"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta." ** Triệu Thị Trinh **

 

Wislawa Szymborska:
Thi Sĩ Trong Thế Giới Hôm Nay
Bài diễn văn nhận giải Nobel thi ca 1996

 

WislawaSzymborska NguYen

" .[...]... Nếu họ chính thật là thi sĩ, phải tiếp tục lập lại 'tôi-không-biết'. Mỗi bài thơ đánh dấu một nổ lực trả lời, nhưng khi vừa chấm hết, thi sĩ bắt đầu lưỡng lự, hiểu ra câu trả lời tạm thời này hoàn toàn không đầy đủ. Vì vậy, cố gắng một lần nữa rồi một lần nữa, sớm muộn gì, những kết quả liên tiếp không hài lòng sẽ đóng thành tập bởi chiếc kẹp giấy lớn mà văn học sử gọi là " tác phẩm ".... ( Wislawa Szymborska.)

Người ta thường nói, trong một bài diễn văn, câu phát biểu đầu tiên là khó nhất. Nếu như vậy, câu nói ấy vừa phát biểu xong. Nhưng tôi cảm thấy những câu sắp đến, câu thứ ba, thứ sáu, thứ mười, cho đến câu cuối cùng, cũng sẽ rất khó, vì tôi phải nói về thi ca. Thật ra, hiếm khi tôi nói về đề tài này, hầu như chưa bao giờ. Hơn nữa, mỗi khi phải nói về bất cứ điều gì, tôi luôn luôn âm thầm ngờ vực chính mình, sẽ không trình bày một cách thông suốt. Đó là lý do tại sao bài nói của tôi khá ngắn. Có lẽ tất cả những khuyết điểm sẽ được dễ dàng tha thứ khi tôi trình bày ngắn gọn (1).

Thi sĩ đương đại đang hoài nghi rồi ngờ vực, trước hết, về chính bản thân của họ. Họ công khai thú nhận, làm nhà thơ một cách bất đắc dĩ, nghĩa là, họ đang cưu mang một chút hổ thẹn nào đó. Nhưng trong thời đại nhiễu nhương của chúng ta, sẽ dễ dàng thừa nhận sự sai lầm, nếu những khuyết điểm đó làm cho cái nhìn toàn diện thêm quyến rủ, hơn là nhận chân những giá trị riêng tư, bởi giá trị này tiềm ẩn xâu xa và không bao giờ có thể hoàn toàn tin tưởng ..... Khi phải điền nộp đơn từ hoặc trò chuyện với người lạ, thi sĩ không thể tránh né việc tiết lộ nghề nghiệp, họ thường dùng tên gọi thông dụng, là "nhà văn", hoặc thay thế nghề "thi sĩ" bằng bất cứ nghề nào khác mà họ đang kiếm sống trong khi viết lách. Các quan chức và các hành khách trên xe buýt sẽ tỏ thái độ khá hoang mang và cảnh giác, khi khám phá, họ đang liên hệ với một thi sĩ. Tôi nghĩ rằng các triết gia cũng gặp phải những phản ứng tương tựa. Tuy vậy, triết gia ở vị trí khá hơn, vì thường xuyên họ có thể điểm trang nghề nghiệp bằng tước hiệu học vấn: Giáo sư triết học, nghe rất khả kính.

Nhưng không có giáo sư thi ca. Điều này có nghĩa, trong thi ca cần có công việc đòi hỏi nghiên cứu chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, theo dõi những tiểu luận về lý thuyết với các thư mục, chú thích đính kèm, sau cùng, mới đến hình thức thừa nhận văn bằng. Tiếp theo, điều này cũng có nghĩa, cho dù làm những bài thơ rất sắc xảo cũng chưa đủ điều kiện thỏa đáng hồ sơ để trở thành thi sĩ. Vì trước tiên, điều cần phải có là một số giấy tờ được chính quyền thị thực. Về việc này, xin được nhắc lại, niềm tự hào thi ca của dân tộc Nga, thi sĩ Joshep Brodsky, trước khi lãnh giải Nobel văn chương, đã từng bị kết án lưu đày. Họ gọi ông là "ký sinh trùng", vì ông không có giấy tờ chính thức xác nhận để trở thành thi sĩ....

