Vài Ý-Nghĩ “Nhỏ” Quanh Vấn-Đề Làm Thơ

 

Nói về thơ là nói về một đề-tài cũ-rích, “xưa như trái-đất”, nhất là Thơ tiếng Việt. Ngày nay, số người làm Thơ tiếng Việt gia-tăng nhiều, vì Thơ tiếng Việt tương-đối “dễ làm.”

Bài này không có mục-đích trình-bầy vấn-đề làm thơ một cách đầy-đủ, hay phê-phán một ai cả, mà chỉ đưa ra một vấn-đề từ bao-nhiêu năm gây tranh-luận về thơ, cần thảo-luận lại. Mong độc-giả thông-cảm.

Về thơ, tiếng Việt và tiếng Trung-Hoa có những lợi-điểm riêng, mà các ngôn-ngữ khác không có được. Riêng tiếng Việt, chỉ cần tác-giả có một trình-độ văn-hóa nào đó, và có một chút “hồn thơ” là có-thể làm được, còn “đúng” hay “sai”, “hay” hoặc “dở” lại là điều khác.

Theo thiển-ý, thơ là những bài văn-vần (poetry) dùng để diễn-tả tình-cảm của con người. Ta không thấy các loài vật khác làm thơ.

Như đã nói, tiếng Việt là tiếng đơn-âm (monosyllable), gần như mỗi chữ đều mang một ý-nghĩa, trong khi tiếng nước ngoài thuộc loại đa-âm (polysyllable).

Thí-dụ 1: đại-học (mỗi chữ 1 âm), university (5 âm).

Tiếng Việt có âm-thanh du-dương, bổng trầm (thanh âm) là nhờ ở 5 dấu giọng và không dấu.

ma, mà (bằng), má, mả, mã và mạ (trắc). Mỗi chữ đều có ý-nghĩa riêng của nó.

-những chữ mang dấu huyền, hay không dấu: thanh bằng;

-những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã và nặng: thanh trắc.

Trong thơ tiếng Việt thường có những vần : a (ta, hoa...); ai, ay (say, lai...); anh (anh, mành...); ương (thương, đường...); vần au; âu (sau, lâu...); ong; ông (lòng,sông...)

Riêng về “Vần” ở thơ Việt, Nhà Thơ Nguyên-Sa (Hồi-Ký) nói là “nếu vần thơ luôn-luôn sát nhau sẽ gây ra nhàm-chán. Vần không nên sát hẳn, thậm-chí lạc-vần (lạc-vận): Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng-áp và lạc-vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ-trợ, và không cần sự phối-âm, nhưng sử-dụng những nền âm-thanh khác-biệt có khả-năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngay cả vần lạc cũng nắm tay giữ được trong khoảng không-gian giữa trời, giữa đất mênh-mông...

Quan-sát những phần sau đây để hiểu rõ hơn:                                                 

vần chỉnh (vần chính, giầu): Khi 2 vần bằng hay trắc giống nhau. Vần bằng (sương/đường)...

Vần trắc (cánh/ánh)...

vần thông (vần nghèo): Khi 2 vần bằng hay trắc đồng-thanh nhưng khác âm và có thể “ăn thông” với nhau. (a/oa), (I/a/uy), (anh/inh)...

vần cưỡng áp (cưỡng vận):Khi hai hay nhiều vần khác nhau hoàn-toàn, có thể dùng khi bị “cưỡng-bách”. Không nên dùng nhiều trong một bài thơ. (an/ang, in/im)...

Thí-dụ 2:

Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.

Nguyễn-Du (Đoạn-Trường Tân-Thanh)

Lạc-vận:Khi hai hay nhiều vần khác nhau hoàn-toàn (không thuộc vần chính, cũng không thuộc vần thông). Không nên dùng vì sẽ bị “lạc”. (ơ/ơi), a/ai/ia)...

Thí-dụ 3:

Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi...

Nguyễn-Du (Đoạn-Trường Tân-Thanh)

Góp-ý về vần:

-chính-vận chặt-chẽ, nhưng gò-bó, kém linh-động.
-thông-vận làm cho bài thơ trở nên đặc-sắc, biến-ảo.
-cả ba cách nói trên đều dùng được. Riêng lạc-vận là phải tránh, vần (ê/on), (oai/âu)...không bao giờ vần với nhau.

