"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta." ** Triệu Thị Trinh **

 

Some Returned Loans: Japanese Loanwords in Mandarin (Món Nợ Trả Lại: Các Từ Ngữ Nhật  Cho Mượn Vào Tiếng Quan Thoại)

20dhvhjlw1

Lời Mở Đầu

Chúng ta vẫn biết tiếng Việt dùng rất nhiều chữ Hán. Nhưng điều ít bàn đến là một số rất lớn từ ngữ tiếng Trung Quốc hiện đại và do đó một số rất lớn từ ngữ tiếng Việt có nguồn gốc từ những từ ngữ ghép mới do người Nhật sáng tạo từ các chữ Hán gốc (Hoà chế Hán ngữ/ wasei kango 和製漢語, Japan-made Chinese words).

Số lượng các từ được du nhập từ Nhật vào tiếng Trung tăng nhanh trong thời Minh Trị Thiên Hoàng (Emperor Meiji 1852-1912) và chững lại (plateau) khoảng năm 1920. Hiện nay, đa số  những từ Nhật du nhập vào Trung quốc  là những từ áp dụng cho cuộc sống hàng ngày (daily life terms), trái ngược với thời 1840-1920 lúc đó chỉ có chừng 8% là áp dụng cho đời sống hàng ngày và chừng 64% là cho các thuật ngữ chuyên môn (terminologies). Nói cách khác, thế kỷ 19 bước qua thế kỷ thứ 20, vì cùng dùng chung chữ Hán  Trung Quốc dùng các thuật ngữ của Nhật để học khoa học của phương tây, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học, và trong những thập niên gần đây, một khi tiếng quan thoại đã được cải tổ và định hình, Trung quốc không còn là một nước nghèo khó và lạc hậu nữa, thì người Trung quốc lại vẫn cần vay mượn những từ ngữ gốc Nhật (hay nước khác như Anh ngữ, Hàn ) áp dụng cho cuộc sống mới để hội nhập vào cuộc sống toàn cầu hoá.(Chen Haijing) (1)

Tôi xin tạm dịch đoạn trích sau đây từ khảo cứu của một nhà ngôn ngữ Đài Loan, Karen Steffen Chung, Tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Leiden, Hà Lan, Phó giáo sư Ngoại ngữ và Văn chương tại Đại học Quốc Gia Đài Loan,  bàn về sự hiện diện của các từ mượn từ tiếng Nhật trong tiếng quan thoại dùng ở Đài Loan. (3)

Điều này khá thú vị đối với người Việt hải ngoại.  Chúng ta còn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp rất “elitist”, muốn bảo vệ  tiếng Việt của giữa thế kỷ 20, nặng về khuôn phép và tự tôn dân tộc, hai đặc tính mà chúng ta thừa hưởng từ một thế kỷ làm thuộc địa Pháp. Chúng ta đang băn khoăn trước những thay đổi mạnh mẽ của tiếng Việt được dùng ở Việt Nam trước thử thách tạo nên bởi nhu cầu hội nhập với toàn thế giới. Một  bên là Đông Á ( Nhật, Trung, Hàn quốc, Đài Loan, Singapore) với truyền thống Hán ngữ chung với Việt Nam trước đây trong cả ngàn năm nhưng đang không ngừng đổi mới, và bên kia là thế giới ngôn  ngữ Âu Mỹ gồm tiếng Anh năng động, sáng tạo và hủy diệt không ngừng, uyển chuyển thích ứng với mọi hoàn cảnh và đang làm bá chủ toàn thể giới.

 

Some Returned Loans: Japanese Loanwords in Mandarin

 

Anyone familiar with the languages of East Asia is aware of the huge scale of linguistic

borrowing from Chinese into Japanese that started in the Tang dynasty, and has resulted in a

modern Japanese vocabulary that is around 50 percent Chinese in origin.

 But the direction of borrowing between China and Japan has not been one-way. In the

late nineteenth and early twentieth centuries, Chinese borrowed extensively from Japanese as

part of its effort to modernize and Westernize. What were borrowed, however, starting from

the late 1860s, were mainly Japanese coinages of Chinese character compounds used to

 translate Western academic and abstract concepts. Japan, in a continuation of the Edo

intellectual tradition, placed heavy emphasis on things Chinese during this period, so it is

natural that Chinese played such an important role in new word coinages (Seeley 1991: 136).