Vài năm trước đây, tôi có vinh dự và thích thú được trực tiếp gặp ông Brodsky. Tôi nhận thấy, trong tất cả những nhà thơ quen biết, ông là người duy nhất thích tự gọi mình là thi sĩ. Ông phát âm cụm từ này không một chút mặc cảm, trái lại giọng nói đầy hơi hám thách thức của tự do. Tôi nghĩ đây là phản ứng bởi sự nhục mạ tàn bạo mà ông đã gánh chịu qua thời trai trẻ.

Trong các quốc gia may mắn hơn, nơi nhân phẩm con người không bị công kích quá dễ dàng, tất nhiên, những nhà thơ đều muốn được công nhận, muốn thơ họ được đọc và được tìm hiểu, nhưng trong công việc hàng ngày họ không làm gì hoặc hành động rất ít, để nổi bật lên khỏi đám đông. Nhưng cách đây không bao lâu, trong những thập niên đầu thế kỷ, một số nhà thơ đã nổ lực gây sửng sốt cho chúng ta với trang phục lộng lẫy và hành vi lập dị. Những điều này chỉ làm cảnh phô trương cho quần chúng. Còn những lúc làm thơ, thi sĩ đóng cửa, cởi áo choàng, tháo trang sức linh tinh và những vật "nên thơ" khác, để đối đầu với trang giấy trắng, âm thầm, kiên nhẫn chờ đợi chính mình. Cuối cùng, lúc này mới thực sự là những gì có giá trị.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bộ phim về tiểu sử các nhà khoa học vĩ đại và những nghệ sĩ tài ba, được sản xuất hàng loạt. Nhiều đạo diễn có tham vọng tìm cách dựng lại các quá trình sáng tạo đã dẫn đến những phát minh khoa học quan trọng hoặc sự xuất hiện của những kiệt tác nghệ thuật. Người ta có thể mô tả một số những sinh hoạt khoa học đã thành công. Các phòng thí nghiệm, nhiều dụng cụ linh tinh, tái dựng máy móc vận hành: những cảnh như vậy có thể gây chú ý cho khán giả trong một thời gian. Thêm vào đó, những lúc còn nghi ngờ, hoặc những thí nghiệm đã thực hiện cả ngàn lần, những sửa đổi nhỏ nhặt, cuối cùng đã mang lại kết quả mong muốn. Những bộ phim về họa sĩ có thể rất ngoạn mục, khi họ tái tạo từng giai đoạn trong diễn trình để vẽ một họa phẩm trứ danh, từ lúc phác hoạ cho đến khi chấm dứt. Những bộ phim về nhạc sĩ, khởi sự từ nhịp điệu đầu tiên, mà tác giả lắng nghe trong tâm hồn, cho đến khi thành hình, tạo ra khúc nhạc giao hưởng. Dĩ nhiên, tất cả điều này vẫn còn chưa rõ ràng và không thể giải thích trạng thái tinh thần kỳ lạ rất phổ biến, gọi là nguồn cảm hứng, nhưng ít ra, có điều gì đó để theo dõi và lắng nghe.

Nhưng tệ nhất là thi sĩ. Làm thơ không có kỳ vọng ăn ảnh. Một người ngồi ở bàn hoặc nằm trên ghế dài, nhìn bất động vào vách tường hay trần nhà. Lâu lâu viết xuống, được năm bảy câu, mười lăm phút sau, bỏ một câu, rồi một giờ nữa trôi qua, không có gì xảy ra...Ai mà chịu xem những cảnh phim như thế?

Tôi đã đề cập đến nguồn cảm hứng. Những nhà thơ đương đại tránh né câu trả lời khi họ bị hỏi, cảm hứng là gì, và nếu nó thực sự tồn tại. Không phải vì họ chưa bao giờ biết sự khoái cảm thôi thúc trong bản thân. Vì lý do khác. Không phải dễ dàng giải thích cho người ngoài, điều gì đó mà chính mình cũng không hiểu rõ.

