"Nếu trong nước hay có loạn là vì nhân-dân bị thiếu-thốn. Từ nay sắp tới, lương-bổng của ta là 500$ một tháng thì ta chỉ lãnh 200$ mà thôi, còn lại 300$ ta giao cho các thầy đem ra giúp-đỡ kẻ nghèo-khó." ** Duy-Tân ** (năm 8 tuổi)

 

Vị -Thế Của Pháp Ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

 

 21dlhuvt1

HINH 01, Nước Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại (Ảnh Internet)

 

Pháp là cường quốc kinh tế, một trong 7 nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới G7, gồm: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada và Ý. Về sức mạnh quân đội theo Global Fire Power 2021, Pháp đứng hàng thứ 7 trong 8 nước mạnh nhất: Mỹ, Nga, Trung Quốc (TQ), Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Anh. Là thành viên trụ cột trong khối Liện hiệp các nước Châu Âu (EU – European Union), về quân sự Pháp cũng là thành viên quan trọng trong khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO – North Atlantic Treaty Orgenization).

Pháp là một trong số các cường quốc đế quốc từng xâm chiếm thuộc địa ở vùng Phi châu, Trung Đông, Châu Á và Thái Bình Dương hồi thế kỷ 19-20. Từ đó sự liên hệ của Pháp đối với các vùng đất này đến nay vẫn còn ảnh hưởng nhất định trong bang giao và lãnh vực thương mại, với một số thuộc địa củ hoặc sau đó một phần được trao trả độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp. Vài vùng lãnh thổ trước đây từng là thuộc địa nhưng ngày nay trở thành một tỉnh, quận hay Cộng đồng hải ngoại (tiếng Pháp: Collectivités d’Outre-Mer) là một loại hình thức giống như cấp hành chính đầu tiên của Pháp. Tiếng Pháp được dùng làm ngôn ngữ chính đồng thời cũng dùng đến tiếng địa phương, ngày nay tất cả dân bản địa ở đó đều được mang quốc tịch Pháp. Tại Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (Đông Phi châu) Pháp có nhiều đảo và quần đảo ở đó với hơn 1,5 triệu dân và một vùng lãnh hải rộng lớn hơn 11 triệu km2.

Trong phạm vi đề tài bài viết xin được giới hạn ảnh hưởng của Pháp tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Khi nhắc đến nước Pháp người ta nghĩ ngay đến Paris được mệnh danh là “Thủ đô ánh sáng” với những di tích lịch sữ như các đền đài nguy nga tráng lệ được kiến trúc từ hàng trăm năm trước bên dòng sông Seine thơ mộng, nhà thờ Cathédrale Notre Dame, điện Élysée, v.v… và tháp Eiffel được xếp vào hàng kỳ quan của nhân loại, là điểm thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến Paris tham quan hàng năm có hàng chục triệu người. Pháp còn nhiều thương hiệu “Fabriqué en France / Made in France” lừng danh thế giới khác.

  • VỀ MẶT KINH TẾ

 

Công nghiệp thời trang, nước hoa & mỹ phẫm, rượu, … chiếm lĩnh vị trí không nhỏ tại các thị trường ở các quốc gia phát triển hay đang trên đà phát triển nơi mà có nhiều tầng lớp giàu có và trung lưu, như:

+ Nền công nghiệp của ngành thời trang (Chanel, Louis Vuition, Amor-Lux, Ami, Vetements, The Kooples, Christian Dior, Maison Kitsune, …).

+ Mỹ phẫm và nước hoa (Chanel, Dior, Lancôme, L’Oreal, Vichy, La Roche-Posay, …).

+ Rượu Champagne (Veuve Clicquot Yellow Label Brut loại đặc biệt ($7,999.00 USD/chai), Moet, Cordon Rouge Mumm, Pinot Noir, Charles Heidsieck, Dom Perignon, …).

+ Rượu Cognac: XO (Extra Old – 20 năm), VSOP (Very Superior Old Pale – 35 năm), Cordon Blue, loại đặc biệt Cordon d’Argent (35 năm), Remi-Martell, loại đặc biệt Martell Extra Veille – 45 năm), Henessy, v.v…

Những thương hiệu nổi tiếng này không một siêu thị cao cấp ở bất cứ thành phố lớn nào hoặc một số cửa hàng trong mấy phi trường quốc tế có thể thiếu.

