"Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao chịu bo bo làm đầy-tớ người!" ** Lê Lợi **

 

CUỘC CHIẾN TÀU NGẦM KHU VỰC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Tàu ngầm còn gọi là “Tiềm thủy đỉnh” có nghĩa là một loại tàu chiến có thể hoạt động dưới mặt nước, từ khóa tiếng Anh là Submarine. Là một loại khí cụ của hải quân dùng để tuần tra, thám thính, chống tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương bằng cách phóng ngư lôi, hoặc rải thủy lôi, có loại tàu ngầm hiện đại hơn có thể phóng hỏa tiển chống hạm, tấn công các mục tiêu trên bờ hoặc phóng hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân làm lực lượng răn đe của cường quốc.

Trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang là điểm nóng quân sự đầy bất ổn do sự bành trướng và quyết đoán của TQ hòng đạt ngôi vị đứng đầu thế giới về kinh tế lẫn quân sự, một cuộc chiến tranh có thể xảy ra ở khu vực bất cứ lúc nào đối đầu giửa TQ với Mỹ và các nước đồng minh Tây Phương. Do đó, các cường quốc do Mỹ dẫn đầu như nhóm Bộ Tứ (QUAD) gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia hay nhóm AUKUS (Úc, Anh, Mỹ) hoặc nhóm EU Liên minh Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, … đều tăng cường hiện diện tàu chiến thường xuyên ở Biển Đông và Tây TBD. Tại các nước Đông Nam Á cũng nổ lực mua sắm vũ khí hiện đại hơn để phòng thủ.

TQ muốn đẩy lùi hải quân Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và chuổi đảo thứ nhất, nơi mà mấy chục năm qua coi như vòng kiềm tỏa hải quân nước này khó vươn ra đại dương, trước hết là phải kiềm chế sức mạnh đe dọa của hải quân Mỹ, TQ đề ra chiến lược chống tiếp cận, về lâu dài độc chiếm Biển Đông để khống chế toàn vùng Đông Nam Á. Theo đó, TQ phát triển các loại hỏa tiển chống hạm hiện đại mà họ tự hào là “Sát thủ tàu sân bay” (TSB) như loại DF-17 và DF-21D.

Sát thủ diệt hạm, tàu sân bay (ASBM – Anti-Ship Ballistic Missile) - Hỏa tiển chống hạm DF-17, DF-21D là mối đe dọa hải quân Mỹ khi hoạt động tại biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương gần lãnh hải TQ trong tầm tác chiến của các loại hỏa tiển này.

+ Hỏa tiển DF-17 (ASBM), là loại chống hạm mới nhất của TQ (2020), tầm 1,800 km – 2,500 km, Mach 5.

+ Hỏa tiển DF-21D (ASBM), đầu đạn 600 kg, tầm 1,700 km, Mach 10, với tốc độ siêu vượt âm này khó có thể đánh chặn, nó cũng có thể mang đầu đạn nguyên tử 200-300 và 500 kiloton.

Một trong các khí tài chuẩn bị cho việc phòng thủ trong cuộc chiến là tàu ngầm, vì TSB hay tàu mặt nước không bảo đảm được an toàn chắc chắn mặc dù được bố phòng chặc chẽ do TQ đã phát triển một số loại hỏa tiển chống hạm tầm xa tân tiến siêu âm có nguy cơ vượt qua được các hệ thống bảo vệ như đối với TSB là tiêu biểu sức mạnh của hải quân Mỹ.

Việc sữ dụng tàu ngầm là biện pháp tốt cho cách tiếp cận gần bờ biển TQ để tấn công với loại hỏa tiển Tomahawk tầm 1500 km. Ngoài tầm hỏa tiển phòng không và chống hạm dầy đặc của TQ ở bờ biển cũng như trên đảo Hải Nam, đảo Hoàng Sa và các cứ điểm trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, hoặc trên các chiến hạm như hỏa tiển phòng không Hongqi HQ-09 biến thể S-300 của Nga tầm 300 km trần 27 km và chống hạm YJ-62 tầm 400 km.

Năng lực vận hành của tàu ngầm có các loại như sau: Năng lượng hạt nhân, Diesel + Điện và Diesel + Điện công nghiệp AIP.

Tàu ngầm sữ dụng năng lượng hạt nhân không có nhiều nước có khả năng sở hữu chỉ một số cường quốc có như: Mỹ, Nga, TQ, Anh, Pháp và Ấn Độ, riêng Ấn Độ hiện đang tự đóng loại tàu ngầm này với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga.