Thỉnh thoảng bị hỏi về cảm hứng, Tôi cũng không trả lời trực tiếp nhưng nói thế này: Cảm hứng không phải là đặc quyền mà nhà thơ, nghệ sĩ nói chung, được độc quyền. Từ xưa đến nay, cảm hứng luôn luôn đến với một nhóm người nào đó. Tất cả những người cố ý chọn công việc để làm với lòng đam mê, với trí tưởng tượng. Những người đó có thể là bác sĩ, thầy giáo, người làm vườn và thậm chí còn cả trăm ngành nghề khác. Dù công việc diễn tiến không ngừng, miễn là họ có thể xoay xở để tiếp tục khám phá những thách thức mới. Những khó khăn và thất bại không bao giờ dập tắt trí tò mò của họ. Mỗi vấn đề được giải quyết sẽ sinh thêm một mớ câu hỏi mới. Dù cảm hứng là gì đi nữa, nó được sinh ra từ sự liên hoàn "tôi-không-biết".

Loại người như vậy không có nhiều. Hầu hết những dân cư sống trên mặt đất này đều đang làm việc vì sinh kế. Họ làm vì phải làm. Không phải vì đam mê mà họ chọn công việc, chọn hoàn cảnh sống. Công việc không thích hợp, công việc nhàm chán, công việc chỉ có giá trị vì những người khác không được như vậy. Tuy nhiên, không ưa thích và nhàm chán là một trong những khổ đau khắc nghiệt nhất của nhân loại. Và vẫn chưa có dấu hiệu nào trong những thế kỷ tới, sẽ sáng chế ra bất kỳ sự thay đổi nào tốt đẹp hơn.

Tôi phải nói rằng, mặc dù không công nhận sự độc quyền của thi sĩ về cảm hứng nhưng tôi vẫn đặt họ vào trong nhóm người được chọn lựa để cưu mang vận mệnh đáng quí này.

Giờ đây, có thể đang phát sinh một số hoài nghi trong khán giả tham dự. Vì tất cả những kẻ tra tấn, kẻ độc tài, kẻ cuồng tín, kẻ mị dân, đang đấu tranh quyền lực bằng cách hô to khẩu hiệu. Họ sung sướng với công việc và thi hành nhiệm vụ bằng nhiệt tình đầy sáng tạo.Vâng, đúng như vậy, nhưng họ "biết." Những hiểu biết và kiến thức đó đã đầy đủ cho họ, biết một lần thỏa mãn suốt đời. Họ không muốn tìm biết gì hơn nữa vì sẽ làm suy yếu sức mạnh lý lẽ của họ đang có. Và bất kỳ kiến thức nào không dẫn đến những câu hỏi mới, sẽ chết đi trong một thời gian ngắn, nó sẽ mất dần nhiệt độ cần thiết để duy trì sự sống. Trong những trường hợp cực đoan nhất, những trường hợp nổi tiếng trong lịch sử từ cổ đại đến hiện nay, nó còn sinh ra những mối đe dọa chết người cho xã hội.

Đó là lý do tại sao tôi đánh giá rất cao cụm từ " tôi-không-biết ". Tuy nhỏ nhưng nó bay trên đôi cánh hùng vĩ. Nó mở rộng đời sống, bao gồm từ không gian nội tâm ra đến vũ trụ mênh mông, nơi trái đất nhỏ bé đang treo lơ lửng. Nếu Isaac Newton đã không bao giờ nói với bản thân: " tôi-không-biết ", những trái táo trong vườn cây có thể rơi như mưa đá. Tốt nhất, ông ta cúi xuống lượm lên, ăn và thưởng thức chúng. Một người đồng hương của tôi, Marie Sklodowska-Curie, nếu không bao giờ tự nói " tôi-không-biết ". Có lẽ cô ấy đã là giáo viên giảng dạy hóa học trong các trường trung học tư thục dành riêng cho thiếu nữ con nhà tử tế. Đây là một công việc hoàn hảo đứng đắn mà cô có thể làm suốt đời. Nhưng cô tiếp tục tự nói " tôi-không-biết", những chữ này đã đưa cô đến Stockholm, chẳng những một mà hai lần, nơi mọi người với tinh thần tìm kiếm liên tục để vinh danh bằng các giải thưởng Nobel.