-Cưỡng hay thông-vận? Đó là hai câu-hỏi thông-thường khi làm thơ.
Theo Đoạn-Trường Tân-Thanh của Nguyễn-Du, những vần nào có sử-dụng, được coi như thông-vận.

-ong, ông, ung là thông-vận.

Thí-dụ 4:

Tuần trăng-khuyết, đĩa dầu hao
Mặt mơ-tưởng mặt, lòng ngao-ngán lòng.
Phòng-văn hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím-loan...

Nguyễn-Du (Đoạn-Trường Tân Thanh)

-ang, oang, ương là thông vận.

Thi-dụ 5:

Cung-thương lầu-bậc ngũ-âm
Nghề riêng ăn đứt hồ-cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên “bạc-mệnh” lại càng não-nhân...

Nguyễn-Du (Đoạn-Trường Tân-Thanh)

Nhưng ong, ôngương là cưỡng vận. (Trong toàn bộ truyện Kiều, không có câu nào vần ông đi đôi với vần ương cả).

Tuy là vần miễn-cưỡng nhưng cưỡng vận tạm dùng được, Nếu có thể, nên tránh.

Tóm lại:

Cả ba cách hoà vận nói trên đều dùng được.
Chỉ riêng lạc-vận là phải tránh, gieo lạc-vận là bài thơ hỏng.

Thông-thường câu thứ nhất của một đoạn thơ quyết-định loại thơ.

Có nhiều loại thơ tiếng Việt đơn-thuần: 5 chữ; 6 chữ; một 6 chữ, một 8 chữ xen-kẽ (Lục Bát ); hai 7 chữ, một 6 chữ và một 8 chữ (Song Thất Lục Bát), Đường Luật, 8 chữ, tự-do, vân-vân...

Trong tập Hương Cố-Nhân của Nguyễn-Bính (NXB Văn-Nghệ-1999), có 31 bài thơ, chia ra 14 bài 7 chữ, 16 bài Lục-Bát và 1 bài 5 chữ, hình như chỉ có một chữ là sai qui-luật. Ở bài Mùa Đông Nhớ Cố-Nhân (trang 19) chữ "nhớ" phải vần bằng, tác-giả viết vần trắc.

Có người chỉ thích dùng một loại thơ duy-nhất khi sáng-tác. Mỗi một loại thơ đều có ‘”luật-lệ” riêng chi-phối, không thể tùy-tiện theo ý mình.

Ngày nay ít người làm thơ 4 chữ, chỉ thấy sử-dụng trong “Sớ Táo quân”, vè, ca-dao... nên không đề-cập ở đây.

1. Thơ 5 chữ (thơ mới):

Nói đến thơ 5 chữ, phải nói đến Nhà Thơ Vũ-Đình-Liên và Nguyễn-Nhược-Pháp ngày xưa. Thơ 5 chữ của Kim-Tuấn và Nguyễn-Tất-Nhiên được các Nhạc-Sĩ phổ-nhạc nhiều.

Thí-dụ 6:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông-đồ già
Bầy mực Tầu, giấy đỏ
|
Bên phố đông người qua...

(Vũ-Đình-Liên/Ông-Đồ-1936)

Hai câu 1 và 3 (trắc) vần nhau (nở/đỏ).

Hai câu 2 và 4 (bằng) vần nhau (già/qua).

Thí-dụ 7:

Sáng nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi-sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn-đầu, soi-gương...

(Nguyễn-Nhược-Pháp/Đi chùa Hương)

Ba câu 1, 2 và 4 (bằng) vần nhau (Hương/sương/gương).

Thí-dụ 8:      

Tặng anh bức-ảnh nhỏ
Chụp mùa sen năm nay
Từ buổi tình-duyên lỡ
Đêm nào tôi cũng say...

(Nguyễn-Bính/Hương cố nhân)

Hai câu vần trắc (nhỏ/lỡ) vần nhau. Hai câu bằng 2 và 4 vần nhau (nay/say).

Không thấy quy-định luật cho loại thơ 5, 6 và 8 chữ, chỉ cần đọc lên nghe thuận tai, không “ngang” là được.

