 100.605)

Người Choctaw sinh sống dọc theo khu vực sông Mississippi và một phần của bang Alabama, bộ tộc Choctaw là nhóm đầu tiên bị bị cưỡng bức phải di chuyển tới Oklahoma năm 1830 theo chương trình của chính quyền mà họ đau thương gọi tên “Con đường nước mắt”. Trong biến cố năm ấy, những người thổ dân này có hàng ngàn người chết đói, hoặc gục ngã trong cái lạnh khắc nghiệt mùa đông đầy tuyết lạnh và bệnh tật!

Tuy nhiên, bộ tộc Choctaw đã cưỡng lại nhiều ảnh hưởng của bên ngoài và cố gắng duy trì truyền thống của họ. Văn hoá Choctaw đề cao vai trò của phụ nữ và trao cho phụ nữ vai trò làm chủ gia đình đó là nét độc đáo trong văn hóa của họ.

3* Người Chippewa (Dân số: 119.229)

Xưa kia, người Chippewa sống quanh vùng Ngũ Đại Hồ và ngày nay phần đông trong số họ vẫn còn ở đó. Người Chippewa có lịch sử buôn bán lông thú với dân Pháp và thường kết hôn với các thương nhân buôn lông thú từ Pháp.

4* Người Sioux (Dân số: 118.850)

Được biết đến với văn hoá săn bắn và chiến đấu mạnh mẽ, bộ tộc Sioux sống tại các bang Bắc Dakota, Nam Dakota, Nebraska, Minnesota, Montana của Mỹ và cả ở nước láng giềng Canada. Họ được biết đến nhiều nhất với phong trào kiên cường phản đối dự án xây dựng đường dẫn khí đốt Dakota qua khu bảo tồn Standing Rock, vùng đất thiêng của tộc người Sioux.

5* Người Navajo (Dân số: 332.389)

Người Navajo được công nhận rộng rãi nhất bao gồm nhóm bộ tộc Pueblo gồm người Acoma, Zuni, Hopi, và Taos, có dân số đông nhất trong các nhóm ở Mỹ là họ hàng gần gũi của người Apache ở miền Tây Hoa Kỳ, riêng bộ tộc Hopi tạo ra phong cách kiến trúc riêng biệt bên ngoài gần giống của người Pueblo nhưng bên trong có nhiều phòng. Nhà xây bằng đá xếp chồng với những ô cửa sổ nhỏ, có những chiếc thang lộ thiên đi lên các tầng trên.

Quốc gia Navajo (Navajo Nation) là vùng đất thuộc bộ lạc lớn nhất tại Mỹ, có diện tích gần 25.000 dặm vuông, có chính quyền riêng. Bao gồm các khu tự trị (Indian Reservation) tại các tiểu bang phía nam Hoa Kỳ: Arizona, Utah và New Mexico.

6* Người Da Đỏ ở Bắc Á

Tại bán đảo Kamchatka miền đông bắc nước Nga có bộ tộc người Itelman có quan hệ nguồn gốc với bộ tộc Tlingit ở Alaska bắc Mỹ, sống tập trung tại làng Kovran, bên bờ biển Okhotsk, Kamchtka. Hai bộ tộc này có nhiều nét chung như tôn thờ cùng một vị thần Kutkh, là vị thần sáng tạo thế giới và mọi sự sống trên trái đất, cách trang phục và tập tục tương tợ nhau. Hiện nay bộ tộc Itelman có nguy cơ trên đà tuyệt chũng, từ hàng chục ngàn dân nay chỉ còn chưa đến 1500 người.

  • VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG
  • Tâm linh:

AH 08 LHU Totem

Trụ cột Totem - Ảnh Internet

+ Trụ Totem

Người Mỹ bản địa có nền văn hóa hàng ngàn năm phát triển hòa đồng cùng thiên nhiên, người ta tin rằng mỗi người đều mang linh hồn của một sinh vật, khi chết đi linh hồn họ sẽ sống trong con vật đó. Trong thiên nhiên cho họ trái cây để hái, lượm; hàng đàn hưu, nai, bò rừng để săn bắt cung cấp thịt làm lương thực và da để làm y phục, lều, trống, và nhiều đồ dùng khác. Họ xem thiên nhiên là món quà của thượng đế ban cho nên cần phải tôn kính và quý trọng.

Những trụ totem được khắc họa hình ảnh cách điệu con vật, con người với nhiều màu sắc tại cổng nhà hay trên những khu đất trang trọng nơi họ sinh sống như cổng làng. Những totem đó biểu tượng của các linh hồn trong họ hay các nhân vật đáng tôn kính trong bộ tộc. 

Ngoài ra dân Navajo tin rằng họ là những người từng trãi qua ba thế giới khác nhau trước khi sinh ra ở trái đất. Thần linh đã dạy cho họ văn hóa hòa hợp với “Đất Mẹ” để đời sống con người phát triển và tồn tại lâu dài.

Hiện nay người Navajo sống trong các vùng tự trị tại một số tiểu bang gọi là khu Indian Reservations, mặc dù người dân Da Đỏ đã trở thành thiểu số ở Mỹ nhưng họ luôn tự hào về nguồn gốc và văn hóa của tổ tiên.

+ 12 cung hoàng đạo của người da đỏ:

Cuộc sống của người thổ dân Da Đỏ gắn liền với thiên nhiên từ vạn vật đến muôn thú, họ cảm nhận có mối liên hệ đặc biệt với các sinh vật gần gủi, từ các đặc điểm đó họ tin rằng mỗi người được gắn liền với một con vật nào đó tại thời điểm khi sinh ra.

Tương tự như tử vi của phương Tây có 12 cung như: Bảo Bình, Song Ngư, Miên Dương, Kim Ngưu, Song Nam, Bắc Giãì, Hải Sư, Xử Nữ, Thiên Xứng, Hổ Cáp, Nhân Sư và Nam Dương. Người Indina Bắc Mỹ có 12 cung hoàng đạo tương ứng với đặc tính của những con vật chung quanh họ, như sau:

1. Rái Cá (20/1 – 18/2)
2. Chó Sói (19/2 – 20/3)
3. Chim Ưng (21/3 – 19/4)
4. Hải Ly (20/4 – 20/5)
5. Con Nai (21/5 – 20/6)
6. Chim Gõ Kiến ​​(21/6 – 21/7)
7. Cá Hồi (22/7 – 21/8)
8. Gấu Nâu (22/8 – 21/9)
9. Con Quạ (22/9 – 22/10)
10. Rắn (23/10 – 22/11)
11. Cú (23/11 – 21/12)
12. Ngỗng (22/12 – 19/1)

Các bộ tộc có ngôn ngữ riêng, một số có chữ viết riêng và nét văn hóa đặc trưng thể hiện qua y phục và nghệ thuật ca múa của từng nhóm người của họ.

  • Đời sống

Cô Hồng Điệp và chú Lê đến khu triển lãm về đời sống của người Native Indian, những hình ảnh tài liệu được chưng bày với ghi chú đầy đủ. Cô Hồng Điệp từng công tác ở nước ngoài nên giõi Anh ngữ tự tìm hiểu do đó chú Lê không cần giãi thích nhiều.

+ Về phương tiện di chuyển:

Dưới nước, từ trước khi người phương Tây đến người thổ dân chưa biết đóng tàu thuyền, tại các vùng có sông rạch đầm lầy như ven ngũ đại hồ New York, Michigan, Ohio hoặc các bang trong khu vực sông Mississippi người Da Đỏ làm chiếc thuyền độc mộc. Hoặc họ thiết kế chiếc ca no bằng vỏ cây trên một khung gỗ tuyết tùng đầu tiên do người Iroquoise sáng tạo. Kiểu ca-no Indian này dễ dàng lướt nhẹ trên mặt hồ rất thực dụng để đánh cá, săn bắt chim, vịt trời ở vùng đầm lầy sông nước. Ngày nay những chiếc ca-no Indian ấy được làm bằng nhôm hay nhựa phổ biến trong môn thể thao hay du lịch tham quan sông suối tại Hoa Kỳ.