Thi sĩ cũng vậy, nếu họ chính thật là thi sĩ, phải tiếp tục lập lại "tôi-không-biết". Mỗi bài thơ đánh dấu một nổ lực trả lời, nhưng khi vừa chấm hết, thi sĩ bắt đầu lưỡng lự, hiểu ra câu trả lời tạm thời này hoàn toàn không đầy đủ. Vì vậy, cố gắng một lần nữa rồi một lần nữa, sớm muộn gì, những kết quả liên tiếp không hài lòng sẽ đóng thành tập bởi chiếc kẹp giấy lớn mà văn học sử gọi là "tác phẩm"...

Đôi khi tôi mơ mộng về những tình huống không thể trở thành sự thật. Ví dụ, Tôi cả gan tưởng tượng, tôi có cơ hội trò chuyện cùng bậc thầy thuyết giáo, tác giả bài bi ca mũi lòng về hư ảo hóa mọi nổ lực của nhân loại. Đối với tôi, tối thiểu, tôi sẽ cúi đầu thật thấp trước mặt ông vì rốt ráo, ông là nhà thơ vĩ đại nhất. Sau đó, cầm lấy tay ông, thưa rằng, "Không có gì mới lạ dưới ánh sáng mặt trời": ông đã viết như vậy, thưa thầy. Nhưng chính ông đã sinh ra mới lạ dưới ánh sáng đó. Và ông sáng tạo bài thơ rất mới dưới nắng mặt trời, vì trước ông chưa ai viết như vậy. Rồi những độc giả của ông cũng mới mẻ dưới mặt trời soi sáng, vì những người sống trước đó, chưa ai được đọc thơ của ông. Cây Bách mà ông ngồi bên dưới đã không còn cao lớn (2) kể từ buổi bình minh của thời gian (3). Nó vào đời bằng cây Bách khác, tương tựa, nhưng không giống cây Bách cũ. Và thưa Thầy, tôi muốn hỏi, bây giờ, còn thứ gì mới lạ dưới mặt trời mà ông đang kế hoạch để thực hiện? Còn có điều gì bổ xung cho tư tưởng ông đã trình bày? Hoặc có thể ông đang bị cám dỗ để phủ nhận đôi điều đã nói? Trong tác phẩm trước đây, ông đề cập đến niềm vui - Chẳng được gì, nếu nó nhanh chóng biến mất? Có phải bài thơ sắp viết "dưới-ánh-mặt-trời" của ông sẽ nói về niềm vui? Ông đã ghi chú hoặc phác họa gì chưa? Tôi nghi ngờ ông sẽ nói, 'Tôi đã viết tất cả mọi thứ, không còn gì để viết thêm.' Không có thi sĩ nào trên thế gian dám nói điều này, kể cả những thi sĩ vĩ đại như ông.

Thế giới, là bất cứ ý nghĩ nào, khi cảm thấy kinh hoàng vì sự lớn lao của nó và sự bất lực của chúng ta; hoặc cay đắng vì nó thờ ơ đối với khổ đau riêng biệt của con người, của động vật, có lẽ luôn cả thực vật; vì lý do gì chúng ta tin chắc cây cỏ không cảm thấy đớn đau. Thế giới, là bất cứ ý nghĩ nào, về những tia sáng từ các ngôi sao tỏa rộng, bắt đầu chiếu đến để khám phá những hành tinh đã chết? Vẫn chết? Chưa được biết? Thế giới, là bất cứ ý nghĩ nào, về kịch trường vô tận này, nơi mỗi người chúng ta đã có sẵn vé, nhưng thời hạn của vé ngắn ngủi buồn cười, giới hạn bởi hai ngày cố định (4). Là bất cứ ý nghĩ nào khác về thế giới - thật đáng kinh ngạc.

