"Sống không phải là ký-sinh trùng của thế-gian, sống để mưu-đồ một công-cuộc hữu-ích gì cho đồng-bào, tổ-quốc." ** Phan Chu Trinh **

 

Liên-Minh Đánh “Con Rồng Đỏ”

 

    • CON RỒNG ĐỎ TRUNG QUỐC:

“Thế kỷ ô nhục” của người Trung Quốc (TQ) từ đầu thế kỷ 20, là tâm thức xốn xang luôn đè nặng lên niềm tự hào của đất nước tự cho mình là trung tâm thiên hạ: “Trung Quốc”.

Năm 1901, TQ bị liên quân 8 nước (Bát Quốc Liên Quân - 八國聯軍) là liên minh của tám quốc gia đế quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, NgaÁo-Hung đánh bại nhà Thanh còn gọi là “Quốc nạn Canh Tý (庚子國難)”. Nhà Thanh sụp đổ, Bắc Kinh bị chiếm đóng, một số đất đai giao cho ngoại bang làm nhượng địa, làm tô giới! Đến năm 1947, Phe Cộng Sản đánh bại phe Trung Hoa Dân Quốc chiếm trọn Hoa Lục, Tưỡng Giới Thạch phải rút quân ra đảo Đài Loan. Bấy giờ TQ trở thành một nước nghèo đói, lạc hậu!

21clhulm1

HINH 01, Bát quốc lộ quân: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, NgaÁo-Hung (1901) - Ảnh Wikipedia

Thời kỳ chiến tranh lạnh, năm 1972 là bước ngoặc quan trọng, người Mỹ bắt tay với TQ nhằm hạ gục Liên Sô. Sau khi Liên Sô sụp đổ, Mỹ và Tây Phương hy vọng với chính sách mở cửa, áp dụng kinh tế thị trường TQ thoát cảnh nghèo đói, và từ đó thân thiện hơn với chủ nghĩa Tư Bản, Tự Do. Công lao này phải nói tới nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger nổi tiếng, ông còn ảnh hưởng vấn đề đối ngoại của Mỹ đến vài chục năm sau.

Đầu tư đổ vào TQ như nước vỡ bờ, nước này trở thành công xưỡng thế giới. Trong hơn 3 thập kỷ phát triển kinh tế tăng trưởng ngoạn mục, nhiều năm luôn có chỉ số với 2 con số. Hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu của TQ thặng dư hàng ngàn tỷ USD.

Nên nhớ, nơi nào có con người sinh sống là có người TQ đến buôn bán làm ăn. Họ đến với cái “bàn toán” đánh lốc cốc, không lâu sau đó huyết mạch kinh tế tại các nước nhỏ yếu kém âm thầm nằm trong tay của họ!

Khi TQ có nguồn ngoại tệ dự trử khổng lồ hàng chục ngàn tỷ USD thì “Con Rồng Đỏ” bắt đầu vung vai múa vuốt:

+ TQ phát triển thần tốc lực lượng quân sự China People’s Liberation Army (PLA), Đảng Cộng Sản TQ hoạch định kế hoạch hẳn hoi đến năm 2035 quân đội TQ hoàn thiện việc hiện đại hóa, đến năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc PLA phải đứng hàng đẳng cấp thế giới.

+ Đường lưỡi bò (2009), tuyên bố chủ quyền hầu hết biển Đông là nơi con đường huyết mạch vận chuyển nhiên liệu và hàng hóa quan trọng hàng đầu trên thế giới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

+ Xây dựng “Chuổi Ngọc Trai” hệ thống cảng biển để vận chuyển hàng hóa từ TQ và chiều ngược lại là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nền công nghiệp khai thác được ở các nước chậm phát triển.

+ Xây dựng 7 đảo nhân tạo trên biển Đông (2014) và biến thành các căn cứ quân sự khống chế khu vực để hổ trợ mưu đồ “Con đường tơ lụa trên biển” là một phần nằm trong chiến lược tổng thể “One Belt, One Road” nhằm đạt được tham vọng vượt mặt Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

Dựng lại thời huy hoàng của Trịnh Hòa, nhà thám hiểm người Hoa gốc Hồi, chỉ huy hạm đội thương thuyền mở tuyến đường giao thương trên biển từ TQ qua eo biển Malacca vượt Ấn Độ Dương sang Trung Đông và đến tận bờ đông đảo Madagascar, châu Phi.

+ Tháng 4-2020, TQ đã thiết lập hai huyện đảo ở Biển Đông để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện đảo Nam Sa quản lý Trường Sa, huyện đảo Tây Sa quản lý Hoàng Sa.

Hai huyện đảo này TQ gọi đó là Tứ Sa bao gồm Nam Sa (Nansha, Spratly Islands) tức Trường Sa; Tây Sa (Xisha, Paracel Islands) là Hoàng Sa; Đông Sa (Dongsha, Pratas Islands – Đài Loan đang chiếm giử) và Trung Sa (Zhongsha, Macclesfield Bank và Scarborough Shoal của Philippine). TQ cũng tuyên bố đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc và là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đối với Tứ Sa như một phần của thềm lục địa mở rộng của mình.

