"Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!" ** Trần Quốc Tuấn **

 

Chiến Lược Ấn-Độ --Thái Bình Dương Kiềm Chế Trung Quốc

Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hải quân Hoa Kỳ giành quyền chủ đạo vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tạo sự ổn định gần 7 thập kỷ qua, tuy nhiên Trung Quốc (TQ) sau 3 thập kỷ cởi mở thương mại tiếp cận với nền kinh tế thị trường đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, vượt mặt Nhật Bản.

Với nguồn ngoại tệ thặng dư hàng ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm trong hơn 10 năm qua TQ phát triển thần tốc lực lượng quân sự China People’s Liberation Army (PLA), Đảng Cộng Sản TQ hoạch định kế hoạch hẳn hoi đến năm 2035 quân đội TQ hoàn thiện việc hiện đại hóa, đến năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc PLA phải đứng hàng đẳng cấp thế giới!

20dlhucla1

HINH 01, Vành Đai, Con Đường – One Belt, One Road (Ảnh Internet)

Song song vào đó còn có một sách lược khác “Một vành đai, một con đường” cũng tham vọng bá chủ về kinh tế, kế hoạch này yêu cầu TQ cần đến lực lượng hải quân hùng hậu bảo vệ được các tuyến đường huyết mạch, nhất là hải quân đủ mạnh có mặt khắp các đại dương. PLA phát triển nhanh chóng hiện nay được xếp hàng thứ 3 sau Hoa Kỳ và Nga, riêng về Hải quân TQ sở hữu hạm đội hùng hậu chỉ đứng sau Hải quân Hoa Kỳ.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama đề xuất kế hoạch xoay trục Châu Á- Thái Bình Dương đưa 60% lực lượng hải quân Hoa Kỳ sang Tây Thái Bình Dương chuẩn bị đối phó với sự bành trướng hung hăng của TQ. Hải quân Hoa Kỳ phối hợp với các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc Đại Lợi.

Tuy nhiên năm 2020, dịch cúm Wuhan (China) tràn lan trên thế giới các nước khó khăn với việc chống dịch trong khi đó TQ sớm khắc phục nên Tập Cận Bình nắm bắt cơ hội diệu võ dương oai, tranh chấp một loạt với các nước Đông Á và Đông Nam Á.

    • TQ tranh chấp với một loạt các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:

 

    • Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

August 2020, Tokyo phát đi thông báo với Bắc Kinh, cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ đáp trả nếu các tàu Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cho biết tần suất các tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư ngày càng tăng trong 2 năm gần đây. Tàu TQ mỗi năm có trên 1000 vụ xâm nhập trong đó có cả trăm lần các tàu này tiến vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.

    • Eo biển Đài Loan:

TQ luôn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của Đại Lục, do đó TQ sẽ thu hồi dù phải sử dụng đến vũ lực. Ông Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) Ngoại Trưởng Đài Loan cảnh báo các đối tác, từ Mỹ đến châu Âu, Nhật Bản, Úc rằng: “Nếu như Đài Loan trở thành một miếng mồi của Trung Quốc, thì ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với khu vực Thái Bình Dương sẽ gia tăng đáng kể và qua đó tác động đến trật tự của thế giới”.

Trả lời báo Anh The Guardian ngày Sept 07-2020 ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp lực bảo vệ Đài Loan trước những tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Kiểm soát được Đài Bắc sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát cả khu vực Thái Bình Dương.

    • Tranh chấp với Việt Nam:

Năm 1974, TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) thành lập thành phố Tam Sa với những căn cứ quân sự khổng lồ.  Năm 1988, TQ đánh chiếm 7 bãi ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) cải tạo thành căn cứ quân sự tại biển Đông. Ngăn cản Việt Nam khai thác hải sản, nguồn tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa, luôn xâm phạm chủ quyền vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố hôm Dec 04-2020, lần đầu tiên đã xác nhận việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam từ ngày Sept 01 đến Dec 01-2020.

    • Đối với Philippine:

Tàu tuần duyên TQ triển khai “xung quanh các địa điểm mang tính biểu tượng quan trọng” ở Biển Tây Philippines, kể cả việc thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ở các bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).

    • Với Indonesia TQ tranh giành vùng biển Natuna:

Indonesia mặc dù không có tranh chấp chủ quyền biển nhưng TQ tuyên bố vùng biển Natuna là ngư trường truyền thống của ngư dân TQ. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở vùng biển Natuna trên Biển Đông và không nhân nhượng với đòi hỏi phi lý của TQ:

“Liên quan đến Natuna, sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào, bởi vùng biển này nằm trong chủ quyền lãnh hải quốc gia của chúng ta”.