Nhưng "kinh ngạc" là biệt danh che giấu cái bẫy luận lý. Cuối cùng, chúng ta kinh ngạc bởi những gì sai biệt với các tiêu chuẩn nổi tiếng, đã được mọi người thừa nhận, sai biệt với những sự kiện hiển nhiên, chúng ta đã quen thuộc. Bây giờ vấn đề nhận ra, thế giới không được rõ ràng như đã tưởng. Sự kinh ngạc của chúng ta hiện diện trong từng sự vật (5), không phải đến từ kết quả do so sánh với những thứ khác.

Cứ cho là như vậy, trong câu chuyện hàng ngày, chúng ta không ngừng lại để xem xét từng lời nói. Tất cả chúng ta thường dùng những câu như "thế giới bình thường", "đời sống bình thường" "sự việc diễn tiến bình thường"... Nhưng trong ngôn ngữ thi ca, mỗi chữ phải được cân nhắc, không có thông thường hoặc bình thường. Không viên đá nào, không đám mây nào bên trên. Không một ngày nào, không một đêm nào tiếp theo. Và trên hết, không có một thứ gì có thật trong thế giới này. (6)

Dường như các thi sĩ sẽ luôn luôn còn nhiều việc phải làm.

Ngu Yên

Ghi:
(1) Nguyên nghĩa: ...trong liều lượng nhỏ bé.
(2) Nguyên nghĩa: phát triển
(3) Năm đầu tiên dương lịch.
(4) Ngày sinh và ngày tử.
(5) Nguyên nghĩa: Sự kinh ngạc của chúng ta tự phát..{...}
(6) Đoạn này: Xem sự khác biệt giữa bản chính và bản Anh ngữ. Có thể tôi dịch cũng không chỉnh. Nguyên bản: Istnienie: có nghĩa là tồn tại, hoặc vật có thật (thực thể), hoặc hiện hữu.
Với nghĩa thông thường, có thể là: "Và trên hết, không có một thứ gì tồn tại trong thế giới này." Tuy nhiên cả đoạn này nói về sự kinh ngạc khi khám phá ra những thứ gọi là có thật, lại không phải như vậy, nên tôi chọn, "Và trên hết, không có một thứ gì có thật trong thế giới này."
Một chọn lựa khác, triết lý hơn, nếu "Và trên hết, không có một thứ gì hiện hữu trong thế giới này." Trong bản dịch Anh ngữ của Stanislaw Baranczak và Clare Cavanagh: "Và trên hết, không một tồn tại nào, kể cả con người, trong thế giới này."

Tài Liệu Tham Khảo

Odczyt Noblowski 1996

Poeta I Świat

Podobno w przemówieniu pierwsze zdanie jest zawsze najtrudniejsze. A więc mam je już poza sobą ... Ale czuję, że i następne zdania będą trudne, trzecie, szóste, dziesiąte, aż do ostatniego, ponieważ mam mówić o poezji. Na ten temat wypowiadaiam się rzadko, prawie wcale. I zawsze towarzyszyło mi przekonanie, że nie robię tego najlepiej. Dlatego mój odczyt nie będzie zbyt długi. Wszelka niedoskonałość lżejsza jest do zniesienia, jeśli podaje się ją w małych dawkach.

Dzisiejszy poeta jest sceptyczny i podejrzliwy nawet ń a może przede wszystkim ń wobec samego siebie. Z niechęcią oświadcza publicznie, że jest poetą ń jakby się tego trochę wstydził. Ale w naszej krzykliwej epoce dużo łatwiej przyznać się do własnych wad, jeżeli tylko prezentują się efektownie, a dużo trudniej do zalet, bo są głębiej ukryte, i w które samemu nie do końca się wierzy ... W różnych ankietach czy rozmowach z przypadkowymi ludźmi, kiedy poecie już koniecznie wypada określić swoje zajęcie, podaje on ogólnikowe "literat" albo wymienia nazwę dodatkowo wykonywanej pracy. Wiadomość, że mają do czynienia z poetą, przyjmowana jest przez urzędników czy współpasażerów autobusu z lekkim niedowierzaniem i zaniepokojeniem. Przypuszczam, że i filozof budzi podobne zakłopotanie. Jest jednak w lepszym położeniu, bo najczęściej ma możność ozdobienia swojej profesji jakimś tytułem naukowym. Profesor filozofii ń to brzmi już dużo poważniej.