+ TQ ngang ngược gởi công hàm yêu cầu Việt Nam: “Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa" với lời lẽ hung hăng, trịch thượng “TQ sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của mình ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)”.

+ TQ tập trận thường xuyên tại eo biển Bashi, cửa ngõ từ Thái Bình Dương đi vào biển Đông nơi mà TQ cho rằng đây là vùng lãnh thổ của họ. TQ phô diễn sức mạnh hải quân với tàu sân bay Shadong Type 002, các loại tàu tuần dương Type 55 Class (13,000 tấn), tương đương khu trục hạm Arleigh Burke của Mỹ cùng với các loại phi cơ Su-30, J-16, J-20 và ném bom hạng nặng H-6J để cảnh báo Mỹ.

+ Mới đây TQ ban hành luật hàng hải áp dụng cho vùng biển mà TQ tuyên bố chủ quyền (trái phép) bao gồm biển Đông trong đường lưỡi bò. Buộc các tàu bè qua lại phải đăng ký với TQ, và tàu Hải cảnh TQ được quyền nổ súng khi tàu nước ngoài chống cự hoặc không tuân thủ luật pháp của họ.

Mặc dù năm 2012, Philippines và Trung Quốc xảy ra tranh chấp liên quan đến bãi cạn Scarborough, nguyên nhân dẫn đến việc Manila quyết định đưa Bắc Kinh ra Tòa trọng tài UNCLOS được thành lập theo Công ước Luật Biển 1982. Ngày July 12, 2016, tòa La Haye tuyên bố Philippine thắng kiện. “Quyền lịch sữ” của TQ tại “Đường lưởi bò” biển Đông không hợp pháp, vô giá trị! 

Tại sao TQ có thể tự tin để hành động ngang nhiên chà đạp luật pháp quốc tế như vậy? Hãy nhìn lại 2 thành quả của họ về Kinh Tế “Con đường tơ lụa trên biển” và Lực lượng hải quân - tại khu vực là hạm đội Nam Hải:

    • VỀ MẶT KINH TẾ - Con đường tơ lụa trên biển:

Trong khi Mỹ mấy chục năm liền theo đuổi chiến tranh: Chiến tranh vùng Vịnh, Bắc Phi và Afghanistan, thì TQ gần như đang hoàn thiện hệ thống bến cảng “Con đường tơ lụa trên biển” chi phối hầu hết các tuyến vận chuyển container toàn cầu.

Theo tin trên trang Web chính thức của COSCO (China Ocean Shipping Company LTD - WWW.LinesCOSCOshipping.com), đến Jun 2021, tập đoàn vận tải này đã thiết lập và vận hành tại 357 bến tàu, và 36 cảng trên thế giới trong đó có 210 bến tàu vận chuyển container trãi rộng khắp Đông Nam Á, Trung Đông, Địa Trung Hải, Châu Âu và Nam Mỹ Châu.

Ngoài ra, còn có China Merchants Group một đại công ty đầu tư vận hành, khai thác cảng biển lớn khác của chính phủ TQ đã hoàn thành việc chuyển giao cổ phần 8 bến cảng lớn ở châu Âu, Trung Đông, và Caribé trong năm 2020, triển khai hệ thống cảng thuộc tập đoàn này mở rộng tại 27 nước.

Như vậy TQ bằng cách mua lại, xây dựng, hợp đồng thuê dài hạn hay trung hạn trãi rộng trên 63 quốc gia. Trong số 10 cảng container hàng đầu thế giới thì có đến 8 cảng có bàn tay TQ điều hành hoặc hợp tác khai thác. Hai cảng quan trọng nhất nhì thế giới nằm ngay ngã tư quốc tế phân phối hàng hóa tại châu Âu là cảng Piraeus (Hy Lạp) và Hamburg (Đức) cũng đã nhượng quyền khai thác cho TQ đầu năm nay 2021.

Trong 10 hãng tàu đứng đầu thế giới, có 7 tập đoàn không thuộc TQ: 1- Hamburg (Đức), 2- MOL – Mitsui OSK Lines (Nhật), 3- Evergreen Line (Thuộc tập đoàn Đài Loan, Anh, Ý và Hong Kong), 4- Hapag-Lloyd (Đức), 5- CMA-CGM (Có trụ sở tại Marseille, Pháp), 6- MSC – Mediterranean Shipping Company (Tập đoàn có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ), 7- APM – Maersk (A.P. Moller, thuộc tập đoàn Đan Mạch).

Còn lại là 3 tập đoàn khổng lồ thuộc công ty nhà nước TQ, là: 1- Yang Ming Line, 2- OOCL (Orient Overseas Container Lines), và 3- COSCO Shipping Co. LTD, là tập đoàn lớn nhất của TQ, cũng là 1 trong 3 công ty vận tải containers lớn nhất thế giới.

(Theo báo cáo Vận tải Hàng hải: Phaata Logistics Merket Palace)

Nắm quyền khai thác điều hành một cảng biển không chỉ trách nhiệm về mặt thương mãi như phí vận chuyển lưu thông hàng hóa ảnh hưởng tới kinh tế địa phương, hạ tầng cơ sở, liên hệ công nhân và cả với chính quyền. Quyền tiếp cận của hải quân TQ, dễ dàng cài đặt gián điệp (kinh tế hoặc quân sự), một lợi thế nhất định có thể áp lực đến quốc gia sở tại bởi vốn đầu tư của TQ mà người ta gọi là bẩy nợ, có thể ảnh hưởng đến chính sách của quốc gia đó.