Common examples of this are歷史lìshǐ/rekishi ‘history’, 哲學zhéxué/tetsugaku ‘philosophy’,

手段shŏuduàn/shudan ‘manipulation, means’, 積極jījí/sekkyoku ‘positive, active’, and 目的

mùdì/mokuteki ‘goal’. Some, such as 革 命 gémìng/kakumei ‘revolution’ and 文 化

wénhuà/bunka ‘culture’ already existed in ancient Chinese texts or Chinese translations of

Buddhist sutras; Wang (1988: 685) comments that a Chinese translator might have come up

with the same ones if the Japanese had not chosen them first. And some of the compounds

adopted by the Japanese came from contemporary English-Chinese dictionaries, like W.

Lobscheid’s English and Chinese Dictionary, with Punti and Mandarin Pronunciation (Hong

Kong, 1866-9); including perhaps the compounds 數學 shùxué/sūgaku ‘mathematics’, 電氣

diànqì/denki ‘electricity’, 立法 lìfǎ/rippō ‘legislation’, and 合眾國 hézhòngguó/gasshūkoku

‘United States of America’ (Seeley 1991: 136). Others, like 科學 kēxué/kagaku ‘science’ and

系統 xìtŏng/keitō ‘system’ were new creations based on Chinese morphemes previously

borrowed into Japanese (Norman 1988:21). This method of using Chinese characters as

modular “building blocks” had in fact been used during the Edo period in translation exercises

encountered in Dutch scientific texts (Seeley 1991: 137). Wang (1988: 685) says that a

Chinese might well not have chosen the particular combinations of characters used to form

the compounds in this category; but since the Japanese had already created them, and since in

most cases they did not “offend Chinese sensibilities”, they were conveniently adopted.

 Because the form of the loans was completely Chinese – the “Japanese” contribution was

the choice of character combinations, not the morphemes themselves – these “loans” are

seldom even recognized as being “assembled in Japan from Chinese components”. They are

for the most part deeply assimilated in the modern Chinese language. A similar process takes

place in modern Greek when it “reborrows” words coined in other languages such as English

from ancient Greek roots, like cosmonaut κοσµοναυτηζ (kosmonautis) and telegram

τηλεγραφηµα (tilegrafima) (Browning 1969: 116)–except that two distinct writing systems

are involved, whereas Chinese and Japanese share written Chinese kanji, at least for most

borrowed/loaned vocabulary.

Chinese reform leader Kang Youwei 康有為 once said: “I regard the West as a cow, and

the Japanese as a farmhand, while I myself sit back and enjoy the food!’” Early Japanese

translations made large numbers of important scholarly works and concepts from the West

widely available to Chinese audiences; the Chinese felt that Japanese was an “easier”

language than Western ones for a Chinese to learn. The Qing court sent increasing numbers of

students to Japan – 13,000 in 1906. Between 1902-1904, translations from Japanese

accounted for 62.2 per cent of all translations into Chinese. The great majority of these works

were themselves translations from English and other Western languages (Hsu 1975: 522).

 The choice to borrow ready-made Japanese renderings of foreign concepts was not an

automatic one, and others did try to come up with and promote original Chinese translations.

Scholar and translator Yan Fu 嚴復 (1853-1912), for example, made a such an effort, and

suggested such translations as 名學 míngxué for ‘logic’ (‘name study’; now 邏輯 luójí, a

phonetic loan from English, though it was also previously called 論理學 lùnlǐxué, a Japanese

coinage, and 理則學 lǐzéxué), 計學 jìxué (‘calculation study’) for ‘economics’ (intellectual

Liang Qichao 梁啟超 suggested 資產學 zīchǎnxué ‘assets study’) and 界說 jièshuō for

‘definition’ (now 定義 dìngyì, from the Japanese) (Wang 1988: 691, Wang 1955: 94). But the

Japanese off-the-rack translations were greatly preferred over such expressions as 量天尺

liángtiānchǐ (measure + sky + ruler) ‘sextant’, now 六分儀 liùfēnyí (six-part-instrument); and

銀館 yínguǎn (silver + building) ‘bank’, now 銀行 yínháng (silver + business firm) (Wang

1988: 684). Today, on the other hand, Chinese tends to come up with its own translations of

foreign concepts, rather than relying on Japan for this “service” (Norman 1988: 21).