Nie ma jednak profesorów poezji. To by przecież znaczyło, że jest to zatrudnienie wymagające specjalistycznych studiów, regularnie zdawanych egzaminów, rozpraw teoretycznych wzbogaconych bibliografią i odnośnikami, a wreszcie uroczyście otrzymywanych dyplomów. A to z kolei oznaczałoby, że po to, żeby zostać poetą, nie wystarczą kartki papieru zapisane choćby najświetniejszymi wierszami ń konieczny jest i to przede wszystkim, jakiś papierek z pieczątką. Przypomnijmy sobie, że na takiej właśnie podstawie skazano na zesłanie chlubę poezji rosyjskiej, późniejszego Noblistę, Josifa Brodskiego. Uznano go za "pasożyta", ponieważ nie miał urzędowego zaświadczenia, że wolno mu być poetą ...

Przed kilkoma laty miałam zaszczyt i radość poznać Go osobiście. Zauważyłam, że on jeden, spośród znanych mi poetów, lubił mówić o sobie "poeta", wymawiał to słowo bez wewnętrznych oporów, z jakąś nawet wyzywającą swobodą. Myślę, że to przez pamięć brutalnych upokorzeń, jakich doznał w młodości.

W krajach szczęśliwszych, gdzie godność ludzka nie jest naruszana tak łatwo, poeci pragną być oczywiście publikowani, czytani i rozumiani, ale nie robią już nic albo bardzo niewiele, żeby na co dzień wyróżniać się wśród innych ludzi. A jeszcze tak niedawno temu, w pierwszych dziesięcioleciach naszego wieku, poeci lubili szokować wymyślnym strojem i ekscentrycznym zachowaniem. Było to jednak zawsze widowisko na użytek publiczny. Przychodziła chwila, kiedy poeta zamykał za sobą drzwi, zrzucał ze siebie te wszystkie peleryny, błyskotki i inne poetyczne akcesoria, i stawał w ciszy, w oczekiwaniu na samego siebie, nad niezapisaną jeszcze kartką papieru. Bo tak naprawdę tylko to się liczy.

Rzecz charakterystyczna. Produkuje się ciągle dużo biograficznych filmów o wielkich uczonych i wielkich artystach. Zadaniem ambitniejszych reżyserów jest wiarygodne przedstawienie procesu twórczego, który w rezultacie prowadził do ważnych odkryć naukowych czy powstawania najsłynniejszych dzieł sztuki. Można z jakim takim sukcesem ukazać pracę niektórych uczonych: laboratoria, przeróżne przyrządy, mechanizmy wprowadzone w ruch są zdolne przez pewien czas utrzymać uwagę widzów. Ponadto bardzo dramatyczne bywają chwile niepewności, czy powtarzany po raz tysiączny eksperyment, z drobną tylko modyfikacją, przyniesie wreszcie spodziewany wynik. Widowiskowe potrafią być filmy o malarzach ń można odtworzyć wszystkie fazy powstawania obrazu od początkowej kreski do ostatniego dotknięcia pędzla. Filmy o kompozytorach wypełnia muzyka ń od pierwszych taktów, które twórca słyszy w sobie, aż do dojrzałej formy dzieła rozpisanego na instrumenty. Wszystko to jest w dalszym ciągu naiwne i nic nie mówi o tym dziwnym stanie ducha, zwanym popularnie natchnieniem, ale przynajmniej jest co oglądać i jest czego słuchać.

Najgorzej z poetami. Ich praca jest beznadziejnie niefotogeniczna. Człowiek siedzi przy stole albo leży na kanapie, wpatruje się nieruchomym wzrokiem w ścianę albo w sufit, od czasu do czasu napisze siedem wersów, z czego jeden po kwadransie skreśli, i znów upływa godzina, w której nic się nie dzieje ... Jaki widz wytrzymałby oglądanie czegoś takiego?