Với tàu ngầm năng lượng hạt nhân có thể chạy dưới lòng biển nhiều tháng mà không cần nổi lên như các loại dùng động cơ thông thường, có khả năng lặn sâu, độ ồn của động cơ thật êm và lớp vỏ bên ngoài được phủ lớp sơn đặc biệt chống các loại sóng âm radar dò tìm nên rất khó bị phát hiên. Thường được trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân là vũ khí răn đe của một cường quốc, đồng thời cũng có thể trang bị vũ khí thông thường như hỏa tiển đạn đạo và ngư lôi.

  • CÁC NƯỚC TỰ SẢN XUẤT TÀU NGẦM Ở ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG:
  • Hoa K ỳ,

 

 

 22alhucct1

HINH 01A, Hỏa tiển Trident II D-5 trang bị trên tàu ngầm năng lượng hạt nhân Ohio Class của Mỹ - Ảnh Pugetsound Missile Web.

Mỹ không có sản xuất tàu ngầm năng lượng thông thường chỉ đóng tàu ngầm hạt nhân. Có các loại Ohio class 16,764 tấn (14 chiếc), Ohio class 18,700 tấn (04 chiếc) trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân Trident I tầm 7400 km và Trident II tầm 12,000 km. Mỗi tàu ngầm Ohio trang bị 20 hỏa tiển Trident II, mỗi hỏa tiển mang 8 đầu đạn hạt nhân.

Các loại tàu ngầm Virginia Class, 7900 đến 10,200 tấn (19 chiếc), Los Angeles, 7000 tấn (32 chiếc), Sea Wolf, 9300 tấn (03 chiếc), mỗi tàu trang bị 154 hỏa tiển Tomahawk tầm 1500 km và ngư lôi Mark-48 hạng nặng 533 mm, tầm 50 km.

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ có 3 căn cứ tàu ngầm, một ở Yokosaka, Nhật Bản nơi đặt bộ tư lệnh hạm đội 7, căn cứ đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương và đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, khu vực này hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm.

Trang Web Naval Tecnology đánh giá tàu ngầm lớp Virginia là tàu ngầm năng lượng nguyên tử trang bị vũ khí thông thường có các ưu điểm nổi bật như sau: Trong khi hầu hết tàu ngầm các nước sữ dụng tiềm vọng kính thì lớp Virginia trang bị cột bườm lượng tử ánh sáng AN/BVS-1, hệ thống này với 1 máy ảnh độ phân giải cao có khả năng nhìn thấy trong điều kiện thiếu ánh sáng, cùng với cảm biến hồng ngoại, máy đo khoảng cách laser, hệ thống điện tử tích hợp, đồng thời còn có hệ thống định vị thủy âm AN/BQQ-10, và trang bị hệ thống phóng ngư lôi tân tiến nhất thế giới.

  • Nga,

 

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 23 tàu ngầm, gồm năng lượng hạt nhân có 12 chiếc, trong số đó có 2 chiếc trang bị vũ khí hạt nhân, và tàu ngầm Diesel+ Điện (11 chiếc).

Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Vladivostok trên bán đảo Kamchatka. Một căn cứ tàu ngầm tại Vilyuchinsk cũng tại bán đảo này, với hạm đội tàu ngầm hùng hậu. Dec 2021, Nga tăng cường 02 chiếc lớp Borei-A Projest 955 và Novosibirsk Project 855 (Borei-B) dùng năng lượng hạt nhân trang bị vũ khi hạt nhân. Tàu ngầm Borei có thể trang bị vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân. Về vũ khí thông thường như hỏa tiển tấn công trên bộ Kalibr tầm 900 km hay hỏa tiển hành trình chống hạm 3M51 Alfa, cũng có thể dùng hỏa tiển chống hạm P-800 Onyx đều có tầm 300 km và ngư lôi hạng nặng 533 mm. Hoặc trang bị 16 hỏa tiển Bulava tầm 8000 -10,000 km, mỗi hỏa tiển mang 10 đầu đạn nguyên tử 150 kiloton.

Lớp Delta II (03 chiếc), Delta III (05 chiếc) và lớp Oscar II (04 chiếc), năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí thông thường. Lớp Diesel + Điện có lớp Akula (03 chiếc), Kilo 636 (08 chiếc).

  • Trung Quốc:

TQ có 2 loại tàu ngầm năng lượng và vũ khí nguyên tử là Type 092 và Type 094, tàu ngầm này có căn cứ tại Yulin (Du Lâm, đảo Hải Nam).

