"Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao chịu bo bo làm đầy-tớ người!" ** Lê Lợi **

 

LÀNG NHƠN ÁI ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

 

(Xin mời các con cháu làng Nhơn Ái vào nhìn bà con, cùng quý bạn tham khảo)

Làng Nhơn Ái, huyện Cái Răng, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ) có nhiều gia đình trung lưu cho con du học bên Pháp hay ra Hà Nội học cao đẳng, nhất là bắt đầu thập niên 1920. Trung học thì gởi xuống Sóc trăng học trường La San, hay qua Mỹ Tho học Collège de My Tho, hoặc lên Sài Gòn học Pétrus Ký. Đến năm 1927 Cần Thơ mới có trường Collège de Can Tho (Sau này là Trường Phan Thanh Giản) thì học sinh ở Cần Thơ mới học trường này.

Truyền thống “nề nếp” học hành đó tạo nên một số con cháu sau này mà người ta gọi Nhơn Ái là vùng “địa linh nhân kiệt”.

Làng Nhơn Ái có các giòng họ có nhiều người nổi tiếng, cứ nhìn vào sự hưng thịnh của họ mà người ta có thể biết được làng thăng trầm như thế nào.

 

  1. CÁC GIÒNG HỌ CỐ CỰU:

Các giòng họ có đông đảo con cháu và thành công nhất đó là hai giòng họ: Ông Lê Đăng Chánh, ông Lê Tam và họ Trần Văn Chiến.

  • Gia tộc ông Lê Tam:

 21alhudl1

HINH 01, Họp mặt gia đình, con cháu ông Hương Sư Lê Hữu Thành. trong một buổi họ mặt (hình chụp vào đầu thập niên 50, thế kỷ 20). Hàng quay lưng: Ông Nguyễn Văn Vỹ (trái, chồng bà Lê Thị Kỉnh), ông Diệp Văn Lương (con trai ông Diệp Văn Giáp). Hàng kế, từ trái: Ông Lê Hữu Trọng, ông Lê Hữu Nghĩa, ông Diệp Văn Giáp, bà Lê Thị Nghiệm (vợ ông Giáp), Bà vợ ông Lê Hữu Vĩnh, bà Võ Lê Thơ (khi đó mới 16 tuổi, nay đang ở Houston, TX), cô Délla Lê (con Bác vật Lê Hữu Chính).

 

Đến đời thứ 4 do ảnh hưởng của ông Hội Đồng Giáp nên một số con cháu theo ông làm ăn. Mua bán lúa gạo, mở công ty xuất nhập cảng, công ty dịch vụ trong lãnh vực thương mại. Họ trở thành những thương gia giàu có như: Ông Lê Hữu Thuận, Lê Hữu Sáu, Nguyễn Duy Thăng, Lê Hữu Trí, Lê Hữu Năm, Lê Hữu Sáu, … Đổ đạt thì có các ông Lê Hữu Chính (Bác vật Chính), Lê Hữu Thượng (Kỷ sư), Diệp Thị Nguyên (con gái út của ông Hội Đồng Giáp) đổ Thạc sĩ, làm Tổng Thư Ký tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Cô Lê Hữu Như Khuyên, một nữ võ sư Vovinam trẻ nhất môn phái, đoạt nhiều huy chương vàng toàn quốc, được phong danh hiệu “Kiện Tướng Quốc Gia”.

Con cháu ra nước ngoài theo hai đợt: 1954 qua Pháp và 1975 qua Mỹ. Số còn lại sau 75 bị các đợt chiến dịch đánh gục tư sản của chính quyền cộng sản Việt Nam, một số đông họ thực sự bị ngã gục.

  • Gia tộc ông Lê Đăng Chánh:

21alhudl2 

HINH 02, Ông Lê Quang Diên, Chức sắc cao cấp Đạo Cao Đài, người xây cất Thất Thất Cao Đài ở Rạch Sung, Phong Điền


21alhudl3

HINH 03, Bác sĩ, Thủ tướng Lê Văn Hoạch

 

Họ là những nhà nho cấp tiến. Khi phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông Du liên tiếp thất bại, dân làng Nhơn Ái nhất là con cháu ông Lê Đăng Chánh ủng hộ lập trường của ông Phan Chu Trinh theo Tây học, do đó làng Nhơn Ái có nhiều cậu công tử theo Tây học và du học tại Pháp. Nhờ khuynh hướng này nên đã đưa làng Nhơn Ái trở thành giàu có nhất Nam Kỳ trong đầu thập niên 1940.