2. Thơ 6 chữ (thơ mới):

Cũng theo luật thơ 5 chữ.

Thí-dụ 9:

Quê-hương là gì hở mẹ 
Mà cô-giáo dậy phải yêu 
Quê-hương là gì hở mẹ 
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...

Đỗ-Trung-Quân (Quê-Hương) 

Hai câu 2 và 4 có vần chéo nhau (yêu/nhiều).

Thí-dụ 10:

Đời-sống cho nhau gặp-gỡ
Đôi-tay qua bao vẫy-chào
Có lúc nương đời mà sống
Cắn môi để còn biết đau...

Nguyễn-Tùng-Buông (Tóc Người Còn Mãi Đời Sau)

3. Thơ Lục Bát: Dễ, nhưng cũng khó làm. Nếu không biết cách gieo vần, đọan thơ hay bài thơ sẽ trở nên “ngô-nghê” hay"ráp chữ" khó sửa. Nổi-tiếng có Nguyễn-Du (Kiều hay Đoạn-Trường Tân-Thanh), sau này là Tản-Đà, Bùi-Giáng...

Luật: Chữ         1          2          3          4          5          6          7          8

Câu 1              b/t        B         b/       T          b/t        B                  

Câu 2              b/t        B         b/t        T          b/t        B         b/t         B

................                                                                   

Thí-dụ 11:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo ghét nhau.
Trải qua một cuộc biển dâu,
Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng.

(Nguyễn-Du / Đoạn-Trường Tân-Thanh)

Ta thấy, những chữ 1, 3, 5 và 7: tùy ý (bất luận b hay t), nghĩa là bằng hay trắc cũng được.

4. Thơ Song-Thất Lục-Bát:

Loại thơ này có 2 câu 7 chữ, rồi đến 2 câu lục bát, và cứ thế cho đến hết bài.

Luật:  Chữ                 1          2          3          4          5          6          7

câu 7                        t/b        B         t/b        T        t/        B          T

câu 7                       t/b        T         t/b       B         T          t/b        B

câu Lục            B        B          T         T                        

câu Bát            B        B          T         T         B          B          T          B

Thí-dụ 12:

Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ-y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu-phòng

Mà xui phận-bạc nằm trong má đào?

Nguyễn-Gia-Thiều (Cung-Oán Ngâm-Khúc).

Thí-dụ 13:

Thuở trời-đất nổi cơn gió-bụi
Khách má-hồng nhiều nỗi truân-chuyên
Xanh kia thăm-thẳm từng trên
Vì ai gây-dựng cho nên nỗi này...

(Đặng-Trần-Côn / Đoàn-Thị-Điểm dịch nôm / Chinh Phụ-Ngâm)

-Chữ thứ 7 của câu 1 (vần T) vần với chữ thứ 5 của câu 7 (câu 2) (bụi/nỗi).

-Chữ thứ 6 của câu Lục kế-tiếp mang vần B.

-Chữ thứ 6 của câu Bát kế-tiếp mang vần B (vần với câu Lục). (chuyên/trên/nên).

-có thể tiếp-tục như thế đến hết bài.

5. Thơ Đường: Bắt nguồn từ đời nhà Đường bên Trung-Hoa, còn gọi là thơ Đường-luật. Loại thơ này luật-lệ gò-bó, khe-khắt, thường được các “cụ nhà ta” viết bằng chữ Hán, dịch nôm.).

Thơ Đường-luật có một hệ-thống quy-tắc phức-tạp với 5 điều nghiêm-khắc về luật, niêm, vần, đối và bố cục, ngày nay ít người dùng.

Về hình thức, thơ Đường-luật có:

  1. Thất-ngôn bát-cú (7 chữ, 8 câu, 56 chữ)
  2. Thất-ngôn tứ-tuyệt (7 chữ, 4 câu, 28 chữ)
  3. Ngũ-ngôn tứ-tuyệt (5 chữ, 4 câu, 20 chữ)
  4. Ngũ-ngôn bát-cú (5 chữ, 8 câu, 40 chữ), v.v...

Mỗi câu 7 chữ. Tưởng-tượng cắt bài thơ Đường làm 2 phần nửa trên và nửa dưới. Vậy là, ta có 2 đoạn thơ 7 chữ (Thơ mới).