Nhìn tổng quát về hệ thống cảng biển và 3 tập đoàn vận tải đường biển trong tay China, chưa kể bên cạnh công ty tàu container là hạm đội tàu dầu cũng đứng đầu thế giới, TQ đã ảnh hưởng không nhỏ trong dòng chảy hàng hóa toàn cầu.    

 

 

Để bảo đảm an toàn và quyền lợi “Con đường tơ lụa trên biển”, TQ đồng thời phát triển hạm đội tàu chiến viễn dương hùng hậu, đặc biệt biên chế cho Hạm đội Nam Hải chịu trách nhiệm vùng biển Đông, eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương chạy dài qua Trung Đông đế tận bờ Đông của châu Phi với những tàu chiến trang bị hiện đại nhất.

    • VỀ MẶT QUÂN SỰ - Hạm đội Nam Hải:

 

Hải quân TQ có 3 hạm đội:

- Hạm đội Bắc Hải, chịu trách nhiệm vùng biển Bột Hải, biển Nhật Bản, đối diện với Nhật Bản.

- Hạm đội Đông Hải, chịu trách nhiệm vùng Tây Thái Bình Dương trong dãy đảo thứ nhất và thứ hai, đối diện Đài Loan và Guam (căn cứ của Mỹ).

- Hạm đội Nam Hải, chịu trách nhiệm biển Đông, Ấn Độ Dương, vùng Vịnh và Đông châu Phi.

    • Hạm Đội Nam Hải là một hạm đội hùng hậu nhất của hải quân TQ:

+ Hạm đội tàu mặt nước:

Để phát triển vùng ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi trách nhiệm của hạm đội Nam Hải, tàu sân bay (Air Carier), tuần dương hạm (Destroyer), khu trục hạm (Frigate), tàu tấn công đổ bộ cở lớn, mới nhất đều được biên chế cho hạm đội này, gồm:

+ 02 tuần dương hạm lớp Nam Xương (Nansang) Type 055 class (TQ có 6 chiếc loại này). Đây là chiến hạm mới nhất (2020) hiện đại nhất có thể so sánh tương đương tuần dương hạm lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ. Trọng tải 13,000 tấn.

+ 09 tuần dương hạm (Destroyer), trọng tải từ 6,100 tấn đế 7,500 tấn. + 19 khu trục hạm (Frigate), 12 hộ tống hạm (Corvette).

+ Tàu đổ bộ và vận tải: 03 tàu đổ bộ Type 071, trọng tải 25,000 tấn, và 06 tàu đổ bộ cở 4800 tấn và 08 tàu 2400 tấn.

+ Hạm đội tàu sân bay - (Aircraf Carrier):

Tàu sân bay Type 002 (Shandong), trọng tải 75,000 tấn biên chế hạm đội Nam Hải. (Chiếc Type 001 Liaoning 60,000 tấn biên chế hạm đội Bắc Hải). Hai chiếc Type 003 và Type 004, trọng tải 85,000 tấn, đang chạy thử nghiệm trên biển.

+ Các tàu khác:

TQ không có nhiều căn cứ hải quân ở nước ngoài nên cần nhiều tàu tiếp tế viễn dương để hổ trợ hạm đội hoạt động tuyến đường hàng hải dài từ TQ sang tận châu Phi xa xôi. Hàng chục tàu mỗi loại: Trục vớt mìn, tuần tra duyên hải và 1 tàu bệnh viện trọng tải 25,000 tấn.

+ Hạm đội tàu ngầm:

Tàu ngầm nguyên tử của TQ có căn cứ tại vùng biển thuộc trách nhiệm của hạm

đội Nam Hải:

Có 2 loại tàu ngầm năng lượng nguyên tử là Type 092 và Type 094, tàu ngầm này có căn cứ tại Yulin (Du Lâm, đảo Hải Nam).

+ Type 094 (Jin class), tàu ngầm năng lượng nguyên tử, trọng tải 11,000 tấn, trang bị hỏa tiển Julong JL-2 mang đầu đạn nguyên tử tầm 7,200 km. TQ có 6 chiếc loại này.

+ Type 092 (Xia class), 02 tàu ngầm năng lượng nguyên tử, trọng tải 8,000 tấn, trang bị 12 hỏa tiển JL-1A (SLBM) mang đầu đạn nguyên tử 250 Kt- 500 Kt, tầm đạn 2500 km.

+ Tàu ngầm Diezel + Điện: Hạm đội Nam Hải có 21 tàu ngầm Diezel-Điện: Lớp Ming, Romeo Pr033, Tống (Song) 039G1 và Kilo 636.

TQ muốn đẩy lùi hải quân Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và chuổi đảo thứ nhất, nơi mà mấy chục năm qua coi như vòng kiềm tỏa hải quân nước này khó vươn ra đại dương, trước hết là phải kiềm chế sức mạnh đe dọa của hải quan Mỹ, TQ đề ra chiến lược chống tiếp cận. Theo đó, TQ phát triển các loại hỏa tiển chống hạm hiện đại mà họ tự hào là “Sát thủ tàu sân bay” như loại DF-17 và DF-21D.

