"Quân lính cốt hòa-thuận, không cốt đông; cốt tinh-nhuệ, không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm-dẻo, chứ không lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít." ** Quang-Trung **

 

CPR Có Thể Cứu Mạng Người

dù bạn không được huấn luyện trước

 

 

 

 

Một số trường hợp tim người bịnh ngừng đập (cardiac arrest) hoặc đập quá nhanh và hổn loạn (rung thất, ventricular fibrillation) cần cấp cứu tại chỗ bằng phương pháp CPR (cardio respiratory resuscitation, hồi sinh tim-phổi) trước khi chuyên viên y tế tới nơi.

Gần đây, Hội Tim Mỹ (AHA) đề xướng phương pháp giản tiện hơn, ai cũng có thể làm được, không ngần ngại. Tôi dịch nguyên văn bài báo trên The New York Times giải thích về thay đổi trong chính sách này của AHA.

 

Ngay cả những người không biết CPR (hồ sinh tim-phổi) cũng có thể cứu mạng một người lớn bị tim ngừng đập, và Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) vừa đưa ra một khuyến cáo (1-2) kêu gọi mọi người, dù là có được huấn luyện hay chưa, hành đông tức khắc lúc cần cấp cứu như vậy.

Thủ thuật giản dị: nếu bạn thấy một người lớn ngã gục (bị đột trụy/collapse) sau khi bị cơn đau tim, hãy gọi 911 ngay, rồi ấn mạnh và nhanh ngay giữa ngực người đó một cách liên tục, cho đến lúc tóan cấp cứu y khoa đến nơi hoặc tìm được một máy external defibrillator (AED) (3/xem hình cuối bài)).

Bác sĩ Michael R. Sayre, tác giả chính của bài khuyến cáo này, trong một phỏng vấn trên điện thoại cho biết: Tốt nhất nên ấn xuống 100 lần một phút, đủ mạnh để lồng ngực lõm xuống 5 cm (hai inches), nhưng không cần phải dùng máy đánh nhịp hoặc thước đo. BS Sayre là giáo sư y khoa cấp cứu ở Đại Học Ohio .

CPR có thể tăng tỷ lệ sống sót sau khi bị tim ngừng đập lên gấp đôi, tuy nhiên trong những người bị ngã gục vì tim ngừng đập, chỉ có một phần ba là được những người chung quanh áp dụng CPR để cấp cứu cho mình.

Lời khuyến cáo trên đây không áp dụng cho trẻ em (4) bị tim ngừng đập, hoặc người chết đuối, hoặc người bị ngộ độc vì thuốc quá liều; những trường hợp này có thể cần thổi vào miệng bịnh nhân (rescue breathing) để giúp cho họ thở. Cũng giống như vậy, nếu người cấp cứu không tận mắt chứng kiến người bịnh nhân ngã quỵ (đột trụy, collapse), thì không áp dụng phương pháp này vì không chắc là người đó ngã gục vì tim ngừng đập.

Tuy nhiên, những ngoại lệ này chỉ gồm 25% các trường hợp tim ngừng đập. “Chúng tôi muốn người ta phải hành động ngay , dù trong trường hợp nào”, ông nói,”và lý do phải đi học CPR là vì 25% trường hợp ngoại lệ nói trên”.

“Nhưng ngay trong những trường hợp này, nếu chỉ ấn vào ngực cũng còn tốt hơn là không làm gì cả’’, ông nói. Trên trẻ con, thủ thuật cũng giống như vậy.’

Ấn vào ngực làm cho máu lưu thông, nhưng không làm oxy đi vào máu, như xảy ra trong trường hợp người cấp cưú dùng miệng thổi vào miệng nạn nhân.

Các khuyến cáo trên, được công bố trên báo “Circulation” số tháng Tư 2008, được căn cứ trên những khảo cứu mới về kỷ thuật CPR. Chúng cập nhật những khuyến cáo công bố năm 1997 va 2005.

Nhiều khảo cứu trên thú vật, và 5 khảo cứu trên người, đã thuyết phục các nhà khảo cứu rằng đối với một người bàng quan chưa từng được huấn luyện về cấp cứu, cấp cứu CPR bằng tay mà thôi (hands only, là dùng tay để ấn lồng ngực) cũng hiệu quả tương tự như sự cấp cứu bằng tay và miệng (ấn vào ngực và thổi vào miệng) do một người từng được huấn luyện kỹ thuật CPR.

Có nhiều lý do giải thích điều này. Người cấp cứu theo lối CPR cổ điển thường bắt đầu can thiệp chậm chạp hơn, có thể vì phải có một thời gian nào đó, người ta mới kịp sẳn sàng, chuẩn bị về tâm trí cũng như về cảm xúc trước khi thực hiện một thủ thuật phức tạp và thật “gần gũi” (miệng áp vào miệng) với bịnh nhân.

