Trẻ Em Và Thuốc Chủng Ngừa COVID-19

 21bhvhte

Gần 4 triệu trẻ em ở Mỹ đã bị nhiễm COVID-19 tính đến tháng 5 năm 2021.

Trong khi hầu hết trẻ em bị nhẹ hoặc không có triệu chứng, hàng nghìn trẻ phải nhập viện và vài trăm trẻ tử vong. Trẻ em có các bệnh nền (bệnh có sẵn; underlying conditions) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19, nhưng ngay cả trẻ em khỏe mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ em có thể lây lan COVID-19 cho những người khác và cũng có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến hàng tháng. Vì những lý do này, trẻ em cần được bảo vệ khỏi COVID-19.

Có những loại vắc xin nào?

Hiện tại, 3 loại vắc xin được phép sử dụng cho người lớn ở Hoa Kỳ. Trong các nghiên cứu trên hàng chục nghìn người, những loại vắc xin này an toàn và hiệu quả. Thuốc chủng ngừa do Pfizer sản xuất gần đây đã được phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Nên tiêm hai liều vắc-xin này cách nhau 3 tuần. Hai loại vắc-xin còn lại được phép sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên nhưng dự kiến ​​sẽ sớm có sẵn cho thanh thiếu niên. Các nghiên cứu ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đang được tiến hành và nếu các nghiên cứu này cho thấy chúng an toàn và hiệu quả, vắc xin có thể được cung cấp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Các loại vắc xin này có an toàn không?

Trẻ em được chủng ngừa Pfizer trong các nghiên cứu ít có nguy cơ bị bệnh do COVID-19 hơn nhiều. Mặc dù những vắc xin này đã được phát triển nhanh chóng để đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng không có bước nào bị bỏ qua trong quá trình thử nghiệm về độ an toàn. Giống như người lớn, trẻ em có thể bị các phản ứng bất lợi do vắc-xin COVID-19, bao gồm đau cánh tay, đau cơ, sốt và ớn lạnh. Hầu hết, các phản ứng bất lợi là nhẹ, kéo dài 1 đến 2 ngày và các triệu chứng có thể được điều trị bằng Tylenol (acetaminophen). Những phản ứng bất lợi này là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang xây dựng sự bảo vệ do đáp ứng với vắc xin. Vì vắc-xin không chứa vi-rút COVID-19 nên không có khả năng bị bệnh với vi-rút COVID-19 từ vắc-xin.

Cha Mẹ Có Thể Bảo Vệ Con Cái Của Họ Như Thế Nào?

 

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em là tiêm vắc-xin COVID-19 khi được phép chủng ngừa cho nhóm tuổi của chúng, ngay cả khi chúng đã từng mắc COVID-19 trong quá khứ. Trẻ em được coi là tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm liều thứ hai. Các bậc cha mẹ cảm thấy không chắc chắn về vắc-xin COVID-19 nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, người có thể trả lời các câu hỏi của họ. Các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu thời gian bảo vệ do vắc-xin.

Trẻ em còn quá nhỏ chưa được chủng ngừa có thể được bảo vệ bằng những cách khác. Bây giờ chúng ta biết rất nhiều về cách thức lây lan của virus. Trẻ em nên tiếp tục giữ khoảng cách cơ thể (physical distance, ít nhất 6 ft bất cứ khi nào có thể), đeo khẩu trang và rửa tay. Các hoạt động ngoài trời an toàn hơn các hoạt động trong nhà và nên tránh các sự kiện đông người, kể cả ngoài trời.

Về các biến chứng tim sau khi chích ngừa Covid-19

Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang theo dõi các biến chứng  về viêm cơ tim và viêm màng bao tim (myocarditis and pericarditis).

CDC đã nhận được nhiều báo cáo về viêm cơ tim và viêm màng bao tim ở thanh thiếu niên và thanh niên sau khi tiêm chủng COVID-19. Những lợi ích đã biết và tiềm năng của việc tiêm chủng COVID-19 lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn, bao gồm cả nguy cơ có thể bị viêm cơ tim hoặc viêm màng bao tim. CDC tiếp tục khuyến nghị tiêm vắc xin COVID-19 cho các cá nhân từ 12 tuổi trở lên.

Vế chi phí vắc xin ở Mỹ:

-Bạn sẽ không phải trả tiền  cho vắc xin COVID-19. Các nhà cung cấp vắc xin COVID-19 không thể:

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

phỏng dịch theo các trang sau đây:

Tác giả: Lindsay A. Thompson, MD, MS; Sonja A. Rasmussen, MD, MS

https://jamanetwork.com/journals/jamapediatrics/fullarticle/2780948?guestAccessKey=4bc9a4b7-c440-49f0-9f64-f62dd6bcc6f7&utm_source=silverchair&utm_medium=email&utm_campaign=article_alert-jamapediatrics&utm_content=olf&utm_term=060421

2)https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/adolescents.html

(truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021)