Sát thủ diệt hạm, tàu sân bay (ASBM – Anti-Ship Ballistic Missile). Hỏa tiển chống hạm DF-17, DF-21D là mối đe dọa hải quân Mỹ khi hoạt động tại biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương gần lãnh hải TQ trong tầm tác chiến của các loại hỏa tiển này.

    • Hỏa tiển DF-17 (ASBM), loại chống hạm này mới nhất của TQ (2020), tầm 1,800 km – 2,500 km, Mach 5.
    • Hỏa tiển DF-21D (ASBM), đầu đạn 600 kg, tầm 1,700 km, Mach 10, với tốc độ siêu âm này khó có thể đánh chặn. Loại hỏa tiển này cũng có thể mang đầu đạn nguyên tử 200-300 và 500 kiloton.

21cllhulm2

HINH 02, Hỏa tiển DF-17 (Ảnh CCTV-4)

 

Ngoài ra TQ còn có nhiều máy bay ném bom chiếc lược H-6K, H-6J đã từng triển khai loại mới này đến đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng TQ đang chiếm đóng, là để “trấn áp và ngăn chặn các hoạt động quân sự khiêu khích của Mỹ trong khu vực”, trước việc hải quân Mỹ tập trận với tàu sân bay tại biển Đông trong tháng 7 và 8-2020.

 

Tại các căn cứ trên quần đảo Trường Sa: Đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đảo đá Su-Bi (Johson Reef Island), Đảo đá Vành Khăn (Mischief Reef). Cả 3 đảo này đều có phi đạo dài hơn 3000 m dành cho máy bay chiến đấu hạng nặng như máy bay ném bom H-6K, H-6J tầm hoạt động lên đến 3000 km, chiến đấu cơ J-16 và Su-30 tầm hoạt động 1500 km, các loại máy bay này có thể tập kích tới căn cứ Subic Bay và Palawan tại Philippine là hai căn cứ có quân đội Mỹ ở đây, cũng có thể tấn công quân cảng Cam Ranh và thành phố HCM của Việt Nam. Khi được tiếp dầu trên không các chiến đấu cơ này của TQ cũng tấn công tới Kuala Lumpur, Malyasia, căn cứ Changi của Singapore. Tạo nên áp lực quân sự nặng nề cho toàn vùng Đông Nam Á, áp chế được eo biển Malacca và đe dọa an ninh miền bắc nước Úc.

Máy bay ném bom Xian H-6J (Xian = Ưng kích) là một trong những vũ khí mới nhất của Trung Quốc và chỉ mới được biết đến từ July 2020. Máy bay H-6J mang 7 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12B, tầm 400 km, Mach 4.

 

    • HẢI QUÂN MỸ

Từ sau Đệ nhị Thế chiến, hải quân Mỹ làm bá chủ trên khắp các đại dương. Nhưng ngày nay đang bị cạnh tranh sát sao của hải quân TQ.

Nếu xét về lực lượng hải quân hai nước tại khu vực thì nên xem lại TQ có phần ưu thế hơn bởi vì hải quân Mỹ mạnh nhưng dàn trải khắp nơi không tập trung về một khu vực. Các hạm đội của US Navy được bố trí như sau:

Hiện Hải quân Mỹ có 7 hạm đội chiến đấu thường trực, gồm:

- Hạm đội 2, có Sở chỉ huy đóng tại Norfolk (Virginia, Mỹ) đặc trách Đại Tây Dương;

- Hạm đội 3 có Sở chỉ huy đóng tại Pearl Harbor (Hawaii, Mỹ) - Đông và Trung tâm Thái Bình Dương;

- Hạm đội 4 có Sở chỉ huy đóng tại Mayport (Florida, Mỹ) - Caribbe, Trung và Nam Mỹ;

- Hạm đội 5 có Sở chỉ huy đóng tại Manama (Bahrain) - Trung Đông (Biển Đỏ, Biển Arab, Vịnh Persic);

- Hạm đội 6 có Sở chỉ huy đóng tại Naples (Italy) - Địa Trung Hải;

- Hạm đội 7 có Sở chỉ huy đóng tại Yokosuka (Nhật Bản) đặc trách Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương;

- Hạm đội 1, là hạm đội đã giải tán từ sau World War 1945, nay được lập lại hồi đầu năm 2021. Hạm đội viễn chinh (Possible 1st Fleet) đặt dưới sự điều động theo yêu cầu của Bộ tư lệnh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Hawaii nhằm đối phó hải quân TQ mà không chịu trách nhiệm vùng biển nhất định. Đô đốc John Aquilino làm người đứng đầu Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM).

Đối đầu với hạm đội Nam Hải của TQ, hải quân Mỹ chỉ có hạm đội 7, bô tư lệnh đặt tại Yukosuka, Nhật Bản, và hạm đội 1 viễn chinh (Possible 1st Fleet) có 2 căn cứ tại Singapore (Biển Đông) và căn cứ Diego Garcia (Ấn Độ Dương).