Type 094 (Jin class), tàu ngầm năng lượng nguyên tử, trọng tải 11,000 tấn, trang bị hỏa tiển Julong JL-2 mang đầu đạn nguyên tử tầm 7200 km, TQ có 6 chiếc loại này. Type 092 (Xia class), 02 chiếc năng lượng nguyên tử, trọng tải 8000 tấn, trang bị 12 hỏa tiển JL-1A (SLBM) mang đầu đạn nguyên tử 250 Kt- 500 Kt, tầm đạn 2500 km.

Tàu ngầm Diezel + Điện và Diesel + Điện công nghệ AIP biên chế trong hạm đội Nam Hải có 21 chiếc, gồm: Lớp Ming, Romeo Pr033, Tống (Song) 039G1 và Kilo 636.

  • Anh quốc,

 

Tàu ngầm năng lượng hạt nhân Vanguard Class trọng tải 17,500 tấn (04 chiếc) trang bị 16 hỏa tiển Trident II-D5 tầm 12,000 km, mỗi hoả tiển mang 8 đầu đạn hạt nhân. Tàu ngầm sữ dụng động cơ thông thường AIP có 2 loại Astule 7400 tấn (01 chiếc) và Trafalgar trọng tải 5200 tấn (01 chiếc), trang bị hỏa tiển Tomahawk Block IV tầm 1500 km và ngư lôi Spearfish 533 mm tầm 54 km.

Hải quân Hoàng Gia Anh hiện đang đóng tàu ngầm lớp Dreadnought trọng tải 12,200 tấn chạy bằng năng lượng và vũ khí hạt nhân dự kiến đưa vào biên chế hải quân Anh năm 2030. (Nguồn: naukatehnika.com)

  • Của Pháp,

Pháp có vùng lãnh thổ hải ngoại ở Nam Thái Bình Dương và Tây Ấn Độ Dương nên Pháp có lực lượng hải quân ở đó. Pháp có tàu ngầm Triomphant năng lượng và trang bị vũ khí nguyên tử, trọng tải 12,600 tấn (04 chiếc), mang 16 hỏa tiển đầu đạn hạt nhân M51 (150 K5t) tầm 10,000 km, hoặc 16 hỏa tiển mỗi hỏa tiển mang 6 đầu đạn hạt nhân 110 Kt, tầm 6000 km.

Tàu ngầm Rubis Class năng lượng nguyên tử (05 chiếc), trọng tải 5000 – 3000 tấn, và tàu ngầm Burracuda Class (01 chiếc) trọng tải 5300 tấn. Cả hai loại này đều dùng năng lượng hạt nhân, trang bị hỏa tiển Exocet-SM và ngư lôi 533 mm.

Tàu ngầm Scorpene, Agosta dùng động cơ Diesel+ Điện và công nghệ AIP là loại xuất khẩu của Pháp được nhiều nước ưa chuộng. Trang bị hỏa tiển chống hạm Exocet SM-39 tầm 70 km và ngư lôi Black Shark tầm 50 km. Scorpene được xem là tối tân nhất trong các loại tàu ngầm dùng năng lượng thông thường với công nghệ AIP.

  • Của Đức,

Đức là quốc gia không trực tiếp ảnh hưởng nhiều đến địa chính trị ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nên chưa đưa tàu ngầm đến khu vực này trong năm 2021 mà chỉ đưa một hộ tống hạm Bayern lớp Brandenburg tuần tra ngang qua Biển Đông lo ngại làm phật lòng TQ sẽ bị nước này trả đủa kinh tế vì thị trường chính của Đức là TQ. Tàu ngầm Đức không dùng năng lượng và vũ khí hạt nhân chỉ có Diesel + Điện công nghệ AIP. Kỹ nghệ tàu ngầm của Đức đứng hàng đầu thế giới từ Thế chiến II, được nhiều nước ở Âu Châu, Bắc Phi, Nam Mỹ và Á Châu tín nhiệm như loại Type 206, Type 209, Type 212 và Dophine sữ dụng trong lực lượng hải quân của họ.

  • Ấn Độ,

 22alhucct2

HINH 02A, Tàu ngầm hạt nhân SSBN Arihant của Ấn Độ tự đóng - Ảnh Internet

 

Hải quân Ấn Độ biên chế tàu ngầm năng lượng nguyên tử SSBN nội địa trọng tải 6000 tấn, Arihant và Arihat (02 chiếc). Mua tàu ngầm lớp Scorpene trọng tải 2000 tấn của Pháp (04 chiếc), lớp Kilo 636 trọng tải 3070 tấn của Nga (10 chiếc), lớp Type-209 của Đức (04 chiếc).

