"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." ** Nguyễn Bá Học **

 

Ai Weiwei
Nghệ Sĩ Nhân Quyền

 

weiwei ny 002

Ai Weiwei sinh 18-5-1957.
tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Quốc tịch Trung Hoa.

Ai Weiwei trở thành một trong những nghệ sĩ tạo hình dẫn đầu tại Trung Quốc. Người ta biết đến ông khởi đầu vì ông thiết kế cho Bảo Tàng Viện Quốc Gia tại Bắc Kinh. Sau đó, là thiết kế "Bird's Nest" tại vận động trường chính trong kỳ thế vận hội Olympic 2008.

Ông đến Bắc Kinh năm 19 tuổi. năm 1978, ông gia nhập nhóm nghệ thuật tiền phong "Xing Xing" (những ngôi sao). Nhóm nghệ thuật Hiện Đại đầu tiên ở Trung Quốc. 1981, ông đến Hoa Kỳ. Ông sinh sống bằng nghề chơi bài và học hỏi cách dàn dựng nghệ phẩm suốt cả thời gian cư trú tại New York. Ông chuyển hướng từ một họa sĩ qua nhà tạo hình. 1993, ông trở về Trung Quốc và thành lập cơ sở Chinese Art Archive & Warehouse (CAAW), một tổ chức vô vụ lợi về triển lảm nghệ thuật ở Bắc Kinh.

weiwei ny 003weiwei ny 004

Ông gây nhiều xáo trộn cho truyền thống Trung Quốc thời kỳ đó. Ví dụ như, bức hình của vợ ông, Lu Qing, đứng vé váy lòi quần lót trước Thiên An Môn. Hoặc trình diễn 50 chiếc bình thời kỳ đồ đá mới mà ông sơn chúng bằng những màu sơn công nghệ. Ông chủ xướng, mọi người dân đều có thể có ý kiến riêng về những sự việc trong đời sống. Quan niệm này trở thành chống đối với chính quyền Cộng Sản.

Từ năm 2008, sau trận động đất ở Sichuan, ông trở thành một trong những người hoạt động nhân quyền. Qua mạng lưới ông đã tố giác với quốc tế những ém nhẹm của nhà cầm quyền. Xung đột nhiều lần với nhà chức trách địa phương.

Năm 2011, ông bị bắt giam vào ngày 3 tháng 4 tại sân bay Bắc Kinh trên đường đi Hong Kong. Nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đã cổ động phong trào trả tự do cho nghệ sĩ Ai Weiwei. Tổ chức dẫn đầu là The Solomon R. Guggenheim Foundation. Phong trào này, phát động rộng rãi, trong và ngoài Trung Quốc, nhất là ở Hong Kong. Những người ủng hộ phong trào này, tập hợp trần truồng để kêu gọi người tham gia ký tên gửi đến Liên Hiệp Quốc và chính phủ Trung Quốc. Tháng 10 năm 2011, ông được tạp chí ArtReview đưa vào danh sách 100 người có quyền lực trên thế giới.

weiwei ny 005

Ngày 11 tháng 6 năm 2011, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố thả ông ra với tiền bảo lãnh. Sau khi đã bắt ông nhận lấy tội danh trốn thuế. Và ân huệ vì ông đang bị bệnh. Nợ thuế là một trong những lý do thường được sử dụng để trừng phạt những nhà hoạt động chính trị của chế độ Cộng Sản. Người mang tội danh này không thể xuất ngoại cho đến khi trả hết nợ. Và luôn luôn ở trong tình trạng bị động. Có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào. Vợ ông cho biết, sức khỏe của ông yếu kém vì đã bị hành hạ trong thời gian bị giam cầm.

weiwei ny 006

Ông trở thành một trong những nghệ sĩ nhân quyền sống trong Trung Quốc mà được thế giới biết đến. Những nghệ phẩm của ông đã được chưng bày và được ủng hộ ở những cơ sở triển lảm quốc tế. Một phần phim tài liệu: Ai Weiwei Never Sorry được tuyển chọn giải thưởng của tổ chúc Sundance.