Ngành kỷ nghệ nặng Pháp có các thương hiệu:

+ Xe hơi: Peugoet, Renault, Citroen là các hiệu quen thuộc tại Việt Nam. Xe Peugoet bền và kiểu dáng trang nhã, khách hàng khắp Á châu và Âu châu ưa chuộng (Peugoet 5008 giá tại Việt Nam hơn 1,4 tỷ VNĐ tương đương gần $70,000 USD). Siêu xe hiệu Bugatti là một trong vài hiệu xe đua chạy nhanh nhất thế giới. Hiệu PGO là loại thể thao.

+ Hàng không dân dụng có các hảng sản xuất máy bay: Airbus (Chiếm 50% sản lượng máy bay phản lực dân dụng toàn cầu), Airbus Helicopter chế tạo trực thăng, … và tập đoàn France Naval đóng tàu biển. Tập đoàn Thales chế tạo Radar và các loại dụng cụ, máy móc điện tử khác.

Theo Stockholm SIPRI báo cáo thị phần vũ khí thế giới Pháp chiếm 8% đứng hàng thứ 3 sau Mỹ 37% và Nga 20%, tại châu Âu vũ khí Pháp chiếm 25%.

+ Nền công nghiệp quốc phòng phát triển, cung cấp chiến cụ, vũ khí cho một số quốc gia ở Bắc Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Á Châu và Âu châu. Công nghiệp đóng tàu chiến: Tàu ngầm Scorpène Diesel+ Điện, khu trục hạm La Fayette, Gowind, Kedar, tàu chở trực thăng tấn công đổ bộ Mistral (21,500 tấn), … Sản xuất máy bay chiến đấu Dassault Rafale, Mirage, Airbus Helicopter, v.v… Sản xuất các loại hỏa tiển chống hạm Exocet với 4 biến thể trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, phi cơ và đất đối hải. Hỏa tiển đất đối hải Skalp cùng với hỏa tiển phòng không đất đối không siêu âm tối tân Aster-30.

  • Thị trường vũ khí của Pháp ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương

 Vũ khí Pháp được nhiều quốc gia ưa chuộng vì đã từng trãi qua thực chiến hữu hiệu ở chiến trường Bắc Phi hay Trung Đông, nên quân đội ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều tín nhiệm.

 + KOREAN, Hàn Quốc mua của Pháp 02 chiếc VIP vận tải Dassault Falcon, 04 chiếc Airbus AS-330, và 03 trực thăng Eurocopter AS-332.

+ TAIWAN, Taiwan sữ dụng vũ khí chủ yếu từ Mỹ cung cấp, ngoài ra Taiwan có mua một số tàu chiến và máy bay của Pháp, gồm: Khu trục hạm La Fayette (06 chiếc). Máy bay Mirage (58 chiếc), trực thăng EC-225 (03 chiếc).

 

+ PHILIPPINE, Năm 2019, Philippine đặt mua của Pháp 02 tàu ngầm Scorpène, Diesel+ Điện.

 + INDONESIA, Mua tàu tuần tra Vessel Rigel Class (02 chiếc). Trong chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tới Jakarta Feb 2021, Jakarta đã công bố danh sách các máy bay mà họ đã đặt mua trong bốn năm tới trong số đó có 36 máy bay Rafale được cho là một phần của kế hoạch hợp tác quốc phòng được thảo luận, sau khi Mỹ từ chối bán F-35. Nếu hợp đồng được ký kết suôn sẻ, Indonesia sẽ trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên vận hành chiến đấu cơ Rafale (thế hệ 4++).

 + MALAYSIA, Hải quân Malaysia mua nhiều tàu chiến của Pháp như khu trục hạm Gowind (06 chiếc), pháo hạm Kedar (06 chiếc), tàu tuần tra Perdana (06 chiếc). Tàu ngầm Scorpène, Diesel+ Điện (02 chiếc). Máy bay vận tải VIP Dassault Falcon 900 (01 chiếc), trực thăng các loại (17 chiếc).