Để phát triển lực lượng tàu ngầm đối phó với TQ, Ấn Độ đang đóng 02 tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Arihant tại căn cứ Visakhapatnam với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga. Phối hợp với tập đoàn hải quân Pháp thực hiện dự án đóng 06 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp tại xưởng đóng tàu Mazagon Dockyards.

Theo Nikkei, tàu ngầm lớp Arihant năng lượng nguyên tử được trang bị 12 hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn K-15 tầm 700-1000 km, nó cũng có thể trang bị 04 hỏa tiển K-4 tầm bắn từ 3000-3500 km, mang đầu đạn thường hoặc hạt nhân. Với tàu ngầm Arihant của Ấn Độ có khả năng tấn công vào lãnh thổ của hai nước đối thủ là Pakistan và TQ.

  • Nhật Bản,

Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản sản xuất các tàu ngầm hiện đại lớp Oyashio, trọng tải 4000 tấn khi lặn (11 chiếc) và lớp Soryu trọng tải 4200 tấn khi lặn (14 chiếc) đều dùng năng lượng Diesel + Điện công nghệ AIP. Trang bị vũ khí thông thường hỏa tiển UGM-84 Harpoon tầm 125 km và ngư lôi Type 89 tầm 50 km. Hiến pháp Nhật Bản không cho phép nước này sữ dụng vũ khí hạt nhân nên họ không được chế tạo tàu ngầm năng lượng hạt nhân. Nhật Bản hàng năm đều đóng mới 01 tàu ngầm lớp Oyashio. Theo một hợp đồng đang được ký kết với Autralia, số tàu ngầm lớp Oyashio loại biên sau 30 năm phục vụ sẽ được tân trang và chuyển giao cho Australia từ 2022 đến 2031 mỗi năm 01 chiếc trong thời gian Australia chờ đợi đóng 8 tàu ngầm hạt nhân.  

  • Hàn Quốc,

 

Hàn Quốc là cường quốc quân sự đứng hàng thứ 5 sau Mỹ, Nga, TQ và Nhật Bản. Công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc khá phát triển, trong biên chế lực lượng hải quân của họ có tàu ngầm Chang Bogo Class Diesel + Điện công nghệ AIP, loại 1860 tấn (09 chiếc) và loại 1290 tấn (09 chiếc). Sữ dụng ngư lôi hạng nặng 533 mm Black Shark và UGM-84 tầm 50 km. Hàn Quốc đang phát tiển tàu ngầm lớp KSS-111 SSX Jang Bogo III Class trọng tải 3000 tấn, dự đoán sẽ biên chế cho hải quân vào năm 2031.

  • Triều Tiên,

 22alhucct3

HINH 03A, Tàu ngầm Sinpo Class của Triều Tiên - Ảnh North Korea Navy

 

Triều Tiên (Bắc Hàn) đối trọng với Hàn Quốc (Nam Hàn) là quốc gia khép kín tin tức nên về tàu ngầm thế giới rất ít được biết. Theo một số thông tin, Triều Tiên có khá nhiều tàu ngầm các loại nhỏ và củ như: Yugo 90 tấn (90 chiếc), Sang-O Class 370 tấn (40 chiếc), Yuno Class, 130 tấn mua của Iran (05 chiếc), Type 033 Romeo Class mua của TQ (20 chiếc), trong số này lỗi thời đã loại biên một phần. Tàu ngầm Sinpo Class (01 chiếc) là mới nhất trọng tải 2000 tấn trang bị hỏa tiển đạn đạo Pukgusong-2 mang đầu đạn hạt nhân tầm căn bản dự phóng từ 1200 km, thử nghiệm mới tầm 2000 km do Triều Tiên tự chế tạo.

  • Taiwan,

 

Đài Loan sở hữu 04 tàu ngầm Diesel Điện, hai chiếc có từ thời Thế chiến II dùng để huấn luyện, hai chiếc khác do Netherland cung cấp năm 1980 cả hai loại tàu ngầm này được xem là lỗi thời. Trước áp lực quân sự của TQ đòi sáp nhập (thu hồi) Đài Loan có thể bằng biện pháp quân sự, Đài Loan được sự hổ trợ kỹ thuật của nhiều nước như Mỹ cung cấp phần thiết yếu như Sonar, hệ thống tác chiến. Anh giúp công nghệ và linh kiện, và các chuyên gia, kỷ sư về tàu ngầm từ các nước Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Canada tham gia chương trình. Đề xuất tự đóng tàu ngầm Diesel + Điện của Đài Loan đang hoàn thành thiết kế. Dự tính đóng từng đợt 2-3 chiếc, và từ 8-12 chiếc trong tương lai, tại công xưởng đóng tàu ở thành phố Kaosiung.