Còn trên bộ khi chưa có xe ngựa người Da Đỏ làm một dụng cụ hình chữ A gồm 2 thanh gổ dọc, có thanh ngang và bọc da thú dùng sức ngựa kéo như cái cộ để vận chuyển đồ đạc hay cả người, dụng cụ này gọi là Travois.

 + Thực phẫm:

 Vào cuối thế kỷ 19 khi những đàn bò, nai, hưu, hoẳng bị người da trắng săn bắn lấy da thái quá nhiều nơi gần như bị tuyệt chủng, hơn nữa nơi có đất đai màu mỡ bị lấn chiếm cuộc sống hái lượm và săn bắt phải dần thay đổi. Người Indian phải phát triển thêm việc trồng trọt và chăn nuôi để cung cấp lương thực. Người bản địa Trung Mỹ như Mexico, Guatemala biết thuần giống bắp (ngô) từ 10,000 năm trước, lan truyền dần lên phía bắc. Ngoài cây bắp thổ dân tại Mỹ biết trồng một số loại cây khác để làm lương thực như đậu, bí ngô (bí rợ), bí, cà tomat, khoai tây và chăn nuôi gà tây (gà lôi) để bổ xung thực phẩm khi mà những đàn bò rừng đông đảo không còn nữa, lượng thịt săn bắn ngày càng ít không đủ nuôi sống. Thịt rừng thu hoạch được họ phơi khô hoặc xông khói để lưu trử ăn nhiều ngày.

+ Dụng cụ Tomahawk:

AH 12 LHU Tomahawk

Thiếu nữ Puebplo biểu diễn môn Tomahawk - Ảnh Bảo tàng nghệ thuật Santa Fé, New Mexico

 Đến phòng trưng bày các loại vũ khí khi xưa của người thổ dân để chiến đấu hoặc tự vệ hay dùng để săn bắt. Có các loại thường thấy như cung tên, lao, giáo nhọn hay gậy cán dài bằng gổ hoặc cán ngắn bằng xương thú ở đầu có buộc cục đá to tròn. Đặc biệt khi đến xem tấm hình thiếu nữ cầm búa, cô Hồng Điệp ngắm nghía một lúc nhưng chưa xem phần ghi chú dài dòng bên dưới, cô mĩm cười nói với chú Lê:

- Xem này chú Lê, cô gái trẻ Da Đỏ này trông cũng có vẽ oai hùng có lẽ cũng xứng danh là nữ kiệt lắm chứ?
- Wow, tấm ảnh này là cô gái Indian đang sử dụng tomahawk, là một loại búa thực dụng đồng thời cũng làm vũ khí chiến đấu tương tợ như người dân tộc trên cao nguyên của mình dùng cây chà gạt hay cây mác, vừa dùng khi đi rừng và cũng làm vũ khí tự vệ.
- Khi nghe đến tên tomahawk cháu nghĩ ngay đến hỏa tiển tomahawk của Mỹ thường sử dụng hàng loạt để tấn công phủ đầu trong một cuộc chiến.
- Đúng vậy, nghệ thuật ném búa bách phát bách trúng ngày nay là môn thể thao thường tổ chức giãi thi đua trong các buổi lễ hội cùng với bắn cung, ném lao. Người chiến binh thiện chiến khi xưa chỉ một cú ném tomahawk chính xác là đoạt mạng đối phương nên người Mỹ lấy tên này đặt cho loại hỏa tiển lợi hại chỉ cần một phát bắn là phá hủy mục tiêu.