 + SINGAPORE, Singapore mua của Pháp 06 khu trục hạm lớp La Fayette. Máy bay vận tải A-330 MRTT (06 chiếc). Các loại trực thăng (53 chiếc). Singapore trang bị hỏa tiển phòng không siêu âm tối tân Aster-30.

 + THAI, Mua vận tải hạm lớp Sichang Class (02 chiếc). Trực thăng hạng nhẹ H-145 Airbus Helicopter (05 chiếc).

 + CAMBODIA, Campuchia mua của Pháp vài loại phi cơ vận tải chuyên chở VIP cấp lãnh đạo A-320-200 (01 chiếc) và trực thăng vận tải (04 chiếc).

 + INDIA, Ấn Độ dùng vũ khí Nga là chủ yếu, cũng có hợp tác với Nga tự sản xuất vũ khí. Để đa dạng nguồn cung cấp vũ khí Ấn Độ mua của Pháp máy bay Dassault Rafale 4++ (36 chiếc), Mirage (59 chiếc). Tàu ngầm Scorpène Diesel + Điện (04 chiếc).

 + SRI LANKA, Sri Lanka mua của Pháp 01 tàu cứu hộ cứu nạn lớp Alpha 521.

 + PAKISTAN, Pakistan mua của Pháp tàu ngầm Agosta (05 chiếc). Tàu trục vớt mìn Munsif (02 chiếc). Máy bay chiến đấu Mirage (125 chiếc), Falcon 20 (03 chiếc) và Airbus A-310 (01 chiếc).

+ BANGLADESH, Mua 02 trực thăng Eurocopter.

+ MYANMAR, Mua của Pháp ATR-42 vận tải VIP (06 chiếc), trực thăng vận tải (03 chiếc), trực thăng huấn luyện Alouette (11 chiếc).

 + NEW ZEALAND, Mua của Pháp 08 trực thăng vận tải NH-90 (NH Inductries do Pháp và Tây Ban Nha hợp tác sản xuất).

 + VIỆT NAM, Việt Nam mua của Pháp trực thăng loại AS-350 và AS-332 (11 chiếc). Trực thăng EC-130 và EC-155 (03 chiếc). Radar giám sát hàng hải Coast Watcher 100 (CW-100), giám sát tàu thuyền trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, đây là một trong các loại Radar giám sát hàng hải tối tân nhất hiện nay của tập đoàn Thales.

 Những hợp đồng bán tàu chiến hay máy bay của Pháp thường kèm theo vũ khí trang bị cho những nước có hợp tác quốc phòng, cùng trao đổi thương mại có mối bang giao thân thiết. Hầu hết các quốc gia khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều mua ít nhiều vũ khí của Pháp. Chỉ riêng Laos dùng vũ khí Nga, Mỹ và TQ. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Pháp còn sâu rộng khắp vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

 SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI PHÁP

 Theo AFP (ngày Oct 10, 2015), Pháp có vùng đặc quyền kinh tế trên một số vùng biển rộng lớn lên đến 11 triệu km2, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Với dân số hơn 1,5 triệu cư dân trên lãnh thổ hải ngoại, sở hữu nhiều nguồn lợi hải sản và khoáng sản dưới lòng biển trong phạm vi chủ quyền của Pháp tại các nơi này.

Để bảo vệ an ninh và chủ quyền Pháp có năng lực quốc phòng tương đối mạnh.

  • Về Hải quân:

 Pháp trong số ít nước sở hữu Hàng không mẫu hạm, tàu ngầm năng lượng hạt nhân trang bị hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử.

+ Chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất Charles de Gaulle, dài 261,5 m, trọng tải 42,5 tấn, trang bị 40 Rafal Marine, 2 E-2C Howkeye và 5 trực thăng.

+ Tàu ngầm năng lượng nguyên tử Triomphant Class, trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân (04 chiếc). Tàu ngầm Rubis Class năng lượng nguyên tử trang bị hỏa tiển Exocet-SM và ngư lôi 533 mm (06 chiếc).

+Tuần dương hạm, trên 7000 tấn (02 chiếc). Khu trục hạm La Fayette (04 chiếc) và Floréal (06 chiếc). Tàu chở trực thăng tấn công, đổ bộ trọng tải 21,500 tấn (03 chiếc).