  • Australia,

Hải quân Australia có 06 tàu ngầm MHAS Collins, trọng tải 3350 tấn động cơ Diesel + Điện công nghệ AIP. Vũ khí trang bị với ngư lôi hạng nặng 533 mm M-48, hỏa tiển UGM-84C Sub-Harpoon và mìn.

Trước mối đe dọa của hải quân TQ, Úc đã thỏa hiệp với Mỹ và Anh theo liên minh AUKUS giúp nước này đóng 08 tàu ngầm năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí thông thường tại một xưỡng đóng tàu hải quân ở thành phố Adelaide miền nam nước Úc sẽ hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên trong thập kỷ tới.

Nhu cầu sữ dụng tàu ngầm tuần tra của Australia, Nhật Bản đã thỏa thuận chuyển giao số tàu loại biên lớp Oyashio sau khi tân trang cho Autralia trong khi chờ đợi đóng tàu ngầm hạt nhân mỗi năm 1 chiếc từ nay đến 2031.

  • Thái Lan,

Thái Lan mua của TQ tàu ngầm lớp Yuan, Type 039A (03 chiếc). Tờ Bangkok Post ngày July 17, 2021 đã đăng tải thông tin cho biết, Thủ tướng Prayut Chanocha đã phê duyệt dự án thiết kế một tàu ngầm mini Chalawan để xây dựng hạm đội tàu ngầm nội địa của Hải quân Hoàng gia Thái Lan, trọng tải 300 tấn và tầm hoạt động khoảng 300 hải lý, mô phỏng tàu ngầm Piranha của Nga.

                                                                                                                                                                                    

  • CÁC NƯỚC MUA SẮM TÀU NGẦM:

 

+ Việt Nam, mua 06 chiếc Kilo 636 của Nga, trang bị ngư lôi hạng nặng 533 mm và thủy lôi.

+ Malaysia, mua 02 chiếc Scorpene của Pháp. Đây là loại tàu ngầm mạnh nhất trong số các tàu ngầm dùng động cơ Diesel + Điện công nghệ AIP.

 

+ Indonesia, mua 04 chiếc Type 209 của Đức, trang bị ngư lôi M-48 và hỏa tiển UGM-84 Harpoon.

+ Myanmar, mua 01 chiếc Kilo 636 của Nga, sữ dụng vũ khí là ngư lôi và thả mìn.

+ Pakistan, mua 03 tàu ngầm Marlin SSK là loại biến thể của Scorpene của Pháp. Đồng thời hợp tác với Đức đóng 03 chiếc lớp U-214 công nghệ AIP, trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân lớp Bubur tầm 700 km, loại hỏa tiển này của Pakistan chế tạo (nếu trên đất liền có thể đạt tầm bắn 1000 km) và ngư lôi hạng nặng 533 mm.

+ Bangladesh, mua của TQ tàu ngầm lớp Minh (02 chiếc), đây là loại Romeo Type 033 trước đây nay đã lỗi thời.

  • CÔNG NGHỆ AIP ỨNG DỤNG CHO TÀU NGẦM:

Hiện nay hầu hết các nước khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều trang bị ít nhiều tàu ngầm cho hải quân của họ. Ngoại trừ Laos, Campuchia, Sri Lanka và New Zealand không có tàu ngầm, còn Philippine năm 2019 cũng đã đặt mua của Pháp 02 tàu ngầm Scorpene.

Các tàu ngầm vận hành động cơ thông thường gồm hai loại: Diesel+ Điện và tối tân hơn là động cơ dùng công nghệ oxy khép kín AIP (Air Independent Propulsion), nghĩa là động cơ hoạt động không phụ thuộc vào không khí bên ngoài do đó tàu ngầm có thể lặn trung bình từ 2 đến 3 tuần mới cần nổi lên. Gồm các công nghệ khác nhau như sau:

+ Sử dụng Hydrogen Peroxide làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học tạo ra hơi nước và nhiệt để quay tua-bin của Đức, như loại tàu ngầm Type 212 CD.

+ Nga sữ dụng công nghệ động cơ Diesel chu kỳ khép kín với oxy lỏng và nhiên liệu Diesel.

+ Pháp áp dụng công nghệ động cơ tuabin chu kỳ đóng MESMA, đốt cháy ethanol và oxy để tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Khí oxy và ethanal phải lưu trử ở áp xuất gấp 60 lần áp xuất khí quyển để khí thải carbon dioxide thải xuống biển mà không cần máy nén khí.

+ Thụy Điển dùng động cơ chu trình Stirling, là sữ dụng oxy lỏng và Diesel để làm quay máy phát điện có công xuất 75kW cung cấp điện và sạt pin cho tàu. Dùng công nghệ này cho phép tàu lặn được 14 ngày.