Hôm Sept 23, 2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken loan báo với các Ngoại trưởng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng Washington sẽ sớm công bố một chiến lược toàn diện mới cho toàn thể khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn:

“Việc này sẽ phản ánh tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và vai trò trọng yếu mà ASEAN đảm nhận trong việc quyết định tương lai khu vực,” Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

TQ với “Con đường tơ lụa trên biển” và một lực lượng biển xanh hùng hậu, ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả, kinh tế mặc dù không tăng trưởng mạnh như trước nhưng cũng ở mức tăng trưởng 7% là một ưu thế, trong khi Hoa Kỳ lao đao trong dịch bệnh, chia rẻ gay gắt giửa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong cuộc bầu cử tổng thống, đồng minh bất mãn nên ông bạn China xem anh cao bồi Mỹ chẳng ra gì, chẳng hạn như:

Tại buổi họp ở Anchorge, Alaska hôm March 18, 2021. Về phía Mỹ do Ngoại trưởng Anthony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan dẫn đầu, và phái đoàn Trung Quốc do ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng, và Ngoại trưởng Vương Nghị dẫn đầu, đã có những lời chỉ trích nhau rất gay gắt trong hơn một giờ đồng hồ tại phiên khai mạc. Phái đoàn Mỹ nêu vấn đề nhân quyền đối với người Ngô Duy Nhỉ ở Tân Cương là “Tội diệt chũng”, và luật an ninh quốc gia ở Hong Kong là trấn áp người bất đồng chính kiến.

Phía TQ xem phát biểu của Hoa Kỳ là vượt quá giới hạn. Đáp trả ông Blinken, ông Dương Khiết Trì cáo buộc ông Blinken và bà Sullivan bằng lời lẽ nặng nề, kẻ cả chưa từng có trong lịch sữ ngoại giao: Rằng là “Trịch thượng, bắt nạt, phân biệt chũng tộc và đạo đức giả”, trong 16 phút thay vì chỉ có 2 phút phát biểu cho mỗi bên.

Hai phái đoàn đã ra về mà không có bất kỳ tuyên bố chung nào về sự sẵn sàng làm việc cùng nhau, ngay cả trên những vấn đề mà cả hai đều nói rằng có cùng lợi ích, như biến đổi khí hậu, ngăn chặn dịch bệnh.

Mới đây ngày Sept 09, 2021, về cuộc điện đàm 90 phút giửa hai nhà lãnh đạo Mỹ ông Joe Biden và TQ là ông Tập Cận Bình, theo Financial Times cho rằng ông Tập đã không chấp nhận đề nghị gặp mặt của ông Biden. Thay vào đó, ông Tập nhấn mạnh rằng Washington nên có giọng điệu bớt cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Đối với đồng minh của Hoa Kỳ và các nước nhỏ, điển hình nhất như Canada vụ Huawei (bắt giử bà Mạch Vãn Chu – Men Wanzhou), Australia ủng hộ lời kêu gọi xem xét lại nguồn gốc Covid-19 của Hoa Kỳ, TQ đã thẳng tay trừng phạt lên kinh tế Canada và Australia. TQ áp dụng kế sách trong binh thư Tôn Tử “Sát kê, sách hầu”, nghĩa là giết con gà để đe dọa tinh thần con khỉ, đặc biệt là đối với các nước nhỏ quanh khu vực. Một số mặt hàng Canada xuất sang TQ, hàng loạt mặt hàng của Australia như thịt bò, tôm hùm, rượu vang và than đá bị đánh thuế cao hoặc ngưng nhập cảng tùy tiện không theo luật lệ nào.

Bị TQ bức bách quá nên nhiều nước bày tỏ thái độ đối phó dẫn đầu là Hoa Kỳ.

    • ĐỐI PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ:

Đối phó với sự bành trướng của TQ đe dọa quyền lợi của cộng đồng quốc tế dẫn đầu là Hoa Kỳ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Từ năm 2019, Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra ngang qua biển Đông để xác quyết rằng đây là vùng biển Tư Do (Freedom of Navigation Operations - FONOP) mà luật pháp quốc tế công nhận, tàu chiến Mỹ đi sát các thực thể bồi đấp trên các bãi ngầm ngay trong vùng nước 12 hải lý quanh đảo để phủ nhận tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của TQ.

Theo sau là các nước trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, rồi các nước ngoài khu vực nhưng có quyền lợi tại biển Đông qua tuyến hàng hải này, như: Anh, Đức, Pháp, … cũng cữ tàu chiến đến biển Đông tuần tra xác định vùng biển “Tự do và rộng mở - FONOP” phũ nhận tuyên bố chủ quyền của TQ!

Ngoài ra cộng đồng quốc tế có 3 động thái phản đối TQ: Về mặt pháp lý gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phủ nhận yêu sách của TQ, bao vây kinh tế bằng các hiệp ước thương mại: CPCPP, USMCA, AUKUS, EU, … Liên minh và vũ khí Mỹ bao vây TQ.a Ky

 

    • CÔNG HÀM PHẢN ĐỐI

Trước yêu sách phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế của TQ, không thể chấp nhận được do đó có 6 nước đều gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối gồm 4 nước trong khu vực có tranh chấp là Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia và 2 nước ngoài khu vực nhưng có lợi ích hàng hải và hàng không tại biển Đông là Hoa Kỳ và Australia, hoặc có những tuyên bố nhằm chống lại TQ.