weiwei ny 007

"Grapes". Dàn dựng bằng những chiếc ghế thời Nhà Thanh.

weiwei ny 008

Triển Lãm của Ai Weiwei

weiwei ny 009

Kroutchev Planet

weiwei ny 010

Chưng bày tại Lisson Gallery London

weiwei ny 011

weiwei ny 012

weiwei ny 013

The Unilever Series

weiwei ny 014

Một thiếu niên khoảng 20 tuổi lén lút bò đến gần thành quách Vạn Lý Trường Thành. Đây là biểu tượng hùng vĩ và mạnh mẽ tượng trưng cho Trung Quốc. Nó không phải là du khách đến ngắm một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nó đến gần Vạn Lý Trường Thành với một bao sơn xì và một cái thang leo.

Tường là khung vẽ nơi mà nó sẽ vẽ lên những đối kháng. Những tranh vẽ này bắt đầu sự nghiệp và số mệnh của Ai Weiwei và những nghệ sĩ khác, những tâm hồn chống đối.

weiwei ny 015

Sunflower Seeds 2010

Sân chơi cho người thưởng ngoạn tham dự vào tác phẩm. Hạt Sun Flower trải làm nền.

weiwei ny 016

Trong khi nghệ sĩ Ai Weiwei bị chính quyền Trung Quốc bắt giam, một phong trào vẽ lên tường chống lại nhà cầm quyền và yêu cầu trả tự do cho Ai Weiwei đã lan tràn khắp Hong Kong. Gây ra nhiều khó khăn cho nhà nước đối với du khách và giới báo chí của thế giới.

Một nữ nghệ sĩ trẻ ở Hồng Kông đã rất năng nổ trong việc sáng tác truyền đơn trên tường bằng sơn xì là cô Tang Chin. Và cảnh sát địa phương đang lùng bắt cô. Với tội danh chống báng chính phủ, cô có thể ở tù lên đến 10 năm.

Việc làm của cô đã tạo ra căm phẫn trong dân chúng và giới báo chí. Sự báo động về những áp bức nghệ sĩ và nhân quyền đã khiến dân Hong Kong bắt đầu lo sợ vì họ nay đã trực thuộc vào quyền lực Trung Quốc thay vì được hưởng những tự do như trước đây khi còn Anh Quốc bảo hộ.

Ngược lại, cô Tang Chin đã lên tiếng cảm ơn cảnh sát Hong Kong vì nhờ họ bố cáo, thông báo mà dân chúng càng lưu ý hơn về sự việc đang xảy ra cho nghệ sĩ Ai weiwei.

Kacey Wong, nghệ sĩ sáng lập tổ chức Art Citizen, phát biểu: Đây không phải chỉ là vấn nạn chính trị mà còn là vấn nạn của luân lý.

Tháng 6 năm 2011, sở thuế ở bắc Kinh đòi ông phải trả 1.85 triệu US, tiền thuế do công ty Beijing Fake Cultural Develpment đ4a nợ chính quyền Trung Quốc. Mặc dù công ty phát triển nghệ thuật này do vợ ông đứng tên hoạt động, ông vẫn bị chí quyền địa phương quy trách nhiệm: Trốn thuế, sáng tác ngjhệ thuật khiêu dâm và phản động. Ông đấu tranh chống lại bản án.

Thế giới phản ứng về vụ án, nhiều công ty và cá nhân trên toàn cầu đã quyên góp tiền trên mạng lưới để ủng hộ Ai Weiwei. Trong vòng 10 ngày, số tiền ủng hộ ông lên tới gần 9 triệu US. Vụ chống án kéo dài mãi qua nhiều năm, vẫn không có kết quả. Tháng 10 năm 2012, nhà cầmm quyền Trung Quốc đã tịch thu giấy phép của công ty Beijing Fake Cultural Development.

Năm 2013, nghệ sĩ Ai Weiwei trở thành "Nhà báo không biên giới", tự nguyện hoạt động cho nhân quyền và đấu tranh dân chủ cho dân tộc.

weiwei ny 017

Ngu Yên