Trong các công nghệ AIP áp dụng cho tàu ngầm giãi pháp dùng Hydrogen Peroxide của Đức được xem là tốt và an toàn nhất. Trong số các nhóm có khả năng tự đóng và nhóm sở hữu tàu ngầm như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã áp dụng công nghệ AIP. Riêng Triều Tiên thì chỉ áp dụng công nghệ Diesel + Điện mặc dù nước này trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm.

Công nghệ Diesel + Điện là tàu ngầm có thể chạy bằng động cơ Diesel khi nổi trên mặt nước để sạt pin, dùng pin để vận hành động cơ khi lăn ít tạo ra tiến ồn trong nhiệm vụ để tránh đối phương phát hiện do đó 3-4 ngày tàu phải nổi lên một lần.

  • CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG DƯỚI LÒNG BIỂN

 

Theo các nhà nghiên cứu quân sự thì nếu có chiến tranh xãy ra giửa TQ và Mỹ cùng các nước đồng minh thì Thái Bình Dương sẽ là nơi giao tranh. Tất cả lực lượng hải quân, không quân, thủy quân lục chiến, vũ khí điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (Robot, UAV, tàu chiến, chiến xa), hỏa tiển siêu vượt âm, vệ tinh, công nghệ tác chiến điện tử, quang điện tử, không gian mạng, với kỹ thuật tân tiến nhất sẽ được mỗi bên thi triển để giành chiến thắng.

Đối với lực lượng hải quân, cuộc chiến dưới lòng biển cũng quan trọng không kém trên mặt nước hay trên không, mà tàu ngầm và vũ khí trang bị kèm theo là một lợi thế. Các cường quốc đang nỗ lực tranh đua chế tạo tàu ngầm và vũ khí có khả năng vượt trội hơn đối phương.

Một vài khí tài tân tiến nhất của các cường quốc hiện nay. Đơn cử như Nga, vừa chế tạo thành công loại tàu ngầm khổng lồ đầu tiên trên thế giới Belgorod mang ngư lôi trang bị đầu đạn nguyên tử Poseidon.

+ Tàu ngầm K-329 Belgorod và ngư lôi hạt nhân Poseidon

 22alhucct4

HINH 04A, Tàu ngầm Belgolod và ngư lôi hạt nhân PoseidonNguồn tham khảo: Popularmechanic ryankog

 

Tàu ngầm lớp K-329 Belgolod của Nga chế tạo, năng lượng hạt nhân khổng lồ, thực hiện nhiệm vụ chiến lược, được hạ thủy hôm April 23, 2019.  Có thông số kỹ thuật như sau: Dài 184 m, lặn sâu 518 m, trọng tải 17,000 tấn khi nổi và 24,000 tấn khi lặn, vận tốc 59 km/giờ, lặn liên tục trong 120 ngày, tầm hoạt động không giới hạn. Trang bị 06 ngư lôi hạt nhân Poseidon khổng lồ, dài 20m, đường kính 1,8 m, đầu đạn hạt nhân 100 Mt, tốc độ 185 km/giờ (gấp đôi vận tốc các tàu chiến mặt nước). Nhiệm vụ tấn công tàu sân bay hay các thành phố tại bờ đông nước Mỹ.

Tàu ngầm Belgorod như một tàu mẹ mang hai nhiệm vụ khác nhau, tấn công bằng ngư lôi Poseidon mang đầu đạn hạt nhân, nó còn mang theo một tàu ngầm hạt nhân không người lái Losharish nữa với nhiệm vụ khác được điều đến khu vực hoạt đông thực hiện các công tác bí mật, với trang bị thiết bị đặc biệt để đối phó với địch ở đáy biển sâu hay dùng sóng âm phản xạ vẽ bản đồ đáy biển hoặc tìm kiếm trục vớt vật thể ở độ sâu 1000 km.    