Cô Hồng Điệp không nói gì chỉ mĩm cười và nhẹ gật đầu, biết được xuất xứ tên gọi của loại hỏa tiển lợi hại của Mỹ từ đâu. Tiếp theo, hai người ra xe đi đến viện bảo tàng nghệ thuật (New Mexico Museum of Art).

  • BẢO TÀNG MỸ THUẬT

Rời bảo tàng dân tộc cô Hồng Điệp cùng chú Lê sang viếng bảo tàng Nghệ Thuật (New Mexico Museum of Art).

Đến tham quan khu Mỹ thuật & Mỹ nghệ gồm các loại trang sức bằng đá turquoise, gốm và hàng thủ công đan và dệt.

Nhìn chung các hoa văn gốm trên bình, vò hay chậu đều có nét họa tiết, hoa văn hình học được sắp xếp mỹ thuật hoà hợp theo màu sắc. Các mặt hàng dệt may như y phục, khăn choàng, thảm cũng được thiết trí theo đường nét hình học như vậy, đó là điểm chung của người Indian Bắc Mỹ. Một số y phục được kết may bằng da thú như da bò đã thuộc mềm mại, tuy nhiên không bằng loại làm bằng da nai, hoẳng hay thỏ đẹp hơn nhiều. Một loại dây băng bằng vãi buộc vòng trên đầu màu sắc sặc sỡ có gắn lông chim đại bàng cũng là nét đặc trưng của người Indian Bắc Mỹ.

Về điêu khắc và hội họa nằm trong khu vực tiển lãm khác với nhiều tranh ảnh rất mỹ thuật diễn tả về hình ảnh săn bắt trên thảo nguyên và đời sống nhất là người phụ nữ, tác giã thuộc tộc người Taos chiếm phần lớn. Riêng về điêu khắc, tạc tượng có hẳn một khu bảo tàng nghệ thuật của tộc Hopi, Zuni về các đề tài con người và muông thú gần gủi chung quanh họ theo cách điệu thể hiện như các con vật trong 12 cung hoàng đạo của người Da Đỏ với nhiều kích cở, được tạc bằng đá, đấp ciment hoặc đúc bằng đồng.

+ Đồ Trang sức Turquoise.

Phòng triển lãm Indian Jewelery thu hút du khách tham quan đông đảo nhất, nhiều kiểu lạ mắt, độc đáo! Đồ trang sức người thổ dân Bắc Mỹ có điểm chung là đá turquoise là chính, loại đá này chỉ có ở bang New Mexico và Arizona tại Mỹ. Nghệ nhân chỉ kết hợp với bạc (Silver) không bao giờ họ sử dụng quí kim khác như vàng. Turquoise viên tròn, Choker, Nugget được khoan lổ, đặc biệt người Pueblo làm ra heishi một loại bán thành phẩm bằng đá turquoise. Những viên heishi hình trụ có khoang lổ giống như những hạt cườm xâu lại thành dây kết hợp nhiều dây thành chuổi heishi. Vài loại đá khác tại địa phương cũng được phối hợp với turquoise điểm tô thêm nét thẩm mỹ đồ trang sức như onyx (đen), agate nhiều sắc màu, đặc biệt là san hô đỏ, đỏ nhạt (Red coral) có ở vài quần đảo ngoài khơi tây Thái Bình Dương hoặc vỏ sò màu trắng, nâu, đỏ nhạt ở vùng biển Caribbean. Các loại xương, sừng động vật, móng gấu cũng đều được làm vật liệu chế tác thành đồ trang sức.