Wspomniałam o natchnieniu. Na pytanie, czym ono jest, jeśli jest, poeci współcześni dają odpowiedzi wymijające. Nie dlatego, że nigdy nie odczuli dobrodziejstwa tego wewnętrznego impulsu. Przyczyna jest inna. Niełatwo wyjaśnić komuś coś, czego się samemu nie rozumie.

Ja także, pytana o to czasami, istotę rzeczy obchodzę z daleka. Ale odpowiadam w sposób taki: natchnienie nie jest wyłącznym przywilejem poetów czy artystów w ogólności. Jest, była, będzie zawsze pewna grupa ludzi, których natchnienie nawiedza. To ci wszyscy, którzy świadomie wybierają sobie pracę i wykonują ją z zamiłowaniem i wyobraźnią. Bywają tacy lekarze, bywają tacy pedagodzy, bywają tacy ogrodnicy i jeszcze setka innych zawodów. Ich praca może być bezustanną przygodą, jeśli tylko potrafią w niej dostrzec coraz to nowe wyzwania. Pomimo trudów i porażek, ich ciekawość nie stygnie. Z każdego rozwiązanego zagadnienia wyfruwa im rój nowych pytań. Natchnienie, czymkolwiek ono jest, rodzi się z bezustannego "nie wiem".

Takich ludzi nie jest zbyt wielu. Większość mieszkańców tej ziemi pracuje, żeby zdobyć środki utrzymania, pracuje, bo musi. To nie oni z własnej pasji wybierają sobie pracę, to okoliczności życia wybierają za nich. Praca nie lubiana, praca, która nudzi, ceniona tylko dlatego, że nawet w tej postaci nie dla wszystkich jest dostępna, to jedna z najcięższych ludzkich niedoli. I nie zanosi się na to, żeby najbliższe stulecia przyniosły tutaj jakąś szczęśliwą zmianę.

Wolno mi więc powiedzieć, że wprawdzie odbieram poetom monopol na natchnienie, ale i tak umieszczam ich w nielicznej grupie wybrańców losu.

Tutaj jednak mogą się w słuchaczach zbudzić wątpliwości. Rozmaici oprawcy, dyktatorzy, fanatycy, demagodzy walczący o władzę przy pomocy kilku byle głośno wykrzykiwanych haseł, także lubią swoją pracę i także wykonują ją z gorliwą pomysłowością. No tak, ale oni "wiedzą". Wiedzą, a to, co wiedzą, wystarcza im raz na zawsze. Niczego ponad to nie są ciekawi, bo to mogłoby osłabić siłę ich argumentów. A wszelka wiedza, która nie wyłania z siebie nowych pytań, staje się w szybkim czasie martwa, traci temperaturę sprzyjającą życiu. W najskrajniejszych przypadkach, o czym dobrze wiadomo z historii dawnej i współczesnej, potrafi być nawet śmiertelnie groźna dla społeczeństw.

Dlatego tak wysoko sobie cenię dwa małe słowa: "nie wiem". Małe, ale mocno uskrzydlone. Rozszerzające nam życie na obszary, które mieszczą się w nas samych i obszary, w których zawieszona jest nasza nikła Ziemia. Gdyby Izaak Newton nie powiedział sobie "nie wiem", jabłka w ogródku mogłyby spadać na jego oczach jak grad, a on w najlepszym razie schylałby się po nie i zjadał z apetytem. Gdyby moja rodaczka Maria Skłodowska-Curie nie powiedziała sobie "nie wiem", zostałaby pewnie nauczycielką chemii na pensji dla panienek z dobrych domów, i na tej ń skądinąd zacnej ń pracy upłynęłoby jej życie. Ale powtarzała sobie "nie wiem" i te właśnie słowa przywiodły ją, i to dwukrotnie, do Sztokholmu, gdzie ludzi o duchu niespokojnym i wiecznie poszukującym nagradza się Nagrodą Nobla.