July 13-2020, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra một tuyên bố, được xem là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước đến nay, trong đó nói:

“Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.

July 23-2020, Australia gửi tuyên bố chính thức lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Autralia tuyên bố:

"Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể hàng hải hoặc nhóm đảo ở Biển Đông, bao gồm xung quanh “Tứ Sa” hay các quần đao nằm ngoài xa”.

 

    • KINH TẾ

Một số hiệp ước thương mai nhằm hạn chế ảnh hưởng của TQ:

+ CPCCP, được ký kết năm 2018 là thỏa thuận tự do thương mại (FTA) giữa 11 thành viên, gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định này do Mỹ thành lập nhằm loại bỏ TQ. Đến đời TT Trump, Mỹ rút khỏi hiệp ước.

TQ vừa nạp đơn xin gia nhập CPCPP. Một số nhà phân tích, đặc biệt là bên trong Trung Quốc, lập luận rằng áp lực này có thể là cách để khởi động lại các cải cách nội bộ đầy khó khăn của Trung Quốc như những gì đã từng diễn ra trong quá trình Trung Quốc gia nhập WTO. Một số đòi hỏi của CPTPP có thể ảnh hưởng đến chủ trương của Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, như trong vấn đề công đoàn. Tương tự, CPTPP cũng có nhiều điều khoản chặt chẽ về vấn đề trợ cấp cho doanh nghiệp quốc doanh và các thỏa thuận mua sắm công khai của chính phủ, cho phép nước ngoài tham gia cạnh tranh. Mặt khác có một số thành viên CPCCP dè chừng việc chấp thuận cho TQ gia nhập.

+ USMCA, Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) - tái đàm phán dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, chứa đựng một điều khoản đặc biệt, đó là bất cứ nước nào trong 3 nước thành viên của khối này phải thông báo cho các nước còn lại nếu muốn tham gia đàm phán thương mại với một "nền kinh tế phi thị trường". Khi đó bất cứ nước nào trong 2 nước còn lại có thể đơn phương rút khỏi USMCA. Nhiều nhà quan sát - bao gồm cả giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, tin rằng điều khoản này được cố ý tạo ra nhằm ngăn Canada và Mexico ký một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, từ đó giúp hàng hóa Trung Quốc có "cửa hậu" để dễ dàng xâm nhập thị trường Mỹ.

21clhulm3

HINH 03, Hiệp ước RCEP - Cửa ngõ toàn cầu (Ảnh Internet)

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (The Regional Comprehensive Economic Partnership agreement (RCEP) – TQ vận động một hiệp định thương mại khổng lồ khác để cạnh tranh ảnh hưởng của CPCCP.

+ Kỷ thuật cao, chuổi cung ứng, 5G, chất bán dẫn, IA (trí tuệ nhân tạo), Liên Âu vừa đặt vấn đề trong mậu dịch với TQ.

    • LIÊN MINH VÀ KHÍ TÀI QUÂN SỰ

 

    • Liên minh, Bộ tứ: Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với các nhà lãnh đạo “Bộ Tứ” trong Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 24 tháng 9, 2021.

Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc ngày thứ Sáu tuyên bố sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở “không e ngại sự cưỡng ép” tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của họ, thể hiện một mặt trận thống nhất giữa những lo ngại chung về Trung Quốc.

“Chúng tôi ủng hộ nền pháp trị, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các giá trị dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia,”

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm.

“Cùng nhau, chúng tôi tái cam kết thúc đẩy trật tự tự do, rộng mở, dựa trên luật lệ, căn cứ theo luật pháp quốc tế và không e ngại sự cưỡng ép, để củng cố an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa.”

Các nhà lãnh đạo Bộ Tứ cũng lên tiếng ủng hộ các quốc đảo nhỏ, đặc biệt là các quốc đảo ở Thái Bình Dương, nhằm tăng cường sức chống chịu về kinh tế và môi trường của họ.

Nhóm cũng triển khai quan hệ đối tác 5G và dự tính theo dõi biến đổi khí hậu.

21clhulm4

HINH 04, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với các nhà lãnh đạo 'Bộ Tứ' trong Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 24 tháng 9, 2021 (Reuters).

    • Liên Minh Châu Âu:

EU cũng hướng tới muốn hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng với Nhật Bản, Ấn Độ và Áo về liên kết giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, cũng như đảm bảo rằng các ngân hàng phát triển và các cơ quan xuất khẩu liên kết chặt chẽ hơn khối này với châu Á.

EU ngày 15/9 đã đưa ra một kế hoạch mới để cạnh tranh với sáng kiến cơ sở hạ tầng “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc, mà họ gọi là "Cửa ngõ toàn cầu - RCEP".

Chủ tịch của EU, Charles Michel, cho rằng thỏa thuận của Hoa Kỳ với Australia và Anh "càng chứng tỏ thêm là EU cần có cách tiếp cận chung đối với một khu vực có lợi ích chiến lược".

