"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc." ** Trần Bình Trọng **

 

MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC

21blhumbc1

HINH 01, Thị trấn Núi Sam

 

Điện Bà Chúa Xứ, ngôi Điện thờ khá khang trang nằm dưới chân núi Sam, Châu Đốc, ngày nay thuộc thị trấn Núi Sam tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của miền Thất Sơn, Nam Bộ.

Lễ vía Bà nhằm ngày 23 đến 27 âm lịch hàng năm, lễ chính là ngày 25 tháng tư âm lịch.

Nghe thiên hạ đồn (*) Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, mỗi dịp Tết đến hay Vía Bà thu hút nhiều người từ khắp nơi về đây cầu nguyện, khấn vái để được may mắn, làm ăn phát tài. Những ai có đến đây cầu khẩn mà làm ăn được khấm khá thì trở lại lễ bái tạ ơn, nào là hoa quả, con heo quay và phong bì dầy cộm bỏ vào thùng “công đức”. Nhất là của mấy khách thập phương “trúng đất tiền tỷ” ở Nhơn trạch hay ở Đà Nẵng có vô tạ ơn Bà nữa.

Còn những ai không tin việc cúng bái thì cũng đến tham quan, chụp hình kỷ niệm xem như một thắng cảnh hoặc đi theo một điểm trong tour du lịch. Hàng năm có hơn một triệu lượt khách ghé thăm, hình như ngành du lịch phát đạt nhanh chóng nên điện Bà gần đây mở rộng cất thêm hai dãy lầu 3 tầng to lớn phục vụ cho nhu cầu của quan khách, cổng tam quang mới xây cất nguy nga với hàng chữ “Chúa Xứ Thánh Miếu”, hồi xưa là “Miếu Bà Chúa Xứ”.

21blhumbc2

HINH 02, Miếu Bà Chúa Xứ

21blhumbc3 

HINH 03, Một góc điện thờ

 

Quan sát về mỹ thuật kiến trúc tổng thể miếu Bà có đường nét văn minh Đông Á, tuy nhiên xem kỷ nơi cổ lầu chính điện các hoa văn còn giử đậm nét nghệ thuật của nền văn minh Nam Á.

Theo các sữ liệu, khi xưa miếu Bà Chúa Xứ được cất đơn sơ bằng tre , nằm về phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng có xóm nhà dân chúng.

Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch với hồ bằng hổn hợp vôi, đường (mía) và ô dước.

Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương.

Năm 1965, Hội quý tế Miếu Bà cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu.

Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.

21blhumbc4

HINH 04, Chánh điện

21blhumbc5

HINH 05, Sân điện thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu

Đến nay Chúa Xứ Thánh Miếu trùng tu khang trang đồ sộ, xứng đáng làm điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nam Bộ. Mặt tiền miếu Bà thay đổi, nay quay về phía chân núi đối diện với đền thờ danh tướng Thoại Ngọc Hầu người có công khai phá vùng đất Thất Sơn và đào con kinh Vĩnh Tế.

“Còn theo nhà khảo cổ học Malleret người Pháp nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam” (Wikipedia).

Có chứng cứ cho thấy tượng Bà từ xa đem đến đỉnh núi Sam (gần pháo đài), là bệ đá Bà ngồi ngang 1,6 m và dầy 0,3 m là loại đá trầm tích màu xanh đen, hạt nhuyễn là vật liệu không có ở vùng núi Việt Nam. 

Theo truyền thuyết, nhà văn Sơn Nam ghi lai rằng:

Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy...”

Lê Hữu Uy

(Hình chụp năm 2016)

(*) Mấy bài giới thiệu tour du lịch