"Quân lính cốt hòa-thuận, không cốt đông; cốt tinh-nhuệ, không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm-dẻo, chứ không lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít." ** Quang-Trung **

 

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI

 

Dạ, Cần Thơ là vùng trời mang nhiều kỷ niệm thời niên thiếu cũng như đến khi trưởng thành của mình cũng giống như biết bao bà con khác.

Chúng ta đã nhắc nhở đến Trường Phan, Trường Đoàn, từ đó gặp lại bạn bè củ, người xưa. Chắc trong chúng ta ai cũng có “Một chút gì để nhớ, để thương”!

Những kỷ niệm êm đềm thời áo trắng, mỗi rung cảm dù nhẹ nhàng, thoáng qua nhưng nó vấn vương, da diết mang theo trong cuộc đời:

 

Cần Thơ ơi, một thời ta tuổi mộng

Hình bóng nào in dấu một trời mơ

Gió mát ven sông, hàng dừa lã lướt

Nửa vần trăng bàng bạc chốn xa xăm!

(Thơ Lê Hữu Uy)

Nhắc đến College de Cantho rồi (1917), trường Phan Thanh Giản (1927), đổi tên trường Châu Văn Liêm (1975) và sau 100 năm lại phục dựng trường Châu Văn Liêm (2017) như ngày nay. Mỗi người trong chúng ta đều có tâm trạng vui buồn lẫn lộn! Bởi vì nó đã trãi qua biết bao thế hệ, thay đổi theo từng giai đoạn của trạng huống lịch sữ, và nó cũng sẽ thay đổi theo nhiều thế hệ sau này. Chấp nhận theo dòng lịch sữ mà thôi!

Chuyện hôm nay mình xin đề cập đến là “Con đường xưa em đi” theo đề nghị của các cô em gái nhỏ (nhỏ hồi xưa, chứ không phải bây giờ). Làm người phải giử chữ tín, có hai đối tượng tuyệt đối phải đặc biệt chú ý: Một là đối với trẻ con, mình hứa gì chúng nó sẽ trông đợi mãi. Thứ hai là ở lớp tuổi “đồng bọn của tui”! Vì vậy mà mình phải cố gắng soạn một đống hình quê nhà tìm cho ra được vài tấm hình con đường chung quanh Trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm mà chúng ta ít nhiều đều có chung kỷ niêm.

  • Trước hết là đường PHAN THANH GIẢN

    21alhucdx1

HINH 01, Đường Phan Thanh Giản nay là Xô Viết Nghệ Tỉnh (2019), nhìn từ dốc cầu Đinh Tiên Hoàng

21alhucdx2

HINH 02, Dốc cầu Đinh Tiên Hoàng (2019)

Đường Phan Thanh Giản đồng thời cũng mang tên trường Phan Thanh Giản, một vị đổ tiến sĩ đầu tiên tại Miền Nam. Cụ thể hiện khí phách là một nhà trung quân ái quốc, khi Pháp đánh chiếm Miền Tây Nam Bộ ông uống thuốc độc tuẩn tiết chết theo thành! Xứng danh làm gương cho bao thế hệ học sinh của miền đồng bằng sông Cữu Long!

Con đường khi xưa người Pháp có trồng hai hàng cây xa-cừ, trái có hình dạng đặt trưng nên bà con ta đặt cho cái tên ngộ nghĩnh, độc đáo: Cây dái ngựa! Sau đó phát triển thành phố con đường được nới rộng hàng cây bị đốn đi. Đây là lối đi về của học sinh ở hướng Cầu Đôi Mới, Cái Khế, Rạch Ngỗng.

Đường từ đại lộ Hoà Bình đến bờ sông Cái Khế, ở đó gặp đường Duy Tân chạy dọc theo bờ sông (đường Hoàng Văn Thụ bây giờ). Ngày nay tại đây có cây cầu bắt ngang sông Cái Khế, con đường nối tiếp chạy đến bến xe mới nay là công viên Hùng Vương, cầu và đường cùng có tên là Đinh Tiên Hoàng.

  • Đường NGÔ QUYỀN

    21alhucdx3

HINH 03, Đường Ngô Quyền (2019)

Đường Ngô Quyền là con đường mặt tiền của trường Đoàn Thị Điễm, cổng sau trường Phan Thanh Giản. Con đường này là lối đi về của học sinh hướng trung tâm thành phố, Đầu Sấu, Cái Răng, Xóm Chài, có hai hàng cây sao gìa râm bóng, đến khoảng tháng 9 vào mùa, bông sao có hai cánh, gió lùa rơi xuống từng đàn quay như chong chóng rất đẹp đó là hình ảnh đặc biệt của con đường, một điểm độc đáo nữa là mấy xe đá đậu nước cốt dừa trước cổng trường nữ trung học này. Không biết mấy anh con trai thèm đá đậu ở đây đến cở nào mà phải đạp xe mấy cây số để đến đây ăn đá đậu thôi!