Thí-dụ 14:

Bước tới đèo Ngang bóng xế
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom-khom dưới núi tiều vài chú,
Lác-đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau-lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái da-da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình-riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh-Quan/Qua đèo Ngang)

Luật thơ Đường:

Vần Bằng: Được dùng nhiều hơn vần Trắc.

Thí-dụ 15:

            1          2          3          4          5          6          7

Câu 1  b/t        T          b/t        B        b/t         T           B (tà)

Câu 2              B                      T                      B          B (hoa)

Câu 3              B                                           B          T

Câu 4              T                                           T          B (nhà)

Câu 5              T                                           T          T

Câu 6              B                      T                               B (gia)

Câu 7              B                      T                              T         

Câu 8              T                      B                      T          B (ta)

Hay:

Thí-dụ 16:

B                     T                      B          B (vần)

T                     B                      T          B (vần)

T                     B                      T          T

B                     T                      B          B (vần)

B                     T                      B          T

T                     B                      T          B  (vần)                 

T                     B                      T          T         

B                     T                      B          B (vần)

Quanh năm buôn-bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn-lội thân- khi quãng-vắng,
Eo-sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành-phận,
Năm nắng mười mưa dám quản-công.
Cha mẹ thói-đời ăn bạc,
chồng hờ-hững cũng như không.

(Trần-Tế-Xương/Thương Vợ)

Nhận xét:        

1. Các câu 1, 4 và 8: giống nhau.

2. Các câu 2, 3: giống nhau.

3. Các câu 6, 7: giống nhau.

Thí-dụ 17:

Dù viết 4 câu, vẫn cùng 1 loại thơ (xem thơ mới 7 chữ). Thí dụ: thắt-ngôn tứ-tuyệt.

Bồ-đào mỹ-tửu dạ-quang bôi
Dục ẩm tỳ-bà mã-thượng thôi
Túy ngọa sa-trường, quân mạc tiếu
Cổ-lai chinh-chiến kỷ nhân hồi.

(Vương-Hàn / Lương-Châu-Từ)

6. Thơ 7 chữ (thơ mới):

Mỗi câu 7 chữ. Tưởng-tượng cắt bài thơ Đường làm 2 phần nửa trên và nửa dưới. Vậy là, có 2 đoạn của thơ 7 chữ.

Bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh-Quan được chia đôi (thí-dụ 8) như sau:

chữ 1    2         3           4          5          6          7

câu 1   b/t        T          b/t        B          b/t        T          B

câu 2   b/t        B          b/t        T          b/t                 B

câu 3   b/t        B          b/t        T          b/t        B          T

câu 4   b/t        T          b/t        B          b/t        T          B

và:      

chữ 1    2          3          4          5          6          7

câu 1   b/t                 b/t        B          b/t        T          T

câu 2   b/t        B          b/t        T          b/t                B

câu 3   b/t        B          b/t        T          b/t                 T

câu 4   b/t        T          b/t        B          b/t        T          B

b/t: những chữ có thể thay thanh bằng sang thanh trắc hay ngược lại.

Có người ví luật “bằng trắc” trong thơ 7 chữ giống như “gánh lúa”, ở hai đầu là 2 thúng lúa bằng nhau. Điều đó không ngoa.

Nhận xét:

- b/t: những chữ có thể thay thanh bằng sang trắc hay ngược lại.

-Nhiều bài thơ bây giờ chỉ theo đúng 2 câu (trên hay dưới), thay vì phải 4 câu mới thành 1 đoạn. Khi muốn ứng-dụng sang Thơ 7 Chữ (mới), lấy nửa nào cũng được.

Thí-dụ 18:       

Oan-khổ cho tôi đến bực này
Đàn tôi đánh đứt cả muôn y.
Nối cho tơ ấy thay tơ khác,
Hỡi những bàn tay, những ngón tay.

Ba gian bốn gió một thân đàn,
Trục phượng thì-thầm với phím-loan:
-“Vụng kén tri-âm là lụy đó,”
Để giang-hồ hết cả âm-vang.

......

(Nguyễn-Bính / Một Thân Đàn)

-cứ tiếp-tục như thế sẽ được một bài thơ 7 chữ.