 

Theo tờ Asia Nikkei Review dẫn phát biểu của ông Widodo trong phiên họp nội các hôm 7/12 ở Phủ Tổng thống Indonesia.

    • Xâm phạm vùng EEZ của Malaysia:

Hải quân TQ quấy rối ngư dân Malaysia trên vùng biển Sarawak, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại bải cạn Jemes, và tàu Hải giám áp sát giàn khoan của Malaysia ở bãi cạn Luconia, chứng tỏ đây là một chiến thuật nhằm thể hiện tuyên bố chủ quyền của TQ theo đường lưỡi bò.

Không chỉ có thế, April 2020, TQ tuyên bố thành lập hai huyện đảo ở Biển Đông để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện đảo Tây Sa quản lý Hoàng Sa, huyện đảo Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa. Trên đảo Hoàng Sa có căn cứ hải quân và 1 phi trường có đường băng dài 3000 m dùng cho các loại máy bay quân sự hạng nặng.

20dhucla2

HINH 02, China tuyên bố thành lập huyện đảo Tây Sa là lãnh thổ của TQ với lãnh hải 12 hải lý 

Tại quần đảo Hoàng Sa, TQ vẽ đường thẳng nối các đảo ngoài cùng tuyên bố đó là đường cơ sở, bên trong là vùng nội thủy, lãnh thổ của TQ. Từ đường cơ sở đó tính ra 12 hải lý là vùng lãnh hải. Đồng thời TQ thay đổi cách gọi Hoàng Sa không phải ở ngoài khơi biển Đông mà là bờ biển, thềm lục địa mở rộng của TQ.

Huyện đảo Nam Sa quản lý 7 đảo nhân tạo TQ đánh chiếm của Việt Nam cải tạo thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ trong đó có 4 đảo có đường băng dài 3000 m dùng cho máy bay chiến đấu Su-30, J-10 hoặc ném bom hạng nặng H-6.

Hai huyện đảo này TQ gọi đó là Tứ Sa bao gồm Nam Sa (Nansha, Spratly Islands) tức Trường Sa, Tây Sa (Xisha, Paracel Islands) là Hoàng Sa, Đông Sa (Dongsha, Pratas Islands – Đài Loan đang chiếm giử) và Trung Sa (Zhongsha, Macclesfield Bank và Scarborough Shoal của Philippine). TQ cũng tuyên bố đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc và là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đối với Tứ Sa như một phần của thềm lục địa mở rộng của mình.

    • Phản ứng của các quốc gia trên thế giới trước sự bành trướng của TQ:

 

Trước yêu sách phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế này của TQ không thể chấp nhận được do đó có 6 nước đều gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối gồm 4 nước trong khu vực có tranh chấp là Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia và 2 nước ngoài khu vực nhưng có lợi ích hàng hải và hàng không tại biển Đông là Hoa Kỳ và Australia.

Từ khi ông Abe lên nắm quyền thủ tướng nhiệm kỳ 2 vào năm 2012, để thực hiện tầm nhìn chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chiến lược này được Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng Nov 2017 nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tổng Thống Donald Trump đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự bành trướng thế lực quân sự của Trung Quốc (TQ) ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách tích cực, rộng lớn và có nhiều hiệu quả hơn so với thời cựu TT Barack Obama, cả hai mặt Ngoại giao và Quân sự.

Hôm July 13-2020, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mạnh mẽ tuyên bố:

“Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.

Tiếp theo là trợ lý Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Stilwell tuyên bố nảy lửa:

“Bắc Kinh muốn sự thống trị cho chính bản thân mình” và “Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế bằng sự cai trị với những sự đe doạ và ép buộc, đó là những thủ thuật của kẻ cướp”.

20dlhucla3

HINH 03, Hoa Kỳ, Nhật, Úc và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar tại vinh Bangal, Nov 18-2020

Các quốc gia bị áp lực của TQ lần lược liên kết lại thành một sức mạnh chống lại tham vọng mưu đồ bá chủ của ĐCSTQ.

Đầu tiên liên minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc cùng tham gia sự kiện tập trận bảo đảm tự do hàng hải và rộng mở tại Biển Đông, trong khi đó Ấn Độ không tham gia. Đến June 2020 chiến tranh biên giới Hoa-Ấn xảy ra, chính phủ của Thủ tướng Modi thay đổi lập trường nên tham gia nhóm bộ tứ Kim Cương gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đó là lực lượng nồng cốt cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, tiếp nối sau đó có Tân Tây Lan cũng hưởng ứng.