Các khảo cứu cho thấy , theo lối CPR cổ điển, vừa ấn vào ngực, vừa thổi vào miệng, thường người cứu cấp gián đoạn việc ấn vào ngực (bóp tim) quá lâu, quá khỏang thời gian được khuyến cáo là 10 giây đồng hồ, để thổi hơi vào miệng nạn nhân, do đó, số lần ấn vào ngực đ ể bóp tim sẽ bị giảm đi.

Các cuộc thăm dò cũng cho thấy, người ta cũng ngần ngại áp miệng của mình để thổi vào miệng nạn nhân vì sợ nhiễm trùng, nhưng có thể điều này là một trở ngại nhỏ thôi. Thường gặp hơn, người qua đường , tuy có huấn luyện về CPR, kể ra sự hoãng sợ và mối lo gây tai hại thêm cho nạn nhân như là lý do làm họ không dám can thiệp. Sợ sệt như vậy là không căn cứ.

“Nếu bạn không làm gì, nạn nhân sẽ chết”, BS Sayre nói. “ Và không có điều gì bạn làm có thể làm cho họ tệ hơn là chết đâu?”.

(Bài của NICHOLAS BAKALAR - New York Times 4-1-2008,BS Hồ Văn Hiền dịch)

 

Chú thích và links để xem video:

(1) Link để xem video về khuyến cáo mới CPR: http://www.youtube.com/watch?v=n5hP4DIBCEE

http://www.youtube.com/user/handsonlycpr

 

(2) Trích báo Circulation: Hướng dẫn mới về CPR cho người lớn:

When an adult suddenly collapses, trained or untrained bystanders should ªat a minimum¡ªactivate their community emergency medical response system (eg, call 911) and provide high-quality chest compressions by pushing hard and fast in the center of the chest, minimizing interruptions (Class I).

If a bystander is not trained in CPR, then the bystander should provide hands-only CPR (Class IIa). The rescuer should continue hands-only CPR until an automated external defibrillator arrives and is ready for use or EMS providers take over care of the victim.

If a bystander was previously trained in CPR and is confident in his or her ability to provide rescue breaths with minimal interruptions in chest compressions, then the bystander should provide either conventional CPR using a 30:2 compression-to-ventilation ratio (Class IIa) or hands only CPR (Class IIa). The rescuer should continue CPR until an automated external defibrillator arrives and is ready for use or EMS providers take over care of the victim.

If the bystander was previously trained in CPR but is not confident in his or her ability to provide conventional CPR including high-quality chest compressions (ie, compressions of adequate rate and depth with minimal interruptions) with rescue breaths, then the bystander should give hands-only CPR (Class IIa). The rescuer should continue hands-only CPR until an automated external defibrillator arrives and is ready for use or EMS providers take over the care of the victim.

 

cpr2 

Figure 1 : Máy khử rung ngoài tự động (Automatic external defibrillator, viết tắt là AED) có thể tìm thấy ở một số nơi công cọng như phi trường, máy bay, khách sạn. Một số trường hợp tim ngừng đập là vì cơ tim bị kích thích hỗn loạn, rung quá nhanh liên hồi , nên không co bóp nhịp nhàng, không bơm máu được, gọi là fibrillation. Máy này cho một dòng điện mạnh và nhanh vào tim để chấm dứt tình trạng rung tim.

Rung tâm thất là gì? Tim đập (bóp) lúc các tín hiệu điện đi qua nó.Rung thất là điều kiện xảy ra lúc tình hình điện trong tim bị rối loạn. Lúc xảy ra điều này, các phòng phía dưới của tim (tâm thất) bóp quá nhanh và không nhịp nhàng, do đó lượng máu được tim bơm đi giảm xuống, quá ít hoặc ngưng luôn.

Rung thất rất nguy hiểm. Nếu không giải quyết nay, trong vài phút, có thể suy sụp tim mạch (collapse) hoặc chết. Nếu chữa kịp, nhịp tim trong rung thất có thể đổi chuyển qua nhịp bình thường. Việc này cần dùng một máy gọi là máy khử rung (defibrillator)

 

( Theo AHA:

What is ventricular fibrillation?

The heart beats when electrical signals move through it. Ventricular fibrillation (ven-TRIK'u-ler fib"rih-LA'shun) ("V fib") is a condition in which the heart's electrical activity becomes disordered. When this happens, the heart's lower (pumping) chambers contract in a rapid, unsynchronized way. (The ventricles "flutter" rather than beat.) The heart pumps little or no blood.

AHA Scientific Position

Ventricular fibrillation is very serious. Collapse and sudden cardiac death will follow in minutes unless medical help is provided immediately. If treated in time, V fib and ventricular tachycardia (ven-TRIK'u-ler tak"eh-KAR'de-ah) (extremely rapid heartbeat) can be converted into normal rhythm. This requires shocking the heart with a device called a defibrillator (de-FIB'rih-la-tor).

 

Sau đây là link để xem biểu diễn dùng AED:

http://www.youtube.com/watch?v=YyDzALuaqtY

(4) Sau đây là link để xem CPR trên trẻ em: http://depts.washington.edu/learncpr/videodemo/child-cpr-video.html

 

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

(Hien V. Ho, MD)

Updated 8-27-2013