"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do "

** Phan Bội Châu **

Lou Lipsitz Trong Bài Thơ
Conjugation of the Verb, To Hope

Mỗi bài thơ gặp gỡ thi sĩ mỗi cách riêng nhưng mỗi thi sĩ thường có phong cách riêng để tiếp đón bài thơ. Trong tuyển tập 50 Contemporary Poets, chọn bởi Alberta T. Turner, thi sĩ Lou Lipsitz đã đóng góp tiến trình bài thơ Conjugation of the Verb, To Hope ( Cách sử dụng động từ Hy Vọng.) đã đến như thế nào? ông diễn tả thơ ra sao? Bài thơ như sau:

Tôi hy vọng
-- đêm đến cho rồi

Tôi hy vọng
-- đêm đến cho mau

Đây có phải là cách
để hy vọng?

Không. Phải bắt đầu trở lại.

Tôi hy vọng
hôm nay,

Tôi vẫn hy vọng
mai sau.

Một ngày nào.
Tôi sẽ mất tất cả.

Thơ tự bàn thân không có giới hạn, kể cả ngôn ngữ, cho dù đa số thơ dùng ngôn ngữ để hiện thân. Nhưng bài thơ, nhất định phải có phần của ký hiệu, đa số là ngôn ngữ. Ngôn ngữ tự nó có giới hạn nên thơ bị giới hạn. Lòng người có giới hạn nên thơ bị giới hạn. Trí óc có giới hạn nên thơ bị giới hạn. Tâm tình có giới hạn nên thơ bị giới hạn. Vì vậy thơ tuy mênh mông mà sự đón tiếp của thi sĩ có giới hạn.

Bài thơ Sử Dụng Động Từ Hy Vọng bắt đầu như thế nào?
Lou Lipsitz nói, ông đang làm những việc bình thường khác trong ngày -- chuẩn bị bài dạy lớp Khoa Học Chính Trị, xem thư,...v...v...-- và muốn viết đôi điều. Trong thâm tâm ông cưu mang những điều thao thức trong quá khứ, kèm theo những cảm xúc tình tự, những tình cảm bị ức chê mà ông không vượt qua được. Ông bắt đầu viết vài đoạn thơ, có đoạn đã viết ngày hôm trước. Rồi không biết từ đâu, một phần ý tưởng này đập mạnh vào ông: Viết bài thơ về cách sử dụng động từ như cách học sinh ngữ ngoại quốc. ....

Thay đổi gì không?
Có nhưng rất ít. Ông xoay trở vài hàng, Thử vài cách sắp đặt lời lẽ khác nhau. Nhưng giữ nguyên ý nghĩ của tứ thơ. Câu ngắn, hai hàng mỗi câu đã xuất hiện ngay từ đầu.

Kỹ thuật.
Bài thơ này có gốc rễ sâu đậm từ những thi sĩ Âu Châu mà ông đã yêu mến. Ví dụ như thi sĩ Zbigniew Herbert -- và thi sĩ Hoa Kỳ như Charles Simic. Đây là ý thức hiểu biết và sự đối thoại bên trong bài thơ. Thi sĩ Herbert có vài bài thơ tương tựa nhưng không giống nhau. Ông đưa thơ vào cách diễn đạt sự sử dụng động từ khiến bài thơ thành hình.

Khác biệt?
Rất khác với nhiều bài thơ trước của ông nhưng cũng tương tựa một ít bài thơ đã làm. ....
(Trích ý của Lou Lipsitz trong phần văn xuôi.)

Đọc bài thơ và những lời ghi chú về bài thơ, người đọc có thể nhận ra ngay, thi sĩ Lipsitz quan tâm về cách diễn đạt. Từ những trầm tư, đeo đẳng trong lòng, ông đã chờ đợi lúc bài thơ xuất hiện để bất ngờ sáng tạo dẫn ông đến cách diễn tả ý và tứ thơ.
Chọn cách diễn tả ý tứ thơ có khi để tự nhiên cho vô thức đẫn đưa, có khi theo thói quen không cần suy nghĩ, có khi vì ý thức được tầm quan trọng của cách trình bày và diễn đạt thơ.
Ông không ngần ngại cho người đọc biết bài thơ của ông bị ảnh hưởng bởi các thi sĩ như Zbigniew Herbert và Charles Simic vì ông tự tin đủ rằng bài thơ của mình không bắt chước.
Bài thơ Sử Dụng Động Từ Hy Vọng Như Thế Nào?, mang vóc ý rất bình thường. Hy vọng là một loại thuốc an thần giúp cho con người đi qua những khốn khó khổ đau thất bại của thân xác và tâm hồn. Hy vọng đêm tối mau đến, mau qua. Hy vọng ngày mai rạng rỡ. Người nghệ sĩ thấu triệt lý lẽ mất còn, sẽ thấy tự khôi hài với hy vọng nhưng không làm sao không hy vọng vì hy vọng bắt nguồn từ bản năng sinh tồn. Những ý này, thấy khắp nơi trong nghệ thuật trong thi ca. Nhưng cách diễn đạt qua động từ "hy vọng", khiến cho bài thơ mới lạ. Nghệ thuật sáng tạo nằm trong cách diễn đạt là mực thước phân biệt bản lãnh của nghệ sĩ.
Đọc một bài thơ khác của ông, cách diễn đạt dàn trải trong những chi tiết trong đám tang nhạc sĩ Jazz George Lewis. Nhưng không phải chỉ tả cảnh, kể chuyện. Ông còn chen vào lối thơ Cụ Thể khi nhắc đến những bản nhạc gắn liền với tên tuổi George Lewis và tiếng kèn Clarinet.

