"Nếu trong nước hay có loạn là vì nhân-dân bị thiếu-thốn. Từ nay sắp tới, lương-bổng của ta là 500$ một tháng thì ta chỉ lãnh 200$ mà thôi, còn lại 300$ ta giao cho các thầy đem ra giúp-đỡ kẻ nghèo-khó." ** Duy-Tân ** (năm 8 tuổi)

Bích Chương: Nghệ Thuật Giải Trí Vượt Lên Thương Mại

bichchuong nguyen 001

Rafal Olninski

  • Sinh ra tại Kielce, Poland.
  • Tốt nghiệp kiến trúc tại đại học Warsaw politechnical.
  • 1982, di dân qua Mỹ.
  • 1985, giáo sư trường Visual Arts, New York.
  • 2002, dựng sân khấu "Don Giovanni" cho Philadelphia Opera.
  • Đã triển lảm tác phẩm nhiều nơi trên thế giới như, Carnegie Foundation, New York City; The modern Art Museum, Toyama, Japan; Contemporary Art, Lhati, Finland; National Museum, Warsaw, Poland; The Library of Congress Deutsche Bank, Frankfurt, Germany; Equitable Capital Corp., New York City; Searle Collection, Chicago, Il.; National Art Clib, New York City; Smithsonia Institute, Washington DC.; Santory Museum, Osaka, Japan; ........Và nhận lảnh hơn 100 giải thưởng cao quí.... Năm 1994, ông thắng giải Oscar Thế Giới về Bích Chương Muôn Thuở (International Oscar for the World’s Most Memorable poster).

Trích: http://www.gallery444.com/olbinski_bio_page.htm

Rafal Olbinski là một họa sĩ thuộc về nhánh Siêu Thực hiện đại. Ông nổi tiếng về sáng tác những bích chương (poster). Người ta gọi ông là bậc thầy của ngôn ngữ thị giác. Nhưng có lẽ phải nói rằng, ông là một trong những bậc thầy về tưởng tượng. Từ cái không có thành cái có. Từ cái đang có thành cái có mới. Sức mạnh của tưởng tượng và kỹ thuật cao thâm đã làm cho nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ những tác phẩm độc đáo của ông.

Họa sư Siêu Thực người Bỉ René Magritte nói rằng: "A painting should neither proclaim ideas nor express emotions..." (Một họa phẩm không nên để lộ liểu những ý tưởng hoặc những biểu hiện tâm tình)...Rafal Olbinski lại thực hành ngược lại. Ông đưa những cấm kỵ ấy vào nghệ thuật một cách Siêu Thực riêng. Đôi khi ông phối hợp cả những kỹ thuật của phái Tượng Trưng để tăng phần biểu trưng của tác phẩm.

1. Dẫn

Thực hiện bích chương, poster, là làm nghệ thuật giải trí thương mại có chủ đề, đối tượng hoặc mục đích rõ rệt: Quảng cáo. Phần đông người ta không coi làm poster là làm nghệ thuật. Người Việt coi làm poster là làm tiền và làm cho người khác kiếm tiền.

Có nghệ thuật nào nhỏ nhoi, rẻ tiền? Có nghệ thuật nào cao cả, sang trọng? Câu hỏi này cũng như: Có môn phái võ nào hay hơn môn phái võ khác? –Thưa, chẳng có. Chỉ có người đánh võ này hay hơn người đánh võ kia. Chỉ có người làm nghệ thuật là rẻ tiền hay sang cả, có giá trị hay không có giá trị. Chỉ có nghệ sĩ nhỏ và nghệ sĩ lớn.

Nghệ thuật nào cũng vô bờ bến, cũng đẹp hay không chốn tận cùng. Làm nghệ thuật là mãi mãi đi tìm câu trả lời riêng tư và nỗi sung sướng cá biệt và những dằn vặt không lối ra. Nghệ thuật làm bích chương cũng không ngoại lệ.

Làm bích chương trước hết là làm quảng cáo. Chọn cách thực hiện rẻ tiền hay không là do người nghệ sĩ.

Làm quảng cáo là làm cách nào để chọn đúng thị trường và lôi kéo những thưởng ngoạn bằng kỷ thuật tiếp thị. Nhưng làm bích chương không phải chỉ làm quảng cáo. Bích chương có nhiệm vụ truyền thông đánh dộng lòng hiếu kỳ, lòng tham lam, lòng yêu chuộng, lòng ngưỡng mộ, Lòng hiểu biết, lòng bác ái......v...v..... và sự giải trí.