+ Hơn 20 tàu tuần tra và các loại khác từ 1000-2000 tấn. Và dưới 1000 tấn cũng khoảng 20 chiếc.

  • Về không quân

 21dlhuvt2

HINH 02, Chiến đấu cơ đa nhiệm hai động cơ Dassault Rafale B/C (thế hệ 4++) - Tinh hoa của nền công nghệ và công nghiệp quốc phòng Pháp (Nguồn: Dassault-Aviation)

 

Pháp có 232 chiến đấu cơ, trong số đó có Dassault Rafale B/C (thế hệ 4++), vận tốc Mach 1,3 được mệnh danh là “Phượng Hoàng bầu trời” phát triển do tập đoàn Dassault Aviation chế tạo, là tiêu biểu cho nền công nghệ vũ khí hiện đại của Pháp, có thể mang bom nguyên tử hoặc vũ khí thường (101 chiếc). Mirage các loại (141 chiếc) và Dassault Rafale Marine MF3-R (không rõ số lượng) là loại biến thể dùng trên Hàng không mẫu hạm. 17 máy bay tiếp dầu, 99 máy bay vận tải các loại, 220 máy bay huấn luyên các loại và 84 trực thăng các loại.

  • Về Bộ binh

 Khí tài Bộ Binh Pháp có Tank chủ lực Leclerc và pháo tự hành CAESAR nổi tiếng, quân đội nhiều nước mong muốn được sở hữu các loại vũ khí tân tiến này.

+ Tăng chủ lực Leclerc: Nổi bật là Tank chủ lực hạng nặng Leclerc (222 chiếc). Tank Leclerc nặng 57,4 tấn, trang bị pháo chính 120 mm, đang thử nghiệm thay thế pháo 140 mm, 01 súng máy 12,7 mm và 01 loại 7,62 mm.

+ Pháo tự hành CAESAR (viết tắc chữ CAmion Equipe d’un Systems d’ARtellerie): Đây là loại pháo tự hành tối tân nhất thế giới được lắp đặt trên cơ giới bánh lốp 8x8, khẩu độ 155 mm, có thể bắn với 3 loại đạn: Đạn thường tầm 35 km, và một loại đạn mới Orge chống biển người hay nơi tập trung quân, rải được 378 đạn nổ nhỏ trên diện tích 30,000 m2, hoặc dùng đạn tăng tầm HE-FRAG tầm 42 km. Đặc biệt hơn, pháo tự hành CAESAR còn sữ dụng đạn chống Tank đầu đạn có trang bị hệ thống dẫn đường VLAP tầm 55 km (VLAP tương tự như hỏa tiển).

 

  • Lực lương răn đe và Nguyên tử

 

 21dlhuvt3

HINH 03, Ước tính vũ khí nguyên tử của các nước sở hữu (Ảnh Source Federation of American Sciantists)

 Pháp có nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí và chiến cụ cung cấp cho quân đội Pháp và bán ra thị trường thế giới chiếm 8% sau Mỹ và Nga. 

Tập đoàn MBDA Corporation (hỏa tiển và các loại vũ khí khác), Thales (điện tử, radar), Airbus Defence & Space, Dassault Aviation Corp (phi cơ các loại), Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia - Vệ tinh và không gian (CNES – Centre National d’ Etudes Spartiales). Quan trọng hơn hết là vũ khí nguyên tử là lực lượng răn đe, phòng thủ, là sức mạnh của một cường quốc. Pháp có 290 đầu đạn nguyên tử, đứng hàng thứ 4 trong số các nước sở hữu võ khí hạt nhân. Pháp có 2 loại hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử phóng từ tàu ngầm M-45 và M-51. Hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân M-45, tầm 6000 km, mỗi hỏa tiển mang 6 đầu đạn 110 kt. Loại hỏa tiển liên lục địa đầu đạn M-51, đầu đạn 150 - 300 kt, tầm xa 10,000 km. Máy bay Dassault mang hỏa tiển đầu đạn nguyên tử chiến thuật ASMP-A, 100 kt, tầm 500 km với tốc độ Mach 4,5 rất khó đánh chặn. Vũ khí nguyên tử của Pháp có thể đồng thời tấn công bằng cả 3 phương tiện: Hỏa tiển liên lục địa, máy bay ném bom và tàu ngầm.