Tiếp sau kế hoạch ban đầu được đưa ra hồi tháng 4, EU nêu ra 7 lĩnh vực mà khối này sẽ gia tăng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đó là y tế, an ninh, dữ liệu, cơ sở hạ tầng, môi trường, thương mại và đại dương.

Kế hoạch này có thể đồng nghĩa là EU sẽ hiện diện ngoại giao nhiều hơn về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sẽ có thêm nhiều nhân sự và đầu tư của EU hơn trong khu vực, cũng như tăng hiện diện an ninh, bao gồm cả việc điều các con tàu đi qua Biển Đông.

Về an ninh và quốc phòng, EU - khối thương mại lớn nhất thế giới - sẽ tìm kiếm mối quan hệ hàng hải chặt chẽ hơn với Australia, New Zealand, Indonesia và Nhật Bản, hứa hẹn nhiều chuyến triển khai hải quân hơn để tuần tra các tuyến đường thương mại khu vực mà Trung Quốc đang bành trướng tham vọng kiểm soát.

Khối này cũng đang cử cố vấn quân sự phục vụ các phái đoàn EU trong khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chính thức được EU công bố hôm 16/9 được coi là đòn giáng mạnh thứ hai chỉ trong vòng 1 ngày nhằm vào Trung Quốc, sau khi liên minh AUKUS thành lập ngày 15/9 (giờ Mỹ).

Châu Âu cũng bắn tín hiệu về việc đóng băng thỏa thuận thương mại cho đến khi Bắc Kinh dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Căng thẳng ngoại giao Trung Quốc-EU leo thang cũng làm sâu sắc thêm các tranh chấp trong quan hệ song phương, và cản trở các công ty EU tiếp cận nhiều hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    • Bộ tam: Mỹ, Anh, Úc – AUKUS (Australia, Kingdom, United State)

Trong khuôn khổ đối tác an ninh Aukus, 3 nước Mỹ, Anh và Australia sẽ hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử và năng lực hoạt động quân sự dưới biển.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australian Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Biden cho hay sáng kiến mới là cần thiết để đảm bảo Mỹ cùng các đồng minh "sở hữu năng lực hiện đại nhất nhằm đối phó trước những mối đe dọa đang chuyển biến nhanh".

Về phần mình, Thủ tướng Morrison cho biết các tàu ngầm hạt nhân mới của Australia sẽ được đóng ở thành phố Adelaide với "sự hợp tác chặt chẽ" từ Mỹ và Anh.

Bị Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ về vụ mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, chính quyền Úc ngày 17/09/2021 cam kết hành động để luật pháp quốc tế được tuân thủ tại những vùng trên không và trên biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Theo tờ The Drive, tàu ngầm hạt nhân Úc nhiều khả năng sẽ có năng lực tương tự như tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ trọng tải 8,000 tấn, với khả năng mang theo 65 tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi, tầm hoạt động không giới hạn.

Mặc dù Australia cam kết không dùng đầu đạn hạt nhân nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, ống phóng hỏa tiễn trên tàu lớp Virginia có thể được thay đổi để mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân trong tương lai nếu cần.

Với thỏa thuận mới, Úc sẽ trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu các tên lửa hành trình Tomahawk, sau Mỹ và Anh. Tên lửa Tomahawk có nhiều phiên bản khác nhau, với tầm bắn từ 1.300 km – 2.500km. Trong môi trường tác chiến hiện đại, Mỹ thường dùng tên lửa Tomahawk để tấn công phủ đầu, làm tê liệt hệ thống phòng không đối phương trước khi đưa các chiến đấu cơ không kích.

    • CHẠY ĐUA VŨ TRANG VÀ KHÍ TÀI MỸ BAO VÂY TQ:

Mỹ bán hoặc chuyển giao công nghệ quốc phòng cho đồng minh hoặc đối tác chiến lược: Từ Radar Aegis, cảm biến điện tử, các loại chiến đấu cơ (F-16, F-35) cho Anh, Australia, Japan, Hàn Quốc. Hỏa tiển đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối THAAD, Pariot PAC-3, Tomahawk, … Để tăng cường sức mạnh cho chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương đối phó TQ bành trướng.

+ F-22 Raptor là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới, có thể vượt qua hầu hết mọi đối thủ trên thế giới. Các khách hàng tiềm năng của tiêm kích thế hệ năm F-22 Raptor gồm Israel, Anh, Australia, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.

21clhulm5

HINH 05, Máy bay ném bom B-21 Raider (Ảnh US Air Force)

+ Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider là vũ khí tương lai của Mỹ. Theo kế hoạch, không quân Mỹ sẽ mua ít nhất 100 chiếc B-21 Raider. Máy bay tàng hình của Mỹ này có thể được trang bị cả vũ khí truyền thống và nhiệt hạch. Khả năng B-21 Raider sẽ đi vào hoạt động trong vòng 5 năm tới.

+ Hoa Kỳ hôm Nov 17-2020 công bố thử nghiệm thành công hỏa tiển đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA, là loại siêu vượt âm tối tân nhất thế giới đạt Mach 16-18, trần bay 1050 km, tầm 12,000 km. Có thể trang bị trên tàu chiến, tàu ngầm do công ty Raytheon và Misubischi Heavy Industries chế tạo.