From: Some Returned Loans:

Japanese Loanwords in Taiwan Mandarin

Karen Steffen Chung

National Taiwan University

The original version of this paper was presented at the

Workshop on Language Change in Japan and East Asia, Sheffield University, Sheffield, UK. May 21-22, 1999,

 

Món Nợ Trả Lại: Các Từ Ngữ Nhật  Cho Mượn Vào Tiếng Quan Thoại

Bất cứ ai quen thuộc với các ngôn ngữ Đông Á đều nhận thức được quy mô lớn của sự vay mượn ngôn ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Nhật bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và đã dẫn đến khoảng 50% từ vựng tiếng Nhật hiện đại có nguồn gốc tiếng Trung Quốc.

Nhưng hướng vay mượn giữa Trung Quốc và Nhật Bản không phải là đường một chiều. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tiếng Trung vay mượn nhiều từ tiếng Nhật như một phần của nỗ lực hiện đại hóa và phương Tây hóa. Những gì đã được vay, tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thập niên 1860, chủ yếu là những từ ngữ kép mới được Nhật Bản tạo nên từ các chữ Hán  để dịch các khái niệm học thuật và trừu tượng của phương Tây. Nhật Bản, trong sự tiếp nối của truyền thống trí thức Edo, đặt trọng tâm vào bất cứ những gì đến từ Trung Hoa vào thời kỳ này, vì vậy việc tiếng Trung  đóng một vai trò quan trọng như vậy trong việc tạo nên các từ mới cũng là chuyện tự nhiên.(Seeley 1991: 136).

Các ví dụ phổ biến về điều này là 歷史 lìshǐ / rekishi ‘history’ (“lịch sử”); 哲學 zhéxué / tetsugaku/philosophy ‘triết học’; 手段 shŏuduàn / shudan/manipulations, means, (thủ đoạn), 積極 jījí / sekkyoku/‘positive, active’ (tích cực) và 目的 mùdì / mokuteki ‘goal (mục tiêu). Một số, chẳng hạn như 革 命 gémìng / kakumei / revolution (“cách mạng”) và 文 化, wénhuà / bunka/culture (văn hóa) đã tồn tại trong các văn bản cổ của Trung Quốc hoặc các bản dịch tiếng Trung của Kinh điển Phật giáo; Wang (1988: 685) bàn rằng có thể một phiên dịch viên người Trung nào đó cũng có thể đã đưa ra những từ ngữ tương tự nếu người Nhật không đứng ra chọn chúng trước. Và một số từ ghép được người Nhật chọn dùng lấy từ các từ điển Anh-Trung đương đại, như cuốn Từ Điển Anh-Hoa của W. Lobscheid (W. Lobscheid’s English and Chinese Dictionary), với cách phát âm tiếng Quảng Đông (Punti – Bản Địa) và tiếng Quan Thoại (Hồng Kông, 1866-9); có lẽ bao gồm các từ ghép (compound) như 數學 shùxué / sūgaku ‘math’ (số học), 電氣 diànqì / denki (điện khí), 立法 lìfǎ / rippō/legislation (lập pháp), và 合眾國 hézhòngguó / gasshūkoku/United States of America (Hợp-chủng- quốc) (Seeley 1991: 136). Những từ ngữ khác, như 科學 kēxué / kagaku/science (khoa học) và 系統 xìtŏng / keitō ‘system’ (hệ thống) là những sáng tạo mới dựa trên các đơn vị ngôn ngữ (morpheme) mà trước đây tiếng Nhật mượn của Trung quốc (Norman 1988: 21). Phương pháp sử dụng các ký tự Trung Quốc như là những đơn vị "khối dùng để  xây dựng mô-đun" trên thực tế đã được sử dụng trong thời kỳ Edo trong các bài phiên dịch  các văn bản khoa học Hà Lan (Seeley 1991: 137). Wang (1988: 685) nói rằng đúng là người Trung đã không chọn các tổ hợp ký tự cụ thể được sử dụng để tạo thành các từ ghép loại này; nhưng vì người Nhật đã tạo sẵn ra chúng, và vì hầu hết các trường hợp các từ ngữ này không làm người Trung nghe chói tai (không "xúc phạm sự nhạy cảm" của họ), chúng đã được thông qua một cách thuận tiện.