 

Hiện nay một số quốc gia ngoài khu vực không có tranh chấp chủ quyền với TQ ở Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương cũng có kế hoạch triển khai tàu chiến tham gia chương trình tuần tra hàng hải tự do và rộng mở vì họ cũng có quyền lợi ở đó, như:

Hải quân Anh sẽ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay đến các vùng biển gần Nhật Bản vào đầu năm 2021 giữa lúc Trung Quốc ngày càng lấn tới trong khu vực, Kyodo dẫn các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết hôm Dec 05-2020. Nhóm tàu tác chiến này, trong đó có tàu sân bay Queen Elizabeth (trọng tải 65.000 tấn, dài 280 m) cùng với một đội tàu hộ tống hùng hậu, dự kiến tập trận chung với quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại các khu vực trên, bao gồm ngoài khơi quần đảo Nansei ở Tây Nam Nhật Bản. Anh Quốc có một số quyền lợi tại thuộc địa củ Hongkong và nguồn lợi dầu hỏa ở Brunie khu vực biển Đông.

20dlhucla4

HINH 04, Máy bay F-35B trên tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng Gia Anh 

Theo Hindustan Times, sự hiện diện của TQ tại một loạt cơ sở vừa dân sự, vừa quân sự, từ cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan cho đến Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, sẽ tác động đến vấn đề an ninh toàn khu vực Ấn Độ Dương. Liên minh Pháp- Úc- Ấn Độ được hình thành song song với liên minh Bộ Tứ Kim Cương Hoa Kỳ- Nhật- Úc và Ấn Độ.

Tờ The Sydney Morning Heral hôm Nov 02-2020, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp Karrenbauer cho biết, bà hy vọng vào năm 2021, Đức có thể triển khai quân để cùng tham gia các cuộc tuần tra ở Ấn Độ-Thái Bình Dương với Australia.

The Diplomat trong bài nhận định ngày Nov 18-2020 mang tựa đề “Theo chân Pháp và Đức, Hà Lan xoay trục qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương - Following France and Germany, the Netherlands Pivots to the Indo-Pacific” và của hãng tin Mỹ BenarNews Nov 17-2020 khi loan tin: “Hà Lan công bố chiến lược châu Á, thúc giục Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về Biển Đông - Netherlands Unveils Asia Strategy, Urges EU to Speak Out on South China Sea”.

Pháp nổ lực góp phần vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm bảo vệ hơn 1,5 triệu công dân Pháp trên các vùng lãnh thổ hải ngoại, và 93% của một vùng đặc quyền kinh tế 11 triệu cây số vuông của họ, lớn thứ hai trên thế giới.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Emeraude của Pháp gần đây đã ghé thăm căn cứ hải quân Mỹ ở đảo Guam (Dec 05-2020). Đây được cho là động thái phản đối Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngoài ra theo trang mạng của Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf CLCS), Pháp, Đức và Vương Quốc Anh đã đệ trình một công hàm chung gởi Liên Hợp Quốc đề ngày Sept 09-2020, bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông. Các nước này xác định rằng “các quyền lịch sử” đối với vùng biển ở Biển Đông “không tuân thủ” luật pháp quốc tế và các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các nước viện dẫn phán quyết trọng tài năm 2016 mà Philippines giành được chống lại Trung Quốc.

Trong năm 2020, TT Donald Trump ký hàng loạt hợp đồng nhiều tỷ Mỹ kim bán vũ khí hiện đại cho các quốc gia đồng minh, đối tác chiến lược nhằm giúp họ thêm năng lực đối phó với sự bành trướng của TQ, như: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Úc, Ấn Độ, … Động thái này cũng nhằm củng cố sức mạnh cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.

    • Sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương:

 

Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra ngang qua biển Đông để xác quyết rằng đây là vùng biển Tư Do (FONOP) mà luật pháp quốc tế ghi nhận, tàu chiến Mỹ đi sát các thực thể bồi đấp trên các bãi ngầm ngay trong vùng nước 12 hải lý quanh đảo để phủ nhận tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của TQ.

Hôm Dec 06-2020, nhóm tàu sân bay trực thăng USS Makin Island (LHD-8) và tàu vận tải đổ bộ USS Somerset (LPD 25) đã tiến vào biển Đông, tàu USS Makin Island di chuyển vào biển Đông qua eo biển Bashi, trong khi tàu USS Somerset đi qua Philippines cùng thời gian với chuyến công du châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chistopher Miller.

 20dlhucla5

HINH 05, USS Makin Island (LHD-8) (Ảnh US Navy) 

Tàu lớp Wasp có lượng giãn nước toàn tải là 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1m. Thủy thủ đoàn trên tàu hơn 1.000 người, gồm 66 sĩ quan.

Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, trên tàu Warp gồm 42 CH-46 Sea Knight hoặc 22 MV-22 Osprey. Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm tới 20 F-35B và 6 SH-60F/HH-60H. Với những thông số như vậy, rõ ràng là tàu đổ bộ này mạnh hơn hẳn so với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Hiện Hải quân Mỹ có 7 hạm đội chiến đấu thường trực, gồm:

    • Hạm đội 2, có Sở chỉ huy đóng tại Norfolk (Virginia, Mỹ) đặc trách Đại Tây Dương;
    • Hạm đội 3 có Sở chỉ huy đóng tại Pearl Harbor (Hawaii, Mỹ) - Đông và Trung tâm Thái Bình Dương;
    • Hạm đội 4 có Sở chỉ huy đóng tại Mayport (Florida, Mỹ) - Caribbe, Trung và Nam Mỹ;
    • Hạm đội 5 có Sở chỉ huy đóng tại Manama (Bahrain) - Trung Đông (Biển Đỏ, Biển Arab, Vịnh Persic);
    • Hạm đội 6 có Sở chỉ huy đóng tại Naples (Italy) - Địa Trung Hải;
    • Hạm đội 7 có Sở chỉ huy đóng tại Yokosuka (Nhật Bản) đặc trách Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương;
    • Hạm đội 10 có Sở chỉ huy đóng tại Fort Meade (Maryland, Mỹ).

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite nói:

“Để nâng cao vị thế của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ tái cơ cấu hạm đội 1 chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á với tư cách là hạm đội viễn chinh”.

Các giới chức lãnh đạo chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới đây có những quyết định và tuyên bố:

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller - bổ nhiệm Đô đốc John Aquilino làm người đứng đầu Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) có trụ sở tại Hawaii trong đó có việc thành lập một hạm đội mới có tên Hạm Đội 1 Viễn Chinh, đặc biệt tập trung đối phó với Trung Quốc. Đây là một hạm đội cơ động không chịu trách nhiệm một vùng biển cố định như các hạm đội có trước đây, được điều động theo yêu cầu tình hình. Đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM). Hoa Kỳ đang thảo luận với Australia để được chấp thuận Hạm Đội 1 US Navy đặt căn cứ ở miền Bắc nước này.

20dlhucla6

HINH 06, Đô Đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương (Ảnh US Navy) 

Trên một diễn đàn về quân sự hôm Dec 03-2020, Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ tướng Mark Milley khẳng định Hoa Kỳ cần gia tăng gấp bội lực lượng Hải Quân tại Tây Thái Bình Dương, từ đây đến năm 2045, để ngăn chặn tham vọng của TQ kiểm soát vùng biển này. Quân đội Hoa Kỳ cũng cần triển khai một số lực lượng trên bộ tại Philippines, Việt Nam và Úc.

Lầu Năm Góc sẽ phải nâng số tàu chiến hiện nay, từ 300 lên 500, trước năm 2045, và một phần tư trong số tàu chiến đó sẽ được tự động hóa, và cũng phải được trang bị thêm 90 tàu ngầm. Danh sách các phương tiện cần bổ sung sẽ không bao gồm các hàng không mẫu hạm, mục tiêu dễ tấn công của các tên lửa tầm xa Trung Quốc.

Tướng Mark Milley có dự kiến bố trí nhiều đơn vị tại các quốc gia đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Các đơn vị trên bộ tại các quốc gia này sẽ được trang bị các bệ phóng hỏa tiễn chống hạm tầm xa để đối phó với TQ.

20dlhucla7

HINH 07, Tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ. (Ảnh Reuters Nov 09-2020)

Quân đội Mỹ có thể triển khai ở nước ngoài, với số lượng ít hơn, nhưng được trang bị tốt hơn. Trí tuệ nhân tạo, người máy, các vũ khí chính sách, vũ khí siêu thanh… sẽ là những nhân tố tạo ra “thay đổi triệt để” trên chiến trường. Tướng Mark Milley khẳng định “Các đơn vị nhỏ hơn, cơ động hơn, rất khó định vị, sẽ là yếu tố quyết định trong lĩnh vực quân sự tương lai”.

20dlhucla8

HINH 08, Đảo Tinian trong quần đảo Mariana, nằm về phía bắc đảo Guam 160 km (Ảnh Internet) 

Hải quân Hoa Kỳ có nhiều căn cứ trong vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đông Bắc Á, căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố cảng Pyeongtaek, Hàn Quốc; Căn cứ quân sự ở Yukosuka, Nhật Bản (Đặt bô Tư Lệnh hạm đội 7).