Giải trí có dễ dải và có động nào. Có những bích chương nhắm vào tình cảm, vô thức, lại có những bích chương nhằm vào trí tuệ. Có bích chương lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn. Lại có bích chương chú trọng sự tư duy. Người sáng tác bích chương không phải vẽ hoặc cắt dán hình hạ, màu sắc. Không phải chỉ theo thủ thuật phân chia kỷ hà để lấy đắt địa, chiều sâu, ánh sáng và bóng tối....cách nào đi nữa, người làm bích chương sẽ phải thấy được mình trong những cái cớ kia. Nếu chỉ thấy được tiền, chắc hẳn cái bích chương ấy sẽ rẻ tiền.

Bích chương, căn bản là hội họa. Thêm vào những kỹ thuật quảng cáo. Nghệ thuật làm bích chương là nghệ thuật mà đối tượng sau cùng là tâm lý của người thưởng ngoạn. Mỗi chủ đề của bích chương sẽ có một số người thưởng ngoạn thích thú. Có những chủ đề chọn lọc người xem và có những chủ đề cho quần chúng. Do đó, không thể thiếu phần thương mại.

Người thương mại cười mỉm : Làm tiền mà. Bích chương chỉ là cái câu. Câu nào chả được, miễn có cá. Thưa, chưa hẳn là đúng. Lưỡi câu nhỏ không câu được cá lớn. Cần câu dở không câu được cá nặng. Không hiểu biết nhiều về lưỡi và cần câu thì nhân sinh muôn thuở chỉ chài lưới. Thưa chính vì vậy mà tôi giới thiệu cùng quí vị : Rafal Olbinski. Nghệ Thuật Trí Giải.

2. Bày

Rafal Olbinski được thế giới công nghênh và ngưỡng mộ về nghệ thuật tạo hình trên posters. Posters của ông được chưng bày trong các cuộc triển lảm quốc tế. Được lưu giữ trong các bảo tàng. Được định giá như là những tác phẩm có già trị. Được mua lại với những giá cao. Ông đoạt được nhiều giải thưởng nghệ thuật quan trọng như : Awarded Grand Prix Savignac, Louis Derbre trophy Internation Poster competition "The Most Memorable Poster in the World" sponsored by UNESCO in Paris.

bichchuong nguyen 002

Chỉ cần nhìn vào bích chương, người xem có thể thấy ngay bản chất phức tạp của tình yêu, những gian dối, phụ bạc trong tình trường. Bích chương này được thực hiện cho vở tuồng The Marriage of Figaro. Nhưng vì sao bích chương này được tồn tại dù vở tuồng đã qua?

Có phải vì tự thân bích chương này là một bức tranh có ý nghĩa và giá trị riêng rẽ. Không cần phải có vở tuồng hậu thuẫn, bức tranh này vẫn hội đủ điều kiện sinh tồn. Những bích chương do Radal Olbinski sáng tác đều tự diễn như những họa phẩm Siêu thực hoặc như những câu chuyện kể bằng hình ảnh, sắc màu cô đọng.

bichchuong nguyen 003

Khi người diễn viên cuối cùng của vở tuồng The Ballad of Baby Doe đã qua đời, tấm bích chương này vẫn tiếp tục lưu diễn. Giai nhân tự cổ như danh tướng. Bất kiến nhân gian hóa bạch đầu. Người phụ nữ chống cằm buồn bã, chấp nhận mà vẫn cưu mang trên lưng một thời nhan sắc. Có phụ nữ nào không muốn mãi mãi trẻ đẹp ? Hay nhất là nét mặt nặng nề trên cánh tay chống cằm tựa ghế, trông sắc hương mỏi mệt tự bao giờ. Không phải đợi đến già mới mệt mỏi.

bichchuong nguyen 004

"Passion Play"

Độc đáo thay chân dung đàn ông. Phụ nữ là món quà hay là nỗi ám ảnh của nam giới? Nghĩ ra, cõi sống này cũng chỉ có đôi điều mà đã khiến nhân loại quanh quẩn mấy mươi năm. Nghệ thuật sáng tác là dùng điều đã cũ, trình bày một cách mới. Nghệ thuật thưởng ngoạn là nhận cái trình bày mới để thổn thức một điều đã cũ.

Bản chất siêu thực và sức tưởng tượng phong phú đã mang Rafal thành công vượt trội trong nghệ thuật tạo hình nói chung, bich chương nói riêng. Những điều muốn nói trong bich chương của ông thoạt nhìn khá rỏ qua những ẩn dụ hoặc những hình ảnh sáng tạo một cách bất thường và bất ngờ. Người xem du hành trong thế giới của ông, mỗi bước xa hơn mỗi khó dần. Rồi bất chợt cảm thấy khoan khoái vì nắm bắt một chút gì riêng tư trong ý nghĩa chung.