Tưởng Niệm George Lewis, Nhạc Sĩ Jazz Tài Hoa
ngày 3 tháng 1 năm 2014

1.
Ông là con vật biết
thổi kèn clarinet

        kế sinh nhai
trên bến tàu, một phu khuân vát
110 cân nặng, vát được bao nhiêu tùy sức

thời Khủng Hoảng Kinh Tế
răng ông rụng, không tiền
đành ngậm miệng

2.
Mười ba năm
sau
         thiên hạ cột nhạc khí
lại với nhau
         bằng dây thun
mua cho ông
răng mới
         và ông bắt đầu

NguYen DTTND 1

thiên hạ nói một nhạc bản

        hoàn toàn
vui vẻ thoải mái
lời lẽ
        không thể tả nổi

        tồn tại lâu dài
trong những hủ trống

3.
Ông sống và chết
ở đó.
Nhà quàn ở New Orlean.

Hướng dẫn đoàn đưa tang
bạn cũ trong ban nhạc
sầu lê bước
         đến nghĩa trang,
đầu cúi xuống, tiếng kèn trombone tan tác
trên đất, điệu nhạc chậm
"Just Closer Walk..."
nhịp khiêng quan tài
         đất bùn tang tóc
dưới bước chân.

Nơi hạ huyệt
         lời tử biệt, nước mắt rơi,
họ quay ngược
         đi lui;
vài tiếng trống thùng
rồi tiếng khảy nhẹ nhàng
từ dây đàn banjo
         bên kia
tiếng kèn clarinet than vãn
bất chợt chuyển sang
bản nhạc
         nguyên bài " The Saint....."
Rồi người ta nhảy
la hét và múa
đúng như ông biết chuyện xảy ra.

4.
Được lắm. Có gì mong manh
trong âm nhạc.
Đôi khi chúng ta tán loạn
và đánh mất.
Đôi khi lãng quên
vài năm dù nhạc vẫn trong lòng,
trong đầu óc đầy khói mù và áp lực.

Đôi khi chúng ta giữ kín
và nhạc ở bên trong
chờ nổ tung ra
đi ngược từ cõi chết.

GHI:
(1) và (2) những nhạc phẩm nổi tiếng của Goerge Lewis

______________________________________________________________________________

Lou Lipsitz
(1938)

Sinh tại Brooklyn, New York. Tốt nghiệp đại học Chicago (1954-57). Trở thành nhà báo và theo học hai năm tại đại học Yale, về Khoa Học Chính Trị.
Đi dạy từ 1961-1964 tại đại học Connecticutt. Về sau, dạy tại đại học North Carolina, Chapel Hill.
Tác phẩm: Cold Water, 1967. Giải thưởng National Endowment Writer's Grant 1986. Reflection on Sampson. Giải thưởng Blue Lynx Prize 2010. 1977. If This World Falls Apart, 2011.

______________________________________________________________________________

Conjugation of the Verb, The Hope

I hoped
-- the night came anyway

I hoped
-- the night came anyway

Is this the way to
do it?

No. Begin again.

I hoped,
today.

I will still hoped,
tomorrow.

One day,
I will risk everything.

“In Memory of George Lewis, Great Jazzman”
Jan 3, 2014

1.
Man is the animal that knows
the clarinet

        makes his living
on the docks, a stevedore,
110lbs., carrying what loads
he can

the Depression comes along,
his teeth rot, no money and
he has to accept silence

2.
Thirteen years
later
         they put the instrument
back together
         with rubber bands
bought him
new teeth
         and then he began

NguYen DTTND 2

One song they say

        was pure
uninhibited joy
words
         cannot tell you

        survived so long
in those empty jaws

3.
He lived and died
there.
Had a New Orleans funeral.

Leading the mourners
his old friends’ band
trudged
         to the cemetery, heads
down, trombones scraping
the ground, slow tones of
“Just a Closer Walk…”
helping to carry
         the solemn mud
of their steps.

Graveside,
         words said, tears fallen,
they turned
         to walk back;
a few beats on the big
drum, then soft plucking
of a banjo string-
         in another block
the clarinet wailed
and then suddenly they were
playing
         “The Saints…” full blast
and people jumped
and shouted and dances
just as he’d known they would.

4.
Alright. There is a frailness
in all our music.
Sometimes we’re broken
and it’s lost.
Sometimes we forget
for years it’s even in us, heads
filled with burdens and smoke.

And sometimes we’ve held
to it and it’s there,
waiting to break out
walking back from the end.

(http://www.jerryjazzmusician.com/2014/01/memory-george-lewis-great-jazzman-poem-lewis-lipsitz/ )  

Ngu Yên
(Trích Đọc Thơ Trước Nửa Đêm)