Các nước khác như TQ vừa hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Type 96, và tuyên bố họ có khả năng đóng trong mỗi 14 tháng được 1 chiếc như vậy từ nay đến 2035 để thay thế các tàu ngầm Diesel + Điện lỗi thời mà họ đang có. Trước việc Triều Tiên phát triển tàu ngầm lớp Sipo, trang bị hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử và Úc phát triển dự án đóng 08 tàu ngầm năng lượng hạt nhân làm Nhật Bản và Hàn Quốc nao núng, hai nước này đủ khả năng đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân nhưng phải được sự đồng ý của Mỹ theo hiệp ước qui định. Ấn Độ cũng có một số dự án đóng tàu ngầm năng lượng nguyên tử kỹ thuật của Nga và tàu ngầm thông thường công nghệ AIP của Pháp. Đài Loan đang xúc tiến tư đóng 08 tàu ngầm Diesel + Điện công nghệ AIP với sự trợ giúp của một số cường quốc. Indonesia cũng nghiên cứu về một dự án tự đóng tàu ngầm. Philippine là nước có lực lượng hải quân thuộc hàng yếu ở Đông Nam Á, mặc dù ngân sách hạn hẹp cũng đặt mua vài chiếc tàu ngầm của Pháp. Riêng Thái Lan thì công bố nghiên cứu đóng tàu ngầm mini là loại thích hợp với vùng biển cạn ở vịnh Thái Lan hay vùng lãnh hải của nước này ở phía tây. Theo một hợp đồng đang được ký kết, Nhật Bản sẽ chuyển giao cho Australia mỗi năm 01 chiếc lớp Oyashio đã loại biên sau khi được tân trang từ 2022 đến 2031 trong thời gian chờ đợi đóng 8 tàu ngầm hạt nhân.

Cuộc chạy đua vũ trang dưới lòng biển tại Ấn Độ - Thái Bình Dương đang ráo riết thực hiện, qui mô tùy theo năng lực ngân sách quốc phòng của mỗi nước trong khu vực.

+ Khí tài chống ngầm

 

Trong khi các nước phát triển tàu ngầm thì những nhà kỹ thuật quốc phòng cũng tìm cách chế tạo khí tài để đối phó lại. Có 3 loại phương tiện chống ngầm:

+ Tàu khu trục chuyên chống ngầm, thường là tàu kéo theo sonar cảm biến sóng âm tìm tàu địch. Tấn công tiêu diệt đối phương bằng cách phóng ngư lôi, bắn rocket chống ngầm và thả thủy lôi.

+ Tàu ngầm chống tàu ngầm, dùng loại tàu ngầm tối tân hơn như độ ồn phát ra từ động cơ thấp nhất để tuần tra bên địch khó phát hiện, dùng sonar, các cảm biến nhận diện tàu ngầm đối phương để phóng ngư lôi tấn công.

+  Không quân chống ngầm có 2 loại:

 

++ Trực thăng chuyên chống ngầm, ở các quốc gia ngân sách quốc phòng hạn chế, hoặc vùng biển chủ quyền nhỏ thì thường dùng loại trực thăng chống ngầm. Trường hợp cần bảo vệ tàu chiến cở lớn ngoài khơi cũng dùng trực thăng chống ngầm. Nga có Ka-27, Ka-29, Ka-32 chuyên chống ngầm. Mỹ có Sikorsky SH 60R, Sea Hawk S-70, và Black Hawk. TQ có Z-9, Z-18F/Z và Z-20 là bản nhái Sikorsky của Mỹ. EU có AH-90, Augusta Westland AW-101 và AW-159.  

Pháp có trực thăng chống ngầm AS-565 Mbe Panther được nhiều nước ưa chuộng. Sữ dụng cảm biến hoặc thả phao dò tìm sóng âm. Trang bị pháo 20 mm, Rocket Mistral AS-15, ngư lôi M-46 (02 quả), tốc độ 310 km/giờ, trần bay 5800 m, tầm hoạt động 1200 km.

++ Máy bay chống ngầm, trên vùng biển bao la các nước dùng máy bay cánh bằng với tầm hoạt động rộng lớn, thời gian tuần tra dài. Với những cảm biến bén nhạy gắn vào thân máy bay hay thả những phao dò tìm sóng âm tìm tàu ngầm đối phương. Nhật Bản sản xuất máy bay chống ngầm rất tối tân Kawasaki-P1 ngang ngữa với các loại P-3C Orion và P-8 Poseidon của Mỹ, không thua bất cứ loại nào khác như loại GX-6, Y-8, Y-9 của TQ hoặc Tu-142 Tupolew của Nga.

 

+ Vũ trang cho cuộc chiến tranh điện tử

 

Chiến tranh nếu xãy ra ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương không còn ở phạm trù chiến cụ đang sở hữu trong ngày hôm nay vì mỗi nước đều phát triển thần tốc nhiều loại vũ khí mới để áp chế kẻ khác. Thập kỷ trước người ta không thể hình dung những vũ khí không người lái điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo AI, như robot trên chiến trường, AUV tấn công chính xác trên không, tàu ngầm không người lái dưới lòng biển, hay hỏa tiển siêu vượt âm đến Mach 5-6 trong bầu khí quyển và Mach 10-20 trên thượng tầng không khí. Rất quan trọng là chiến tranh công nghệ điện tử, Bắc Kinh đang triển khai cuộc cạnh tranh giành ưu thế trong công nghệ quang điện tử tại khu vực.