Andre Parinaud, chủ tịch của Salon International De L’Affiche Et Des Arts De La Rue ở Paris, nhận xét vế Rafal như sau : Trong hội họa (không phải hí họa) ít khi tìm thấy hơi hướm thi ca bi hài. Rafak Olbinski có tài năng đặc biệt này. Thế giới tưởng tượng là một cõi huyền hoặc mà ông đã trình bày cho chúng ta qua sự sáng tạo độc đáo. Ông làm cho chúng ta phải nhìn ngắm lại thế giới đương đại qua những chiều khác nhau của giấc mơ….. Hình ảnh mà Rafal Olbinski tạo ra thường gói ghém nhiều tầng lớp của tâm lý phức tạp. Cũng như những họa sư trước ông, Dali và Magritte, đã mang thi ca vào trong hội họa.

Ông nói: "I believe that every artist falls in love with his work, especially when you paint women". (tôi tin rằng mỗi người nghệ sĩ đều say mê tác phẩm của mình, đặc biệt là khi vẽ phụ nữ). Vẽ tranh khỏa thân, ông vừa thể hiện nét truyền thống vừa mang đến sự bàn cải. Những bộc lộ dục tính mạnh mẽ được diễn đạt vừa lãng mạn vừa tri thức, đã làm nên đặc điểm của Rafal Olbinski. Như bích chương ngư nhân khỏa thân dùng cho việc quảng cáo cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2006 tại Poland. ông đã cho ngư nhân phơi bày nửa ngực bên trái. Sau một cuộc tranh cải với giới thẩm quyền, ông đã nhượng bộ bằng cách cho ngư nhân mang mãnh băng che.

bichchuong nguyen 005

Người đàn ông muốn nhìn cái gì nơi phụ nữ?

 

Bích chương và tranh vẽ chọn lọc

bichchuong nguyen 006bichchuong nguyen 007bichchuong nguyen 008

 

bichchuong nguyen 009bichchuong nguyen 010bichchuong nguyen 011

bichchuong nguyen 012bichchuong nguyen 013bichchuong nguyen 016

bichchuong nguyen 017bichchuong nguyen 018bichchuong nguyen 019

bichchuong nguyen 014bichchuong nguyen 020bichchuong nguyen 015

3. Kết

Người ta nói rằng, một nghệ sĩ tài hoa luôn luôn mang đến cho người thưởng ngoạn một thế giới khác. Một thế giới họ đang sống mà không nhận ra. Rafal Olbinski đã làm được điều này. Thế giới của ông mang lại đầy những ý tứ sâu xa. Đôi khi có tính huyền thoại hoặc những mãnh giấc mơ ráp nối. Khiến chúng ta phải mở rộng tầm nhìn để thấy được những trò chơi của nhân sinh.

Đạo diễn của Philadelphia Opera, Robert B. Driver viết về Olbinski khi ông chọn người họa sĩ này để làm lại khung cảnh trong vở kịch Don Giovanni. Khung cảnh cũ đã có từ năm 1930: "I want something fresh but strong. Rafal has an incredible intellect and humor but also a dark side. I knew he could do it". (Tôi muốn một cái gì mới mẻ và ấn tượng. Rafal có khả năng hiểu biết cao thâm, tính khôi hài và một chiều sâu thâm trầm).

Ngoài ra, tranh vẽ của ông được nhiều nhà phê bình cho rằng mang theo nhạc tính và thi tính. Ông cũng đã từng viết nhạc và làm thơ nhưng chưa trình bày hoặc chưa in ra thành tác phẩm.

Trong tạp chí The World and I, Frank Fox commented: "Poetry in color, Olbinski's paintings are expansive, eerily peaceful; their solitude encounters the unexpected - the absurd that is meaningful. Sadness edged by seeming contradictions resolves into a haven of paradox. But the artist will not let himself be categorized, insisting on having the last laugh. And when Olbinski's humor erupts, it shatters the night sky like a bolt of lightning." ( Mang màu sắc thơ, tranh của Olbinski khai triển những điều như tỉnh lặng thật lạ lùng, sự cô đơn bắt gặp bất ngờ, sự vô lý đầy ý nghĩa. Những khía cạnh buồn phiền xem ra khá mâu thuẫn lại được giải quyết một cách nghịch lý. Nhưng người nghệ sĩ này không để bị xếp vào hạng này mà khẳng định bằng nụ cười sau cùng. Khi sự khôi hài của Olbinski mở ra, như một luồng chớp lớn làm lay động màn đêm).

Ngu Yên