Theo Source Federation of American Sciantists, May 2021, các quốc gia thuộc câu lạc bộ sở hữu vũ khí nguyên tữ ước tính như sau: Nga (6257), Mỹ (5550), TQ (350), Pháp (290), Anh (225), Pakistan (165), Ấn Độ (160), Israel (90) và Triều Tiên (45).

 VÙNG LÃNH THỔ HẢI NGOẠI CỦA PHÁP

 21dlhuvt4 

HINH 04, Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Pháp ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Thượng viện Pháp (Thụy My)

 

Biết đến nước Pháp chính quốc là ở Châu Âu, ít có người biết rõ nước Pháp sở hữu một vùng lãnh thổ hải ngoại đứng hàng đầu thế giới, và các vùng đặc quyền kinh tế trên biển đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tại:

  • Đại Tây Dương (trong vùng biển Caribbe):

+ Có đảo Guadeloup, rộng 1626 km2, với khoảng 400,000 dân, và

+ Đảo Martinique, rộng 1128 km2, với khoảng 380,000 dân.

  • Ấn Độ Dương (Đông Phi Châu), gồm các đảo:

+ Đảo Réunion (phía đông Madagasca), rộng 2511 km2, với 860,000 dân (2020).

+ Đảo Mayotte (phía tây Madagasca), rộng 374 km2, với 290,000 dân.

  • Nam Băng Dương (Antarctic Ocean):

+ Đảo Kerquelen, cực nam.

+ Đảo Crozet, gần đảo Kerquelen tại Nam Ấn Độ Dương.

+ Đảo Saint Paul giửa Phi châu và Australia.

Đây là các đảo gần Nam cực không có dân sinh sống chỉ có các chuyên gia

làm công tác nghiên cứu tại đây.

  • Nam Thái Bình Dương:

+ Gồm các quần đảo New Calédonia, Wallis và Futuna nằm phía đông Australia, với gần 300,000 dân.

+ Quần đảo Polynésia, nằm ở Nam Thái Bình Dương, giửa Australia và Nam Mỹ Châu, dân số trên 280,000 người.

  • PHÁP VỚI CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG

Ý tưởng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (Free and Open Indo-Pacific – FOIP) lần đầu được thể hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại hội nghị phát triển châu Phi của Tokyo lần thứ 6 (Tokyo International Conference of Africa Development - TICAD), vào tháng 08 năm 2016 tại thủ đô Naibori, Kenya. Ông Shinzo Abe đã thấy mưu đồ độc chiếm biển Đông hòng ngăn tuyến hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương ngang qua vùng biển này khi cần đối đầu với Mỹ và phương Tây, TQ nhanh chóng cải tạo quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và bồi đấp các bãi ngầm thành căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), đe dọa trực tiếp an ninh năng lượng và hàng hóa của Nhật khi mà Nhật Bản lệ thuộc nguồn cung dầu hỏa từ Trung Đông và nguyên liệu từ Châu Phi phải đi qua đây.

Đến nhiệm kỳ tổng thống Mỹ Donal Trump, Mỹ đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nổi bật nhất là liên minh bộ tứ QUAD (QUADrilateal Security Dialogue) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để bảo vệ tuyến đường biển từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương ngang qua eo biển Malacca. Mỹ dẫn đầu chiến dịch Freedom of Navigation Operation (FONOP) cử tàu chiến thường xuyên tuần tra bảo vệ tuyến tàu biển ngang qua khu vực này được tự do đi lại theo luật pháp quốc tế. Từ ý tưởng “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Nhật Bản, kết hợp với “Chiến lược Hướng Đông” của Ấn Độ, kế hoạch “Ấn Độ - Thái Bình Dương” của Australia, chính sách “Phương Nam mới” của Hàn Quốc và chính sách “Gắn kết với Phương Nam” của Taiwan tạo nên sức mạnh khu vực ngăn cản không cho TQ thao túng biển Đông.