Viện Bookings đưa ra nhận định:

“Chiến tranh trong tương lai không chỉ có những vụ nổ, mà còn là làm tê liệt những hệ thống giúp quân đội vận hành. Chúng ta có thể thấy những dấu hiệu chẳng hạn như xe tăng không thể khởi động được hay tên lửa chuyển hướng mục tiêu giữa không trung”.

 

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS) thì đã cảnh báo Bắc Kinh đang triển khai khả năng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc và thu thập thông tin tình báo ở Biển Đông. Với kỹ thuật tân tiến hiện có TQ tham vọng biến Biển Đông tuyến đường thủy quốc tế quan trọng nhất này không thể vận hành. Vũ khí điện tử sẽ tấn công khả năng điều hướng và thông tin liên lạc làm Biển Đông trở thành “vùng xám” ngưng trệ mọi hoạt động.

Không phải năm 2020, máy bay Mỹ là nạn nhân mất kiểm soát của thiết bị điện tử tối tân của TQ? Trước đó năm 2018 một sự việc tương tự, phi đội máy bay EA-18G Growler trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ cũng báo cáo các thiết bị trên máy bay bị nhiễu, tuy nhiên người phi công không gặp nguy hiểm.

 22alhucct5

HINH 05A, Ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở Mộc Miên (Mumian) trên đảo Hải Nam của TQ đang được mở rộng đáng kể. Nguồn: CSIS.

Hôm Dec 21, 2021, theo CSIS đưa tin, căn cứ Mộc Miên (Mumian) trên đảo Hải Nam thuộc khu vực quân sự tại chiến khu Miền Nam của TQ nơi đặt căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam. Qua vệ tinh (SATCOM) và thông tin tình báo (COMINT) thì nơi đây được mở rộng, nhiều chảo anten to lớn theo dõi qua vệ tinh, nhiều thiết bị chiến tranh điện tử khác có thể được huy động tại đây cũng như trên đảo Hoàng Sa và các cứ điểm quân sự ở các đảo nhân tạo ở Trường Sa như Subi, Chữ Thập và Vành Khăn.

Trang News.com của Australia ngày Dec 21, 2021 cũng đưa ra nhận định TQ đang chuẩn bị “khả năng tinh vi” cho “cuộc chiến tương lai”. Rừng anten ở Biển Đông cho thấy TQ quyết tâm khống chế tuyến hàng hải quốc tế chiến lược với tham vọng trở thành “vùng chết” về truyền thông và lưu thông.

Các tàu ngầm khi hoạt động dưới lòng biển trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi TQ đã cài đặt các dụng cụ tác chiến quang điển tử dưới các bãi ngầm ở Biển Đông.

Quảng cáo

Đối phó với tham vọng thống trị thiên hạ của ông chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ có Mỹ mới đủ khả năng để nghiên cứu phát minh ra những vũ khí kiềm chế TQ. Cung cấp kinh phí tài trợ các chương trình phát triển vũ khí tối tân cho các Tập đoàn sản xuất vũ khí đứng hàng đầu thế giới như Northrop Grumman, Boeing, Raytheon, Lockheed Martin, General Dynamics, … của Hoa Kỳ.

Mới đây tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Mỹ Joe Binden đã ký đạo luật Ủy nhiệm Quốc Phòng (NDNN) cho tài khóa năm 2022 hôm Nov 27, 2021, chấp thuận ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ 770 tỷ USD. Điểm đáng chú ý trong đó ngân sách dành 7,1 tỷ USD cho “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” là nổ lực bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa từ TQ và Nga, đồng thời cũng là bảo vệ cho nền hòa bình thế giới. Một tuyên bố của quốc hội Mỹ ủng hộ bảo vệ Đài Loan một khi bị TQ tấn công bằng vũ lực. Cả hai đều được phe Dân Chủ và Cộng Hoà ở lưỡng viện Quốc hội biểu quyết với sự ủng hộ áp đảo cho thấy sự quyết tâm của người Mỹ trong các chiến lược đối phó một TQ, ngạo mạn bất chấp luật pháp quốc tế, ngang ngược độc chiếm Biển Đông, o ép, gây hấn với tất cả các nước láng giềng đe dọa hòa bình trong khu vực cũng như trên thế giới.

Lê Hữu Uy

Phoenix, Arizona – Jan 02, 2022

(Tài liệu tham khảo từ Wikipedia, Google và tổng hợp tin tức)

uản