Bởi vì hình thức của sự vay mượn hoàn toàn là của Trung Quốc - đóng góp của Nhật Bản là sự lựa chọn các kết hợp ký tự (character combination), không phải bản thân các đơn vị ngôn ngữ - những "vay mượn" này thậm chí hiếm khi được công nhận là “được lắp ráp tại Nhật Bản từ các linh kiện Trung Quốc”. Hiện nay, phần lớn chúng đã được đồng hóa sâu sắc trong ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại. Một quá trình tương tự đã diễn ra  trong tiếng Hy Lạp hiện đại khi nó "vay lại" các từ ngữ  được tạo ra bởi các ngôn ngữ khác như tiếng Anh từ các ngữ căn Hy Lạp cổ đại, như κοσµοναυτηζ (kosmonautis/ nhà du hành vũ trụ hay "phi hành gia") và τηλεγραφηµα (tilegrafima/ điện tín) (Browning 1969: 116) - chỉ khác ở điểm họ dùng hai hệ thống chữ viết khác nhau (ký tự Hy lạp và La tinh), trong khi người Trung Quốc và Nhật Bản chia sẻ chữ Hán viết của Trung Quốc, ít nhất là đối với hầu hết từ vựng vay mượn.

Nhà lãnh đạo cải cách Trung Quốc Kang Youwei 康有為 (Khang Hữu Vi) từng nói: “Tôi coi phương Tây như một con bò, và người Nhật như một người nông dân, trong khi bản thân tôi ngồi lại và thưởng thức món ăn! "

Các bản dịch đã tạo nên một số lượng lớn tác phẩm và khái niệm học thuật quan trọng từ phương Tây được phổ biến rộng rãi cho độc giả và thính giả Trung Quốc; người Trung Quốc cảm thấy rằng học tiếng Nhật "dễ dàng hơn" là ngôn ngữ phương Tây đối với người Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh gửi ngày càng nhiều sinh viên đến Nhật Bản - 13.000 vào năm 1906. Từ năm 1902-1904, bản dịch từ tiếng Nhật chiếm 62,2% tổng số bản dịch sang tiếng Trung Quốc. Phần lớn những tác phẩm này chính nó là bản dịch từ tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác (Hsu 1975: 522). Sự lựa chọn mượn các "bản vẽ" của Nhật Bản đã làm sẵn về các khái niệm từ nước ngoài không phải là tự động xảy ra, và đã có những người khác cố gắng tạo ra và quảng bá các bản dịch gốc tiếng Trung. Ví dụ, học giả và dịch giả Yan Fu 嚴復(Nghiêm Phục) (1853-1912), đã nỗ lực như vậy, và đề xuất các bản dịch như là 名 學 míngxué (danh học) cho 'logic'; bây giờ là 邏輯  luójí, (logic)(Hán Việt: La tập), mượn phiên âm từ tiếng Anh, mặc dù trước đây nó còn được gọi là 論 理學 lùnlǐxué (luận lý học), từ mới tiếng Nhật , và 理 則 學 lǐzéxué) (lý tắc học); 計 學 jìxué (calculation studies)(kế học) cho ‘kinh tế học’ (nhà trí thức Liang Qichao 梁啟超 (Lương Khải Siêu) đề nghị 資產 學 zīchǎnxué ( tư sản học/nghiên cứu tài sản); và 界說 jièshuō (giới thuyết) cho 'definition', (nay là 定義 dìngyì, từ tiếng Nhật,  Hán Việt: định nghĩa) (Wang 1988: 691, Wang 1955: 94).

Nhưng các bản dịch tiếng Nhật có sẵn được ưa chuộng hơn rất nhiều so với các cách diễn đạt như 量 天 尺 liángtiānchǐ (lượng thiên xích [đo + bầu trời + thước]) để dịch ‘sextant’, bây giờ là 六分儀 / liùfēnyí (lục phân nghi); và 銀 館 yínguǎn (ngân quán), nay là 銀行 yínháng (ngân hàng) (Wang 1988: 684). Mặt khác, ngày nay, Trung Quốc có xu hướng đưa ra các bản dịch của riêng mình cho các khái niệm của nước ngoài, thay vì dựa vào Nhật Bản cho 'dịch vụ' này (Norman 1988: 21).

Tham khảo:

1)Chen Haijing: A Study of Japanese Loanwords in Chinese (University of Oslo)

https://www.duo.uio.no/bitstream/handle/10852/43028/A-Study-of-Japanese-Loanwords-in-Chinese.pdf?sequence=1

2)http://bild-lida.ca/educationalsociolinguistics/uncategorized/japanese-loanwords-in-modern-chinese/

3)https://www.academia.edu/750447/Some_Returned_Loans_Japanese_Loanwords_in_Taiwan_Mandarin1

3)http://bild-lida.ca/educationalsociolinguistics/uncategorized/japanese-loanwords-in-modern-chinese/

Hồ Văn Hiền

Ngày 6 tháng 12 năm 2020

Mùa Đông Covid-19