Trong gia tộc ông Lê Đăng Chánh có nhiều người nổi tiếng như: Bác sĩ Lê Văn Hoạch làm Thủ Tướng, ông Lê Quang Hộ làm Bộ Trưởng Nội Vụ, ông Lê Quang Trường làm Tổng Trưởng Tài Chánh, ông Lê Quang Huýnh làm Tổng Giám Đốc Nha Ngoại Thương, ông Lê Quang Minh Giám Đốc Nghi Lễ Phủ Thủ Tướng sau làm Tham Vụ Ngoại Giao tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ, các Bác Sĩ: Lê Quang Tuấn, Lê Hiếu Để, Lê Hữu Chí, Lê Thị Ngọc Dung, Lê Thị Hải Yến, Lê Thị Bích Liên ... Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô, gọi Bác sĩ Hoạch bằng cậu ruột.

  • Gia tộc ông Trần Văn Chiến:

21alhudl4 

HINH 04, Ông Trần Ngọc Điển (Ông Chủ Điển)

Hai anh em ông Trần Văn Chiến là tướng võ thời vua Minh Mạng quê ở quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, bỏ vào Nam lập nghiệp. Người em đi lạc nên định cư ở Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho. Gia tộc này cũng là một giòng họ lớn, giàu có: Hương chủ Trần gọc Điển và cũng có nhiều nhiều người khoa bảng: Ông Trần Ngọc Lân, làm giám đốc Hợp Tác Xã Nông Nghiệp miền Tây Nam Phần, sau này nâng lên cấp toàn quốc trong chương trình viện trợ của Hoa Kỳ. Các bác sĩ Trần Ngọc Bá, Trần Ngọc Thành, ông Trần Ngọc Thượng Thanh (Tra Giám Sát Viện), các Kỷ sư: Trần Văn Gia, Trần Ngọc Tín, Trần Ngọc Trí, …

-Ông Trần Ngọc Huỳnh, Phong trào võ trang chống Pháp năm 1945 rất sôi nổi. Làng Nhơn Ái là mặt trận chính của mặt trận kháng Pháp. Từ Ba Láng dọc theo tuyến vòng cung đến Ba Se - Cầu Nhiếm là mặt trận tiền phương do ông Trần Ngọc Huỳnh chỉ huy. Từ Phong Điền dài xuống tận U Minh là mặt trận hậu phương do ông Huỳnh Thủ chỉ huy.

Cả hai giòng họ Lê (Ông Lê Đăng Chánh và ông Lê Tam) và họ Trần cùng một số gia đình khác đều có nhiều con cháu ở hải ngoại khoa bảng và thành đạt trong lãnh vực kinh doanh trở thành triệu phú. Đến nay con cháu của 3 giòng họ này đến đời thứ 11-12. Chúng tôi chỉ ghi lại một số con cháu sinh vào thập niên 40 tại làng Nhơn Ái, hay sĩ quan từ cấp Trung Tá trở lên và những người rời làng thì không kể. (Tại thời điểm năm 2002, bổ túc thêm năm 2005).

B. MỘT SỐ HỌ KHÁC:

- Họ Phạm: Đến đời Tự Đức ông Phạm Văn Dung lập nghiệp ở rạch Chuối, con cháu sau này sống rải rác ở rạch Vong, làng Tân Thới và Ô Môn.

Họ Phạm là cháu của cụ Nguyễn Trung Trực gốc ở Lường Xuồng, Tổng Quảng tỉnh Rạch Giá, điền hội đồng Long, vì sợ liên lụy chuyện quốc sự (chính trị) nên đổi họ Nguyễn thành Phạm và di dời đến làng Nhơn Ái.

21alhudl5a

HINH 05, Bà Phạm Thị Kỷ vợ Hương sư Lê Hữu Thành, cháu ông Phạm Văn Dung (dòng họ cụ Nguyễn Trung Trực, phải đổi họ để tránh sự truy lùng của Pháp)

-Họ Đinh: Phú hào Đinh Sâm khai khẩn ở rạch Trà Niềng, khi Pháp xâm lăng Ông qui tụ dân làng chống giặc, sau này sách sử tôn vinh Ông là anh hùng.

- Họ Bùi: Ông Cả Bùi Văn Lý có công với Đình làng Nhơn Ái khi cất lại Đình đầu thế kỷ 20.

21alhudl6

HINH 06, Sắc Thần làng Nhơn Ái do vua Tự Đức ban (1853).

- Họ Nguyễn: Đầu đời Minh Mạng có họ Nguyễn đến Nhơn Ái khai khẩn là gánh họ Nguyễn ở rạch Chuối. Đốc Phủ Ngân họ Nguyễn, tỉnh Trưởng Vũng Tàu trước năm 1945 (gánh họ Nguyễn ở Rạch Chuối gần Thánh Thất Cao Đài). Sau năm 1945 làng Nhơn Ái không còn đình thần, Sắc Thần được đem về thờ chung với ông bà họ Nguyễn. Đến năm 1956 đình được cất lại mới có cúng Đình và mỗi khi cúng Đình có lễ rước sắc từ đây về Đình.