Không quân Mỹ tháng trước (August 2021) đã ký hợp đồng trị giá 13,2 triệu USD cho nhà thầu quốc phòng Kratos để XQ-58A có thể sẵn sàng đưa vào sử dụng vào năm 2023. Máy bay không người lái XQ-58A có thể nhanh chóng bay thành đàn lớn và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng quân đội PLA. Máy bay có thể tấn công một số mục tiêu trên đất liền TQ với sự hỗ trợ của công nghệ tàng hình, hoặc dọn đường cho các phi đội F-22 hoặc F-35.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ tướng Mark Milley khẳng định Hoa Kỳ cần gia tăng gấp bội lực lượng Hải Quân tại Tây Thái Bình Dương, từ đây đến năm 2045, để ngăn chặn tham vọng của TQ kiểm soát vùng biển này. Quân đội Hoa Kỳ cũng cần triển khai một số lực lượng trên bộ tại Philippines, Việt Nam và Úc.

Một loại vũ khí LASER lợi hại trong tương lai gần Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm thành công (May 2020). Kế hoạch này dựa trên hệ thống phòng vệ bằng laser năng lượng cao (SHiELD) của tập đoàn Lockheed Martin, giúp máy bay chiến đấu tự vệ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa. Lockheed Martin đang nghiên cứu để tích hợp hệ thống laser trên máy bay chiến đấu chiến thuật F-16.

Qua liên minh AUKUS, Australia hủy hợp đồng đóng 12 tàu ngầm Diezel-Điện công nghệ của Pháp, cho thấy tầm nhìn chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm hay 20 năm tới, công nghệ tàu ngầm này sẽ lổi thời. Không đáp ứng được nhu cầu chiến tranh của Australia trong tương lai khi đối đầu với TQ.

Mặt khác, chúng ta thấy rõ người Mỹ cũng đang sắp xếp cho một trận đánh mà các loại vũ khí có thể tích hợp, liên hợp, triển khai chung trong liên minh hay liên quân hướng mục tiêu vào TQ.

+ Ấn Độ - Bán 10 máy bay săn ngầm P-8I Poseidon cho Ấn Độ.

+ Taiwan - Bán và nâng cấp hàng trăm F-16V block 70, hỏa tiển Patriot PAC-3 cho Taiwan. Đảo quốc cũng đã phát triển thành công hỏa tiển Hsiung Feng tầm 1250 km và Yun Feng tầm 2000 km có thể tấn công đến Bắc Kinh và Thượng Hải.

+ Korean - Bán F-35 cho Hàn Quốc, hôm Sept 07-2021 Hàn Quốc thử nghiệm thành công hỏa tiển Hyunmoo 4-4, tầm 500 km phóng từ tàu ngầm. Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 8 phát triển hỏa tiển phóng từ tàu ngầm cùng với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nga, TQ và Triều Tiên. Tuy nhiên Hàn Quốc là nước không có vũ khí nguyên tử.

+ Japan - Bán và chuyển giao công nghệ F-35 cho Japan sản xuất, với loại F-35C (cất hạ cánh thẳng đứng) Japan biến 2 tàu tấn công đổ bộ Izumo trở thành hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Japan có tất cả vũ khí tối tân nhất của Mỹ, mới đây Mỹ đề nghị bán F-22 là bảo quốc của không quân Hoa Kỳ cho Japan.

+ Singapore – Hoàn toàn sữ dụng vũ khí hiện đại của Mỹ.

+ Indonesia – Hôm Sept 18, 2021, Anh ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đóng tàu lớp Arrowhead 140 (AH-140), Type 31 Frigat, dài 138,7m, trọng tải 5,700 tấn, có sân đáp trực thăng săn ngầm Seahawk M-60 hoặc AW-101 Merlin, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng biển trước sự xâm lấn của TQ.

+ Philippine thì đã có hiệp ước liên minh với Mỹ, hiện có 2 căn cứ luân chuyển quân đội Mỹ tại Palawan và Subic Bay.

+ VIỆT NAM: Riêng Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng như một lực lượng trung gian mới nổi. Việt Nam sẽ tìm cách tăng cường quyền tự chủ trong các hành động độc lập và tránh ngả về phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã thêm vào một cảnh báo trong “năm không”. Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam nói thêm rằng: “Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét phát triển các mối quan hệ quốc phòng và quân sự cần thiết, phù hợp với các nước”.

Đúng không? Mỹ và Đồng minh đang hình thành thế “liên quân” trong tư thế sẳn sàng đối đầu với Trung Quốc với những vũ khí tối tân nhất!

Hồi đầu thế kỷ 20 là “Bát quốc liên quân”, đến hôm nay chúng ta thấy có Mỹ, Anh, Australia, Canada, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Taiwan, Ấn Độ, Indonesia, Philippine, Singapore, Malaysia, New Zealand, … khi có chiến tranh xãy ra liên quân sẽ đánh “Con Rồng Đỏ”?

Lê Hữu Uy

Arizona - Sept 27-2021

(Tham khảo: Nguồn tổng hợp)