Tây Thái Bình Dương, tại chuổi đảo thứ nhất có Okinawa, chuổi đảo thứ 2 có Guam. Năm 2019, Hoa Kỳ ký hợp đồng thuê đảo Tinian trong quần đảo Mariana, cách 160 km về phía bắc đảo Guam trong 40 năm. Tại đây có 2 phi trường củ từ thời Thế chiến II, North Fields và West Fields (phi trường này là nơi xuất phát oanh tạc cơ ném bôm nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki). Hoa Kỳ tân trang đường băng mới đáp ứng được nhu cầu cho các chiến đấu cơ hạng nặng. Cũng trong năm 2019, quân đội Mỹ cũng tân trang hiện đại phi trường, căn cứ hải quân trên đảo Wake Islands nằm khoảng giửa Hawaii và Guam, nơi trung chuyển quân đội Mỹ ở trung tâm Thái Bình Dương.

Tại eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ có căn cứ trong quân cảng Changi, Singapore.

Ở Ấn Độ Dương, Hải quân Hoa Kỳ có căn cứ lớn trên đảo Garcia, một căn cứ trong vùng sừng tại Djibouti. Trong vùng vinh Bangal Hoa Kỳ đang hợp tác với Ấn Độ phát triển một căn cứ hải quân tại quần đảo Andama.

Một số thành quả vượt bậc của quân đội Mỹ:

 20dlhucla9

HINH 09, Hỏa tiển siêu vượt âm SM-3 Block IIA (Mach 16-18) (Ảnh Internet)

 

Quân đội Hoa Kỳ hôm Nov 17-2020 công bố thử nghiệm thành công hỏa tiển đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA trên vùng biển Hawaii. Nó được tích hợp công nghệ dò tìm mới tiên tiến cho phép cải thiện độ chính xác và theo dõi các mục tiêu của đối phương tốt hơn (AFP).

Hỏa tiển SM-3 Block IIA là loại siêu vượt âm tối tân nhất thế giới đạt Mach 16-18, trần bay 1050 km, tầm 12,000 km. Nặng 1,5 tấn, dài 6,55 m, đường kính 533 mm, có thể trang bị trên tàu chiến do công ty Raytheon và Misubischi Heavy Industries chế tạo. Đối mặt với loại hỏa tiển này không biết TQ còn khoe khoan hỏa tiển DF-21D và DF 26B diệt tàu sân bay nữa không?

20dlhucla10 

HINH 10, Mô phỏng vũ khí Laser năng lượng cao (SHiELD) trang bị cho máy bay chiến đấu (Ảnh Internet)

 

Một loại vũ khí LASER lợi hại trong tương lai Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm thành công (May 2020). Kế hoạch này dựa trên hệ thống phòng vệ bằng laser năng lượng cao (SHiELD) của tập đoàn Lockheed Martin, giúp máy bay chiến đấu tự vệ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa. Mark Stephen, chuyên gia laser tại Lockheed Martin cho biết: “Lockheed Martin đang nghiên cứu để tích hợp hệ thống laser trên máy bay chiến đấu chiến thuật trong vòng 2 năm tới”.

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được quốc hội lưỡng đãng ủng hộ, dù ông Joe Biden hay ông Donald Trump đắc cữ thì đều tiếp tục thực hiện chính sách “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.  

Trong trường hợp ông Joe Biden thắng cữ, việc duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu Á sẽ đóng vai trò trọng tâm đối với chiến lược nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ. Để thực hiện chiến lược nói trên, ông Biden cũng đã lựa chọn các vị trí hàng đầu trong nội các của mình, bao gồm Ngoại trưởng được chỉ định Antony Blinken và người có nhiều khả năng trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy. Hai nhân vật này đều được coi là nhân vật diều hâu theo chủ nghĩa tự do đối phó với Trung Quốc.

Càng ngày các cường quốc trên thế giới thấy rõ dã tâm của ông Tập Cận Bình, tham vọng thống trị thế giới bằng mọi thủ đoạn gian manh, xảo trá bất chấp luật pháp quốc tế. Rõ nét nhất là từ vài tháng cuối năm nay 2020, từng nhóm trong khu vực liên kết chống lại TQ. Không chỉ các nước trực tiếp có tranh chấp với Tàu-Xì mà còn cả các cường quốc bên Châu Âu. Giấc mộng “Tập Cận Bình Đại Đế” sẽ vỡ mộng là cái chắc!

Lê Hữu Uy

Phoenix, Arizona – Dec 12-2020

(Nguồn tổng hợp, ảnh Internet, Reuter và US Navy)