 21alhudl7

HINH 07, Đại diện một số giòng họ họp bàn việc tu sửa Đình (2002). Bà cụ ngồi là bà Nguyễn Thị Phấn (bà Tư Ỵ).

 

- Họ Lý: Ông Lý Bắc là ông Bang của người Hoa nên gọi là ông Bang Bắc. Ông là một thương gia gốc ở bên Tàu đến làng Nhơn Ái cất phố buôn bán, lập chành lúa, sắm ghe chài (các ghe chài làm cảng Gạch phần lớn là của Ông) đất chợ Phong Điền ngày nay cũng là của Ông. Biến cố năm 1945 Ông trở về Tàu.

- Thương gia Lý Huy con ông Bang Bắc, con cháu ngày nay nhiều người còn sinh sống tại chợ Phong Điền.

- Dược sĩ Lý Thu (không rõ chữ lót) con ông Lý Hà một Hoa Kiều du học và tốt nghiệp tại Pháp.

- Lý Mẫu Đơn, dạy trường tiểu học Phong Điền.

21alhudl8

HINH 08, Ông Bang Bắc (Lý Bắc)

- Họ Thái, ông Thái Văn Dành là tổ tiên của ông Bá Hộ Nhiêu (Thái Văn Nhiêu), Thái Văn Mười, Thái Văn Chư, ... ở cách vàm Trà Ếch khoảng 2 Km, có các con cháu là Bác sĩ Thái Ngọc Ẩn, Trung Tá Thái Lê Trương, quận Trưởng quận Hồng Ngự (Cao Lãnh), Thái Kim Anh Giáo sư, Bác sĩ Thái Ngọc Vĩnh Khang, Luậr sư Thái Ngọc Nguyên, Thái Minh Nhựt (Trường Minh Nhựt & Văn Đạt), …

  1. MỘT SỐ KHÁC CŨNG LÀ CON CHÁU LÀNG NHƠN ÁI:
  1. Thời Pháp:

 

- Ông Cai Tổng Nguyễn Văn Vĩnh (Nhà ngang chợ Cầu Nhiếm).

- Ông Lê Bá Cang (con nuôi của ông Lê Quang Chiểu), Hội đồng quản hạt.

- Ông Huỳnh Ngọc Bĩnh (rể ông Lê Quang Nho) làm Hội Đồng quản hạt.

- Ông Phạm Tân, quê ở rạch Vong, làm Lãnh Sự của Pháp tại Vân Nam Trung Hoa, trong gia đình có một người khác đổ Tiến Sĩ.

-Ông Phan Văn Tri, ông đỗ Cữ nhân nên bạn bè thân mật gọi ông là Cữ Trị, sau khi Pháp chiếm miền Đông Ông tản cư đến làng Nhơn Ái, là một nhà thơ yêu nước.

- Ông Trương Như Toản, Hiệu là Mạnh Tự, quê ở Vũng Liêm, Vĩnh Long. Ông làm chủ bút tờ báo Trung Lập. Là một nhà văn, nhà báo tiền phong, Ông cũng còn là một soạn giả sớm nhất có công soạn nhiều bài ca ra bộ. Năm 1913, Ông Toản theo ông Cường Để xuất du nhiều nơi như Hồng Kông, Trung Hoa, Đức và Pháp để vận động cách mạng. Nhưng ông Toản bị trục xuất về nước đưa về quản thúc tại làng Nhơn Ái.

- Ông Đốc phủ Ngân, họ Nguyễn - Tỉnh trưởng Vũng Tàu trước năm 1945.

- Ông Cao Văn Dần, Chánh chủ bái đình làng Nhơn Ái.

  1. Thời Việt Nam Cộng oHòa:

 

- Đại Tá Nguyễn Vạng Thọ, Chánh Án tòa án quân sự đặc biệt.

- Dược sĩ Nguyễn Thị Sương (em Đại Tá Thọ).

- Đại Tá Nguyễn Lễ Trí, theo ông Dương Văn Minh.

- Đại Tá Nguyễn Lễ Tín. Hai ông Đại Tá Trí và Tín là con của ông Nguyễn Lễ Nghi.

- Đại Tá Hồ Văn Thành, chỉ huy trưởng Quân Vận vùng 3.

- Trung Tá Hồ Văn Khải.

- Trung Tá Nguyễn Thời Rê, Tỉnh Trưởng tỉnh Long Xuyên.