Theo Kyodo News, tại hội nghị của nhóm QUAD trước đây vào March 2021, được tổ chức trực tuyến, trong tuyên bố chung, lãnh đạo bốn nước đã khẳng định « tạo điều kiện hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, để đáp ứng những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật pháp » ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Và mới đây tại buổi họp thượng đỉnh QUAD giửa 4 nhà lãnh đạo Mỹ (Tổng thống Biden), Nhật Bản (Thủ tướng Yoshihide Suga), Ấn Độ (Thủ tướng Narendra Modi) và Australia (Thủ tướng Scott Morisson) ngày Sept 24, 2021 tại Washington DC, lưu ý các bên “bảo vệ Nhà nước pháp quyền, quyền tự do trên biển, trên không, bảo vệ những giá trị tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ”. Trong thông cáo chung mặc dù không nêu đích danh TQ, nhưng lời lẽ được cho là nhắm vào TQ. Trong văn bản này QUAD cũng lưu ý các bên «cùng nhau, một lần nữa cam kết thúc đẩy một trật tự căn cứ trên nền tảng pháp luật, tự do, rộng mở và không nao núng trước những hành vi cưỡng ép, để củng cố an ninh, sự thịnh vượng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và xa hơn khu vực».

Đây là khu vực địa kinh tế và địa chính trị vô cùng quan trọng mà tất cả các cường quốc đang lưu tâm.

Châu Á - Thái Bình Dương là nơi quan trọng nhất đối với toàn cầu, chiếm đến 60% GDP thế giới, 3/5 dân số toàn cầu, 2/3 năng lực tăng trưởng kinh tế thế giới. Còn có 7 thành viên của nhóm G20 hiện diện trong khu vực: Australia, TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ và Nam Phi. Là nơi có 7 nền kinh tế phát triển nhanh nhất như: Ấn Độ, TQ, Bangladesh, Đông Timor, Papua, New Guiné và Việt Nam. Có đến 8 trong số các nước có quân đội mạnh nhất: Mỹ, TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Australia và Pháp. (Theo RFI).

 

Trước đó Pháp sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn trên biển từ các quần đảo New Calédonie, Polynesie, Wallis và Futuna ở Nam Thái Bình Dương, chạy dài sang tận Đông châu Phi với các quần đảo Reunion (phía đông đảo Madagasca), Mayotte (phía tây đảo Madagasca). Giao thương của Pháp chưa trực tiếp bị đe dọa bởi áp lực TQ, các lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương chưa bị đội tàu cá “dân quân biển” của TQ tràn ngập vùng đặc quyền kinh tế, và TQ là thị trường đứng hàng đầu trong xuất cảng của Pháp, do đó Pháp không mặn mà với chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương” do Mỹ dẫn đầu.

Từ khi TQ dòm ngó các quốc đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương để phát triển “One Belt, one Road” mở tuyến đường hàng hải sang các nước Nam Mỹ, Bắc Kinh dùng ngoại giao “chi phiếu” mua chuộc. Theo “Ủy Ban Phi Thuộc Địa” của Liên Hiệp Quốc, các dân tộc ở quốc gia từng là thuộc địa củ có quyền chọn lựa chấp nhận chế độ như củ, hoặc có thể tổng tuyển cử tách rời theo chủ nghĩa dân tộc trở thành quốc gia độc lập. TQ lợi dụng điều này khuấy động ở Polynesie nhưng tổng thống Pháp Emmanual Macron đã thành công chống lại âm mưu của Bắc Kinh. Tại New Caledonia cũng thế, phong trào đòi độc lập của người dân tộc Kanak và các hệ tộc khác nhưng cũng thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý lần đầu năm 1998 và lần sau năm 2018, đều thua sít sao. Áp lực TQ ngày càng nặng nề, mới đây Nov 2021, TQ mua chuộc chính quyền quốc đảo Salomon cắt đứt quan hệ với Taiwan để bang giao với TQ, dân chúng chống chính sách này yêu cầu Thủ tướng Manasseh Sogavare từ chức, nổi loạn đốt tòa nhà quốc hội, tấn công, đốt phá cơ sở thương mại của người TQ.

