"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." ** Nguyễn Bá Học **

 

CHÙA NAM NHÃ BÌNH THỦY, CẦN THƠ

(Nam Tông Minh Đạo Sư)

 21blhucnn1

HINH 01, Chùa Nam Nhã – Nam Tông Minh Đạo Sư, bên bờ rạch Bình Thủy

Chùa Nam Nhã thuộc phái Nam Tông Minh Đạo Sư gọi tắc là Minh Đạo Sư, tọa lạc tại Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Một di tích lịch sữ của những nhà yêu nước từ Phong Trào Đông Du (1907).

Từ năm 1890, ông Nguyễn Giác Nguyên lập tiệm thuốc Bắc Nam Nhã Đường, xây dựng bằng vật liệu nhẹ.

Năm 1895, đạo Minh Sư từ Trung Hoa du nhập đến đây, ông Nguyễn Giác Nguyên xây dựng lại làm Nam Nhã Phật Đường.

Đến cuối đời nhà Minh (1623) Minh Đạo Sư vẫn phát triển chấn hưng, một thời gian ngắn sau khi nhà Mãn Thanh xâm chiếm Trung Hoa diệt nhà Minh lập nên nhà Mãn Thanh thì Minh Đạo Sư suy tàn. Đạo Minh Sư có tư tưởng “Phản Thanh phục Minh” nên bị triều đình nhà Thanh đàn áp, một số người Hoa di tản ra nước ngoài lánh nạn, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.

Đến Việt Nam Đạo Minh Sư lập nhiều Quãng Tế Phật Đường ở Chợ Lớn, Hà Tiên, ban đầu chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa. Đến đầu thế kỷ 20, với tinh thần cứu tế và thờ Tam Giáo gần gủi với sinh hoạt của người Việt nên cũng phát triển ở Nam Bộ. Tuy nhiên khẩu hiệu “Phản Thanh, phục Minh” của người Hoa được thay đổi theo tình hình thời sự của Việt Nam là “Phục Nam, bài Pháp”. Đến năm 1962, cơ cấu tổ chức mới được hoàn chỉnh, và ngày nay được chính quyền Việt Nam công nhận là một tôn giáo ngày 01 tháng 10 năm 2008. Hiện nay Minh Đạo Sư có trên 10 ngàn tín đồ tại 18 tỉnh phía nam.

Đạo Nam Tông Minh Đạo Sư thờ Tam Giáo Thánh Nhân: Thích ca văn Phật, Khổng Tử chí thánh, Lão Tử đạo tổ. Thờ các vị Long thần hộ pháp, ông Bùi Hữu Nghĩa, Quan thánh đế quân, nhiều vị khác nữa được thờ như Thái lão sư Nguyễn Đạo Cơ, Cữu huyền thất tổ. Phương châm tu đạo là “Phổ độ chúng sinh, chân tu giãi thoát”. Một bàn thờ các vị sư trụ trì và bổn đạo hữu quá cố. Đạo Minh Sư không mặc áo cà sa như các chùa Phật khác.

21blhucnn2

HINH 02, Chánh điện chùa Nam Nhã (Bình Thủy, Cần Thơ)

Đến đầu thế kỷ 20, Nam Nhã Phật Đường làm nơi họp hội bàn bạc chuyện quốc sự (chính trị, chống Pháp) của các sĩ phu Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Giác Nguyên và phong trào Đông Du. Thời gian này ngôi chùa được mở rộng 5 gian 2 chái, tường gạch, mái ngói với kiến trúc theo phong cách Á Âu phối hợp mà chúng ta thường thấy như các kiểu nhà Tây thời bấy giờ. Hai bên ngôi chánh điện có 2 dãy nhà dành riêng cho nam và cho nữ. Đến năm 1923, ngôi nhà được hoàn chỉnh trên khu đất rộng chung quanh có nhiều cây cao râm mát và vườn cây ăn trái phía sau.

21blhucnn3

HINH 03, Khu cảnh thanh tịnh quanh chùa Nam Nhã (Bình Thủy, Cần Thơ)

Năm 1991 ngôi chùa được nâng cấp, xây bờ kè và trùng tu khang trang, dựng bia ghi lại di tích lịch sữ. Hình như do không có đường xe hơi vào bất tiện cho du khách đến tham quan, chưa phải là một tôn giáo đại chúng và quảng cáo du lịch lại giới thiệu có phần nặng nề về lịch sữ chính trị của ngôi chùa nên ít khách tham quan, tuy nhiên đó lại là điểm son đối với Nam Nhã Phật Đường với phong cảnh chung quanh đẹp, mát mẽ, thanh tịnh khó tìm được ở nơi ngôi chùa khác trong thành phố.

Lê Hữu Uy

Tháng 4 - 08-2021 - Ảnh chụp năm 2018