7. Thơ tám chữ:

Cũng như thể thơ 5, 6 và 7 chữ (mới), thể thơ này không có quy-luật nhất định, vần điệu tự do hơn. Làm thơ tám chữ dễ-dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật gò-bó như Thơ Đường.

Thí-dụ 19:

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi,
bên kia biển là quê-hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh-...

Du-Tử-Lê (Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển)

Thí-dư 20:

lũ chúng-ta đầu-thai lầm thế-kỷ
một đôi người u-uất nỗi chơ-
đời kiêu-bạc không dung hồn giản-dị
thuyền ơi thuyền, xin ghé bến hoang-

Vũ-Hoàng-Chương (Say)

8. Thơ tự-do.

Nói đến thơ tự-do, ta nghĩ ngay đến cụ Phan-Khôi với bài Tình Già nổi-tiếng. Bài thơ xuất-hiện năm 1932 trên báo Phụ-Nữ Tân-Văn như một cuộc cách-mạng đổi-đời. Bài thơ được xem như lối thơ tự-do tách-biệt hoàn-toàn với lối thơ Đường gò-bó trước đó, bài thơ dài ngắn khác nhau trong một đoạn, nhưng thơ tự-do có âm-thanh riêng của nó, không dễ làm.

Trong tập "Liên, Đêm Mặt Trời Tìm Thấy", Thanh-Tâm-Tuyền cho rằng: "Thơ tự-do không gieo vần lối đồng-âm, đồng-thanh, vần của nó là vần ẩn-giấu cách-xa, có thể đi tới khác âm, nghịch thanh, nhịp điệu của nó là sự phối-hợp của một toàn-thể không khuôn trong một số câu nhất-định khiến cho hơi thơ tự-do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác".

Thí-dụ 21:

Em biết không?
Em biết không?
Trong ngục tù giam giữ những than-van
Người ta kêu một mình
Thành tiếng động rửng-rưng đống sắt rỉ-hoen rơi-đổ
Não óc anh hàng chấn song nguyền-rủa
Khi em đi qua những đường-phố dẫm nát những giấc-mộng theo-đòi
Hy-vọng dội lên trong mọi hồi trống rỗng
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều
Khóc thờ-ơ ngoài không-trung...

(Thanh-Tâm-Tuyền/Sầu khúc)           

9. Thơ Tân hình thức.

Thơ tân hình thúc (new formalism poetry) đã có trong thơ Việt-Nam từ lâu, nhưng đến 2000 mới nở-rộ với Nhà Thơ Khế-Iêm, và phong-trào đang trong vòng tranh-luận, chúng tôi không muốn nói nhiều ở đây vì sợ lạc-đề. Theo Khế-Iêm, phong-trào thơ này sử-dụng “thi pháp tự nhiên của đời thường (tính truyện), xử dụng kỹ thuật vắt giòng (enjambment), đọc liên tục từ dòng (line) này sang dòng khác, lập lại những nhóm chữ (như nhạc Rap) để tạo thành điệp vận và vần không hợp cách.”

Cách làm thơ Tân-Hình-Thức:

1. New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.

2. Ðối với thơ Việt, chúng ta dùng kỹ thuật lập lại và vắt dòng chuyển tất cả những thể thơ có vần như lục bát, 5, 7, 8 chữ thành những thể thơ không vần.

3. Ðưa ngôn ngữ thường ngày vào các thể thơ lục bát không vần, năm chữ không vần, bảy chữ không vần và tám chữ không vần để làm thành thi pháp đời thường. Mục đích là đưa đời sống vào trong thơ, khác với những dòng thơ cũ như vần điệu và tự do, có khuynh hướng xa lìa đời sống thực tại.

4. Áp dụng tính truyện, để tạo nên ý tưởng liền lạc trong thơ.

5. Cái hay của thơ không nằm nơi những con chữ khó hiểu hay bóng bảy như trong thơ vần điệu và tự do cũ mà nằm nơi ý tưởng và nghệ thuật diễn đạt.