- Trung Tá Lê Quang Phát, Pháo Binh.

- Tiến sĩ Khoa Học Trương Quang Sĩ (con ông Trương Quang Liêm).

- Ông Đinh Ký Ngọ, Bí Thư Nha Tổng Thư Ký Bộ Công Chánh. Ông còn là Trọng Tài túc cầu. Nói đến đá banh thì ai cũng biết đến Huyền Vũ và trọng tài Ngọ.

21alhudl9

HINH 09, Trọng tài Ngọ khi còn trẻ, từ trái: Ông Huyền Vũ (Tường thuật bóng đá cho đài phát thanh Sài Gòn) sau này làm suôi gia với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Văn Phan và ông Đinh Ký Ngọ

- Ông Tám Thọ họ Lương, thuyền trưởng tàu viễn dương (hàng hải dân sự), con ông cả Phúc ở vàm Mương Điều.

- Bác sĩ Huỳnh Hữu Cữu, quê ở làng Nhơn Ái được người dì ở Cái Răng nuôi cho ăn học đổ Bác sĩ Nhản Khoa.

- Ông Liêu Quốc Nhĩ, nhà dịch thuật nổi tiếng dịch các tác phẩm của Quỳnh Dao tiếng Tàu sang tiếng Việt.

- Soạn giả cải lương: Ông Phạm Văn Điều (1915-1983), Nghệ danh Điêu Huyền.

21alhudl10

HINH 10, Soạn giã cải lương Điêu Huyền (Ảnh Internet)

- Ông bầu Ấu: Đầu thập niên 1950 ở ấp Nhơn Thành xã Nhơn Nghĩa có ông bầu gánh hát cải lương, vì ở đây là lung bàu không thể cày cấy hay trồng trọt được nên Ông cho trồng toàn là ấu (củ ấu) nên người ta đặt cho Ông cái tên ngộ nghỉnh: Ông Bầu Ấu.

- Ông Võ Ngọc Tiến (ông Giáo Tiến), một nhà điền chủ giàu có.

- Ông Cao Văn Diên, Phạm Minh Châu, chánh chủ bái đình Nhơn Ái,

- Ông Trương Quang Liêm, Thanh tra tiểu học (Cần Thơ)

-Ông Dương Thành Mậu, Trưởng ty Tiểu học, ông Mậu tỵ nạn tại Pháp, được ông Chirac bảo trợ, lúc đó ông Chirac làm thị trưởng Paris, sau làm Tổng thống nước Pháp.

 

  1. Sau năm 1975, thời chính quyền Cộng Sản:

 

- Họ Trần có ông Trần Ngọc Đăng, Thứ Trưởng Bộ Y Tế.

- Họ Lê có ông Lê Vũ Hùng (Con ông Tám Chiếu ở Vàm Xáng), Thứ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo, ông Lê Hữu Phẩm Giám Đốc Ngân Hàng, ông Lê Quang Đệ Chánh sở Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

- Đại Tá Huỳnh Thanh Phương, Tham Mưu Trưởng Tỉnh Đội.

Ba ông Đại Tá Khác không rõ họ:

- Đại Tá Bé (tự Tám Giấm) tỉnh đội trưởng Cần Thơ.

- Đại Tá Chà (Bảy Chà, con thầy Sang) làm Văn Phòng tổng kết chiến tranh tỉnh Cần Thơ.

- Đại Tá Nghĩa, Giám Đốc cảng Trà Nóc.

- Thiếu Tướng Huỳnh Thủ, Tư Lịnh quân khu 9.

- Ông Trịnh Quang Hưng, Giám đốc sở Văn Hóa.

- Thạc sĩ tin học Trần Quang Thông.

- Tiến sĩ Nguyễn Học Sĩ, dạy Đại Học Sư Phạm Cần Thơ.

- Ông Sáu Hóa, nhạc sư đàn tranh đoạt huy chương vàng toàn quốc.

- v.v…

- Người gốc Hoa: Họ Bành, họ Hứa, họ Lò, …

Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, xin được quý các con cháu làng Nhơn Ái bổ túc thêm.

Hy vọng bài viết có thể giúp các con cháu làng Nhơn Ái tìm hiểu một phần về cội nguồn của mình, là những người có công khai phá từ đầu thế kỷ 19 và xây dựng làng Nhơn Ái (Cần Thơ) một thời giàu có, phồn thịnh nhất Nam Kỳ ở tiền bán thế kỷ 20. Tuy nhiên đến năm 1946 với chính sách tiêu thổ kháng chiến nên làng thành bình địa không còn dấu vết ngày xưa!

Lê Hữu Uy