Poeta również, jeśli jest prawdziwym poetą, musi ciągle powtarzać sobie "nie wiem". Każdym utworem próbuje na to odpowiedzieć, ale kiedy tylko postawi kropkę, już ogarnia go wahanie, już zaczyna sobie zdawać sprawę, że jest to odpowiedź tymczasowa i absolutnie niewystarczająca. Więc próbuje jeszcze raz i jeszcze raz, a potem te kolejne dowody jego niezadowolenia z siebie historycy literatury zepną wielkim spinaczem i nazywać będą "dorobkiem" ...

Marzą mi się czasami sytuacje niemożliwe do urzeczywistnienia. Wyobrażam sobie na przykład w swojej zuchwałości, że mam okazję porozmawiania z Eklezjastą, autorem jakże przejmującego lamentu nad marnością wszelkich ludzkich poczynań. Pokłoniłabym mu się bardzo nisko, bo to przecież jeden z najważniejszych ń przynajmniej dla mnie ń poetów. Ale potem pochwyciłabym go za rękę. "Nic nowego pod słońcem" ń napisałeś, Eklezjasto. Ale przecież Ty sam urodziłeś się nowy pod słońcem. A poemat, którego jesteś twórcą, też jest nowy pod słońcem, bo przed Tobą nie napisał go nikt. I nowi pod słońcem są wszyscy Twoi czytelnicy, bo ci, co żyli przed Tobą, czytać go przecież nie mogli. Także i cyprys, w którego cieniu usiadłeś, nie rośnie tutaj od początku świata. Dał mu początek jakiś cyprys inny, podobny do Twojego, ale nie całkiem ten sam. I ponadto chciałabym Cię spytać, Eklezjasto, co nowego pod słońcem zamierzasz teraz napisać. Czy coś, czym uzupełnisz jeszcze swoje myśli, czy może masz pokusę niektórym z nich zaprzeczyć jednak? W swoim poprzednim poemacie dostrzegłeś także i radość ń cóż z tego, że przemijającą? Więc może o niej będzie Twój nowy pod słońcem poemat? Czy masz już notatki, jakieś pierwsze szkice? Nie powiesz chyba: "Napisałem wszystko, nie mam nic do dodania". Tego nie może powiedzieć żaden na świecie poeta, a co dopiero tak wielki jak Ty.

Świat, cokolwiek byśmy o nim pomyśleli zatrwożeni jego ogromem i własną wobec niego bezsilnością, rozgoryczeni jego obojętnością na poszczególne cierpienia ń ludzi, zwierząt, a może i roślin, bo skąd pewność, że rośliny są od cierpień wolne; cokolwiek byśmy pomyśleli o jego przestrzeniach przeszywanych promieniowaniem gwiazd, gwiazd, wokół których zaczęto już odkrywać jakieś planety, już martwe? jeszcze martwe? ń nie wiadomo; cokolwiek byśmy pomyśleli o tym bezmiernym teatrze, na który mamy wprawdzie bilet wstępu, ale ważność tego biletu jest śmiesznie krótka, ograniczona dwiema stanowczymi datami; cokolwiek jeszcze pomyślelibyśmy o tym świecie ń jest on zadziwiający.

Ale w określeniu "zadziwiający" kryje się pewna logiczna pułapka. Zadziwia nas przecież to, co odbiega od jakiejś znanej i powszechnie uznanej normy, od jakiejś oczywistości, do której jesteśmy przyzwyczajeni. Otóż takiego oczywistego świata nie ma wcale. Nasze zadziwienie jest samoistne i nie wynika z żadnych z czymkolwiek porównań.

Zgoda, w mowie potocznej, która nie zastanawia się nad każdym słowem, wszyscy używamy określeń: "zwykły świat", "zwykłe życie", "zwykła kolej rzeczy" ... Jednak w języku poezji, gdzie każde słowo się waży, nic już zwyczajne i normalne nie jest. Żaden kamień i żadna nad nim chmura. Żaden dzień i żadna po nim noc. A nade wszystko żadne niczyje na tym świecie istnienie.

Wygląda na to, że poeci będą mieli zawsze dużo do roboty.

Nobel Lecture

The Poet and the World
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1996/szymborska-lecture.html