Hay đến để len lén ngắm nhìn rồi thầm mơ ước:

Em là công chúa, là nàng thơ

Cho anh thi sĩ ngẩn ngơ ước thầm

Ước chi vào lớp chung bàn

Về nhà chung ngỏ trầu vàng cau xanh

Ước gì em của riêng anh

Để anh lên hỏi trời đành ưng không?

 

(Trích thơ La Thị Sinh - Con đường có cánh hoa bay)

  • Đường PASTEUR

    21alhucdx4

HINH 04, Con đường Pasteur ngày nay đổi tên Võ Thị Sáu (2019)

Giửa 2 trường Phan (Nam sinh) và Đoàn (Nữ sinh) có con đường nhỏ chia cách, tuy nhiên nó là con đường của ông tơ bà nguyệt se duyên của nhiều học sinh giửa hai trường (bạn nào có kỷ niệm đáng ghi nhớ hãy lên tiếng chia sẻ nha). Khi xưa có hai hàng cây mát mẻ, trử tình. Ngày nay làm lại mới như trong hình không tìm lại được nét đẹp ấy!

Trường Phan cách với Trường Đoàn

Một con đường với hai hàng cây xanh

Vào thu, tháng chín, hanh hanh

Cầm tay năm học mới dành niềm vui

Đi về hai nẻo song đôi

Gió lay cành lá, hoa rơi rơi đều

.....

(Trích thơ La Thị Sinh - Con đường có cánh hoa bay)

  • Đường VÕ TÁNH

    21alhucdx5

HINH 05, Đường Võ Tánh nay là đường Trương Định bên hong trường Phan Thanh Giản

Nằm bên hong trường Phan Thanh Giản, khúc đoạn từ trường Nam Tiểu học Cần Thơ đến cua chợ Cầu Xã Đài có hàng cây bông xứ từ mấy chục năm trước có lẽ chỉ ở đó còn dáng dấp cổ kính duy nhất cho những bạn tìm về vùng kỷ niệm.

Mấy quán cơm tấm, café lề đường nhìn qua hàng cây bông xứ là nơi dừng chân của mấy chú xe ôm, có những bạn bạc trắng phong sương trên mái tóc, và có cả người học trò ngày trước uống ly xây chừng đâm chiêu, trầm tư hoài niệm về thầy xưa bạn củ!

Xa nhau từ đó đến giờ

Ai về trường củ có chờ mùa thu?

Nghiêng nghiêng vành nón hay dù

Tìm trên lối ấy dấu giày rêu phong

Hỡi người xưa có nhớ không?!

 

(Trích thơ La Thị Sinh - Con đường có cánh hoa bay)

 

 

Có lần về ghé thăm trường Châu Văn Liêm, tháp tùng theo phái đoàn Quỹ Quốc Tế Bảo vệ Thiên nhiên World Wide Fund for Nature (WWF) trên đường công tác đến vườn quốc gia Tràm Chim (Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) ghé ngang thăm trường năm 1991, gồm Tiến sĩ Phillip Moran, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương (cựu HS. PTG) và tôi tháp tùng theo đến thăm trường. Khi đó là thầy Trần Hữu Phước làm hiệu trưởng, không biết thầy Phước có nhận ra tôi hay không, mà tệ đến độ tôi gật đầu chào mà thầy không chào lại chỉ ngó xuống. Tôi đem câu chuyện kể cho các bạn cùng lớp “Bảy Dê” (Đệ thất “D”) là thầy Lam Phi Hùng (hiệu phó trường Đoàn Thị Điểm), thầy Bùi Phước Thới (hiệu phó trường trung học bán công Nhơn Ái), thì mới hiểu ra năm 1991 khi Mỹ đánh Sadam Hussen VN tổ chức biểu tình chống Mỹ, không biết thế nào mà tất cả học sinh các trường trung học tại thành phố Cần Thơ đều tham dự mà trường PTG chỉ có dựng cái bảng hiệu mà không có học sinh mới mấy tuần trước đó, bây giờ lại một phái đoàn Mỹ đến trường có cả một ông Mỹ to đùng dẫn đầu nữa, … Vô tình thôi, nghĩ cũng tội nghiệp cho thầy Phước.

Dù vui hay buồn, có xót xa hay vấn vương thế nào cũng đều là những kỷ niệm đáng ghi nhớ. Mình xin chia sẻ với các bạn cảm xúc khi một lần về thăm quê nhà:

NGƯỜI VỀ

Một lần đi ước hẹn ngày trở lại

Mà người về đầu bạc sóng trùng dương

Mặt phù sa mịt mờ chiều sương lạnh

Dáng xuân về u ẩn khách tha hương

(Thơ Lê Hữu Uy – Trích bài thơ “Người Về”

Lê Hữu Uy