Người thợ thủ công Pueblo có làm loại vòng đeo cổ turquoise đánh bóng cùng với các hình hoa bí bằng bạc ở giửa xâu chuổi có mặt hình bán nguyệt cách điệu, đây là biểu tượng nữ trang của người thổ dân Bắc Mỹ. Tuy trông có vẽ ít nhiều thô sơ, nặng nề nhưng nhìn bảng giá bộ trang sức của những người phụ nữ Pueplo này không hề rẽ. Chỉ riêng chiếc vòng đeo cổ giá từ $5000 đế $7000 USD.

+ Ca Múa

Hơn 3:00 pm cô Lam Ngọc - tên Indian là Julie Volk nhưng chú Lê đặt nickname cho cô là Lam Ngọc có nghĩa là Turquoise - Hội trường nằm bên hông bảo tàng mỗi ngày có trình diễn ca múa của một số tiết mục tiêu biểu văn hóa của vài sắc dân vào hai buổi sáng chiều. Buổi chiều từ 3 đến 4 giờ để giới thiệu văn hóa của người bản địa đến nhiều khán giã là du khách quốc tế.

AH 18 LHU Hoop Dance

Điệu Hoop Dance của tộc người Navajo  

Cô Lam Ngọc trong trang phục của người Navajo nên cô Hồng Điệp không nhận ra, gặp chú Lê cô ôm chầm lấy chú thay vì gift heart.

- Anh, em rất vui mừng gặp lại anh - Rồi Lam Ngọc quay sang chào cô Hồng Điệp – Chào chị, có phải đây là chị Hồng Điệp?
- Vâng ạ, chị hân hạnh được biết em, nghe chú Lê nhắc nhỡ đến em luôn.

Lam Ngọc nghe cô Hồng Điệp nói thế Lam Ngọc nhúng vai liếc nhìn chú Lê mĩm cười thích chí, cô mời hai người vào hội trường đang trình diễn điệu Hoop Dance của tộc người Navajo. Một điệu múa độc đáo ở chổ người vũ công sử dụng nhiều chiếc vòng, nếu giõi có thể dùng đến 20-30 vòng cùng lúc. Màn kế tiếp là điệu Eagle Dance (Chim Đại Bàng) của người Apache. Cô Hồng Điệp chăm chú theo dõi màn trình diễn, trong khi Lam Ngọc nhìn sang chú Lê và nắm tay siết chặc mạnh, cô nói nho nhỏ vừa đủ cho chú nghe:

- I love you, Lee!

***

Xem Eagle dance xong đây là màn trình diễn sau cùng, Lam Ngọc mời mọi người cùng đi ăn chiều với món America Indian food. Tuy nhiên, chú Lê nêu lý do là phải đưa cô Hồng Điệp trở về Albuquerque sớm, đường còn xa trời tối khó đi nên chú đề nghị dùng giãi khát ở kios gần đó.

Chú Lê giới thiệu cô Hồng Điệp là bạn thân nên Lam Ngọc tỏ ra gần gủi tự nhiên như cùng là người thân nên trong câu chuyện cởi mỡ.

Lam Ngọc với trang sức turquoise kiểu Navajo, đánh hai bính tóc thả hai bên trên đầu cột băng vãi cùng nước da hơi ngâm ngâm rõ ràng là cô gái thổ dân Da Đỏ. Cô Hồng Điệp quan sát lướt qua Lam Ngọc cô nói:

- Trông em Lam Ngọc rõ ràng là cô gái Indian nhưng nói rành tiếng Việt nhỉ.
- Ngoại dạy em tiếng Việt, ngoại còn dạy em về văn hóa nữa đó, em ở với ngoại từ nhỏ. Em “haft and haft” thôi, trong em một nửa Việt Nam, một nửa là Navajo chị ạ!

Hồng Điệp thấy Lam Ngọc đáng tuổi em cháu của chú Lê nhưng sao hai người xưng hô với nhau bằng anh em, cô thấy hơi lạ:

- Trong cách xưng hô chị thấy em nhỏ tuổi hơn chú Lê nhiều sao em gọi chú bằng anh, hay là theo cách như người Anh Mỹ thì “you and me”?
- Không giống như vậy, em gọi anh Lê bằng anh vì em yêu anh ấy.