Những bất ổn liên tục tại một số đảo quốc Nam Thái Bình Dương ngay cả lãnh thổ hải ngoại của Pháp đều có bàn tay TQ nên Pháp tăng cường quân lực tại đây từ 3000 lên 7000 ngàn quân (2021), sẽ trang bị thêm 2 tàu chiến cở lớn Félix-Enoué tuần tra xa bờ, máy bay có tầm hoạt động lớn hơn và máy bay giám sát không người lái ở New Caledonie và Polynesie, từ năm 2022. Ngoài ra Pháp cũng nỗ lực quan hệ chặc chẽ hơn với các nước tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Chiến dịch tập trận mang tên Jeanne d’Arc thường xuyên tổ chức trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (2015, 2017, 2018), trong cuộc tập trận May-2021, tàu chiến Pháp ghé cảng thăm viếng giao lưu với một số nước tại Đông Nam Á như Việt Nam, Brunei, Indonesia, Philippine. Ngoài ra hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle ghé thăm Singapore, tàu ngầm hạt nhân ghé thăm căn cứ Guam của Mỹ.  Tư lệnh hải quân Pháp, đô đốc Jean Mathieu Rey cho biết đó là chiến lược để “có được nhiều đối tác trên toàn khu vực mà chúng ta có thể trông cậy” cho những đợt triển khai tàu chiến hay phi cơ, vì vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vô cùng rộng lớn.

Pháp cũng có chủ trương đẩy mạnh ngoại giao với các cường quốc trong khu vực như tập trận chung với Mỹ, Nhật và Australia, thăm viếng, tăng cường đối tác chiến lược với Ấn Độ và Indonesia.

+ Tại khu vực Đông Á,

Trong khuôn khổ chiến dịch tập trận Jeanne d’Arc, từ May 11-17, 2021 trên đảo Kyushu ở biển Hoa Đông, 4 nước Pháp, Mỹ, Nhật và Australia tham gia tập trận, đây là lần đầu tập trận trên lãnh thổ Nhật Bản.

Đầy đủ các hạng mục của Hải, Lục, Không quân, với bộ binh, nhiều chiến đấu cơ, trực thăng, trực thăng lưỡng thể MV-22 Osprey, tàu ngầm, tàu nổi trong số đó Pháp có tàu chở trực thăng tấn công đổ bộ cở lớn Tonnerre và khinh hạm Surcouf. Cuộc tập trận nhằm «phát triển hợp tác đa phương về quốc phòng»«tăng cường khả năng tương tác của quân đội», theo Paris cho biết.

 + Vùng Ấn Độ Dương,

Vấn đề Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng được tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong buổi làm việc với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề G20 ngày Oct 30, 2021. Pháp muốn thắc chặc mối quan hệ rộng lớn hơn ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm đối phó với thách thức từ Bắc Kinh. Pháp đẩy mạnh nổ lực ngoại giao với New Delhi ưu tiên cung cấp chiến đấu cơ Dassault Rafale sớm nhất cho Ấn Độ. Tháng 11-2021, Đại sứ Pháp tại Ấn Độ Emmanuel Lenain đã nêu rõ: "Ấn Độ là cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chúng tôi bởi chúng tôi có cùng hướng tiếp cận”.  

+ Với Indonesia, khu vực Đông Nam Á,

Tổng thống Emmanuel Macron muốn Pháp đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bên lề buổi họp thượng đỉnh G20 tại Roma, Italy ngày Oct 30, 2021, Pháp đặc biệt quan tâm đến Indonesia là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới, là nước có nền kinh tế và quốc phòng đứng đầu trong khối này. Hai ông tổng thống Pháp Emmanuel Marco và tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trao đổi và đồng thuận phối hợp tiến tới “mối quan hệ đối tác chiến lược thực thụ, được tăng cường”.

21dlhuct5

HINH 05, Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Brussels, trong 2 ngày ngày Oct 21 và 22, 2021

 

Đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU), khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương EU đầu tư nhiều nhất, cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất: chiếm hơn 70% lượng hàng hóa và dịch vụ và 60% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Minh Châu Âu (EU), mặc dù các thành viên nổ lực thảo luận nhưng một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận như việc giãi quyết khủng hoảng năng lượng các thành viên cần tiếp tục bàn thảo thêm. Điểm đáng chú ý là về cách EU tiếp cận với sách lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu ông Josep Borrell, nhấn mạnh: “Trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về mặt địa-kinh tế cũng như địa-chính trị. Tương lai của Liên Hiệp Châu Âu và của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương liên quan chặt chẽ với nhau”.