6. Một vài nhà thơ đã dùng dòng 10 chữ (10 âm tiết, theo thơ tiếng Anh), điều này cũng không đúng với hơi thở của người Việt, vì dòng thơ 10 âm-tiết chỉ phù-hợp với người phương Tây, có hơi dài hơn. Cách tốt hơn hết, chúng ta cứ dùng lại các thể thơ Việt, tự nhiên và đã chuẩn với hơi nói của người Việt.

Ðể tìm-hiểu rõ hơn, xin các bạn tham-khảo thêm hai tác-phẩm “Tân Hình-Thức, Tứ-Khúc và Những Tiểu-Luận Khác” và “Tiểu-Luận Dịch Tân Hình-Thức” trong mục “Tiểu-luận” trên website: tanhinhthuc.com.

Bài thơ sau đăng trong Tạp-Chí điên-tử Sông Hương.

Thí-dụ 22:

NGHỆ-THUẬT MỚI 

Có một người không quen biết 
Ai trên con phố con phố 
Không quen biết ai trong vô
Số những người đang chuyển-động
Trên con phố đang đứng yên
Không ai nhìn thấy con phố
Chuyển-động dù ai cũng biết
Con phố đang quay quanh mặt
Trời nhưng không ai quan-tâm
Điều đó để làm gì vì
Ai cũng thấy mình đang chuyển
Động trên con phố để làm
Gì đó vì nếu đứng yên
Họ sẽ không thể về nhà...

Xuân-Thủy (Nghệ Thuật Mới)

Ý-kiến chung về vấn-đề làm thơ:

-không nên lẫn-lộn các loại thơ với nhau, thí-dụ, thơ 7 chữ lẫn-lộn với thơ 8 chữ. Nếu có lẫn-lộn, phải sửa ngay, trừ khi cố-ý. “Cảm” loại thơ nào, làm loại đó.

-không nên làm bài thơ quá dài, vì khó thuộc, khó ngâm và khó nhớ. Thực-tế, có bài thơ dài trên 30 đoạn (30x4=120 câu), đến tác-giả cũng không nhớ, nói chi là đến người khác. Thông-thường, một bài thơ chỉ dài 4-5 đoạn hay 7-8 đoạn là đủ. Có thể làm bài khác, nếu thấy cần.

-không lạc-đề. Nên dùng vần chính, thỉnh-thoảng dùng vần thông. Làm tự-nhiên.

-nên theo luật thơ. Không để câu thơ bị ”ngang”. “Ngang” phải sửa ngay. Không theo đúng luật thơ, có thể làm thơ bị “ngang”. Những chỗ vần nhau (nhất là vần bằng), tìm vần “hợp” nhau. Vần “âu” không thể “hợp” với vần “ong”, vần “ê” không thể đi với vần “on” được...Tìm vần ít người dùng, nhưng đừng khó quá, khó quá đến tác-giả làm cũng không làm được.

-đừng “chế” luật thêm. Ta không phải nhà thơ, cứ tuân theo cái cũ, rồi sẽ thành-công.

-lúc nào cũng đem theo giấy bút sẵn, khi có thi-hứng (poetic inspiration), lấy ra ghi cho tiện.

-một đoạn thường có 4 câu (như thơ 5, 6 và 7 chữ). Có những vị “chế” ra thành 5 hay 6 câu, gây rắc-rối cho mình trước rồi đến người đọc, vậy, vần làm sao? Nên nhớ, thơ của Trung-Hoa và Việt-Nam chỉ có 4 câu. Các nhà thơ trước ta đã nghiên-cứu cả rồi. Nếu được, hãy làm thơ tự-do.

-tìm chữ, hình-ảnh, tư-tưởng “mới”. Tuy vậy, bài thơ cần giản-dị, càng giản-dị càng tốt.

-đọc lại bài thơ nhiều lần. Đọc lại, chứ không phải “ngâm”, sẽ phát-hiện những sai-lầm sau mỗi lần đọc lại.

-lúc nào cũng đem theo giấy bút sẵn, khi có thi-hứng (poetic inspiration), lấy ra ghi cho tiện.

-sửa lại những lỗi chính-tả, nếu có. Chỉ là dấu hỏi, dấu ngã nhưng bài thơ sẽ tăng hay giảm “độ hay” vì những lỗi này.

                                                             Chúc các bạn thành-công.

 

Hà-Việt-Hùng