Cô Hồng Điệp ngạc nhiên với câu trả lời của Lam Ngọc:

- Ô, em khá vui tính đấy, khôi hài đem niềm vui cho mọi người cũng là điều tốt ạ!
- Không đúng như vậy, em nói thật! Em là người Navajo không biết nói dối. Em yêu anh ấy nhưng mà anh ấy không cho em cưới anh!
- Em còn trẻ, tài giõi lo gì thiếu người đàn ông xứng đáng để em chọn.
- Em chưa gặp người đàn ông nào dù Navajo hay Việt Nam để em cảm phục như anh Lê, nếu không thì làm sao có tình yêu được để sau đó mà cưới?
- Chú Lê có nói lý do tại sao từ chối tình yêu của em?
- Anh lừng khừng không chịu cưới nhau, anh Lê nói em còn trẻ anh ấy già rồi chết sớm khi có con nó cần có cha để nuôi nấng dạy dỗ. Đó là theo cách anh nghĩ thôi, nhưng đừng quên rằng em mang dòng máu của tộc người Navajo. Người phụ nữ Da Đỏ biết đẻ con phải biết nuôi dạy con nít, vượt qua thách thức trong cuộc sống, phải biết truyền dạy tinh thần tôn trọng thiên nhiên sống hòa hợp trong đó, tôn kính thần linh và tổ tiên. Con trai phải khỏe mạnh như một dũng sĩ, con gái phải biết gánh vác gia đình dù người cha có mất đi. Em có nghề nghiệp vững vàng, em có bản lĩnh của người phụ nữ Indian, anh Lê nghĩ như vậy là sai!

Cô Hồng Điệp thấy Lam Ngọc thành thật, cởi mở cũng dễ thương định tìm lời an ủi cho cuộc tình ngang trái không may mắn, nhưng chưa kịp thì Lam Ngọc nói tiếp:

- Hồi mười năm trước em có tình yêu, bây giờ tình yêu đó vẫn còn nhưng em không buồn. Em cảm ơn thần linh đã cho em biết thế nào là tình yêu. Bây giờ nghĩ lại em thấy trong đó cũng có điều tốt. Biết đâu sau khi cưới nhau làm sao sống trong khung ràng buộc người phụ nữ cái gì mà tam? cái gì mà tứ đó? ngoại nói vậy. Theo kiểu văn hóa China đó cột chặc người phụ nữ. Làm sao còn có thể hòa mình cùng thảo nguyên thênh thang, làm sao còn xứng đáng với thần linh của núi rừng bao la, với tổ tiên?

Thấy mặt trời sắp lặng nên chú Lê từ giã để trở về Albuquerque, cô Hồng Điệp ôm Lam Ngọc với chân tình của người chị đối với cô em gái nhỏ trước khi chia tay:

- Lần đầu chị gặp một người phụ nữ Indian, qua em chị hiểu thêm về văn hóa của một nền văn minh khác. Chuyến đi này chị mới hiểu được tại sao dù trãi qua bao nhiêu thăng trầm nghiệt ngã người Native Indian luôn tồn tại và tự hào với nền văn hóa và nguồn gốc của họ, trong đó người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng. Khi nào có dịp em về Việt Nam nhớ ghé thăm Hà Nội, chị sẽ đón tiếp em, “haft and haft Vietnamese”.
- Sur, em sẽ bắt anh Lê làm chuyến đi về Việt Nam, chắc anh không dám cãi em đâu, em biết sử dụng tomahawk thành thạo mà.
- Good bye Honey!

Lê Hữu Uy
Arizona - April 20, 2023

(Bài viết dựa trên câu chuyện hoàn toàn hư cấu, nếu có sự trùng hợp nào đó là trường hợp ngẫu nhiên, xin quý độc giã thông cảm