Báo cáo cũng có nêu lên quan ngại rằng tuyến hàng hải Biển Đông - Ấn Độ Dương – Kinh Suez - Địa Trung Hải - Biển Manche chiếm một nửa lượng giao thương của Liên Hiệp Châu Âu. Một khi xảy ra xung đột sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng do đó EU sẽ thúc đẩy một “cấu trúc an ninh khu vực mở và dựa trên luật pháp”. Để bảo đảm an toàn cho tuyến hàng hải này hải quân các nước thành viên trong Liên Hiệp châu Âu sẽ tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, qua các cuộc tập trận, ghé thăm các cảng của các nước trong khu vực.

Trường hợp riêng lẻ với Pháp, trước đó ngày Sept 15, 2021, ba nhà lãnh đạo Mỹ- Tổng thống Joe Biden, Anh - Thủ tướng Boris Johson, Úc – Scott Morrison tuyên bố liên minh 3 nước AUKUS (Australia, Kingdoms of England và United State) nhắm đến việc bảo vệ và gìn giữ lợi ích của các bên ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo đó Anh và Mỹ sẽ giúp Australia đóng 8 tàu ngầm năng lượng nguyên tử, tại một cơ xưởng đóng tàu ở Adelaide miền nam nước Australia, và dĩ nhiên là Australia phải hủy hợp đồng 37 tỷ USD với Pháp đóng 12 tàu ngầm Diesel-Điện đã ký trước đó. Điều này làm căng thẳng ngoại giao giửa hai nước, Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian phát biểu quyết định đơn phương này của AUKUS là “đâm sau lưng” là “phản bội” sự tin tưởng của Pháp vào đồng minh Australia “đây không phải là cách hành xử của đồng minh với nhau”.

Nếu tầm nhìn chiến lược sâu rộng của 10 năm hay 20 năm tới, Australia đối đầu với TQ không thể bằng tàu ngầm thông thường khi tuần tra biển Đông hay vùng biển tây Thái Bình Dương. Hơn nữa hiện nay tàu ngầm năng lượng hạt nhân của TQ có các loại Type-96, 94, 93 + 93A, 91, mới đây 2021, TQ vừa hạ thủy thêm chiếc Type-95, như vậy hiện tại TQ có 18 tàu ngầm năng lượng hạt nhân, họ còn tuyên bố khả năng mỗi năm có thể đóng thêm 1 chiếc và từ nay đến 2035 để thay thế một số tàu ngầm thông thường đã quá củ, lổi thời. Liệu 12 chiếc tàu ngầm Diesel-Điện Australia hợp đồng với Pháp đóng có hữu hiệu khi xãy ra chiến tranh trong tương lai? Sau vài tháng bị “sốc” Pháp hiểu ra rằng nếu có chiến tranh ở nam Thái Bình Dương thì cần đến các loại vũ khí tối tân: Tàu ngầm năng lượng hạt nhân, máy bay tàng hình, hỏa tiển siêu vượt âm và tầm xa, vũ khí laser, chiến cụ không người lái điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Interlligence), v.v… Tàu ngầm thông thường dù là công nghệ AIP - Air Independent Propulsion, dùng động cơ đẩy sữ dụng không khí khép kín, có thể lặn 2-3 tuần không cần nổi lên, và loại Diesel-Điện vài ba ngày phải nổi lên sạt điện, có thể dùng để bảo vệ lãnh thổ, không phù hợp tác chiến vùng biển rộng bao la như nam Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương, vây nên thông cảm cho Australia.

Từ lâu Pháp muốn tiếp cận chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu một cách linh hoạt, không quá gay gắt với TQ để tránh bị TQ “trừng phạt kinh tế”, nhưng trước các diễn biến thay đổi nhanh chóng nên Pháp dựa theo khuynh hướng của EU tăng cường hiện diện quân sự, ngoại giao, đầu tư vào vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương mà không bị TQ cho rằng Pháp trực diện đối đầu.

Đó là sự khéo léo của tổng thống Emmanuel Macron trong chính sách của Pháp ở vùng nam Thái Bình Dương mà Pháp cũng là một cường quốc trong khu vực.

Lê Hữu Uy

Arizona, Dec 04, 2021

(Nguồn tham khảo: Wikipedia, Google và tổng hợp)