"Nếu trong nước hay có loạn là vì nhân-dân bị thiếu-thốn. Từ nay sắp tới, lương-bổng của ta là 500$ một tháng thì ta chỉ lãnh 200$ mà thôi, còn lại 300$ ta giao cho các thầy đem ra giúp-đỡ kẻ nghèo-khó." ** Duy-Tân ** (năm 8 tuổi)

 

Đoạn Đường Trường Sơn 

 

    Đường Trường Sơn, đoạn từ Pleiku đến Đà Nẵng khoảng cách giảm nhiều so với  QL 19 và 1A. Do đó, thời gian ngắn hơn, tạo thuận lợi cho các phương tiện giao thông. Đường Trường Sơn đi qua các địa danh đã ghi vào lịch sử chiến tranh như núi Chư pao. Dakto - Tân Cảnh,Dakpet, Khâm Đức - Phước Sơn .v. v... Giờ cuộc chiến đã lùi xa, những căn cứ, lô cốt giăng đầy kẽm gai, những hố bom đã được san lấp nhường chỗ cho những đô thị mới phát triển, nhà cửa mọc lên san sát. Đường xá mở rộng, thênh thang và cuộc sống của người dân sung túc, yên bình.

   Đi qua đường Trường Sơn với núi non trùng điệp, một màu xanh thăm thẳm, cao ngất đến tận mây xanh. Với phong cảnh nên thơ, hữu tình  mê hoặc du khách khi có dịp đi qua. Nào là dãy núi Ngọc Linh, có ngục tù Dak Glei, có dược liệu Sâm quí nổi tiêng cả nước và thế giới. Ngoài ra, dãy Ngọc Linh tập hợp những con suối đầu nguồn rồi phân thủy thành hai hệ thống sông. Một chảy về phía tây có sông Dakbla, hợp lưu cùng sông Sesan, góp nước cho sông Mekong. Một hệ thống chảy sang phía đông gồm sông Vu Gia, Thu Bồn của Quảng Nam - Đà Nẵng, sông Ba chảy qua Gia Lai về tỉnh Phú Yên, sông Trà Khúc Quảng Ngãi. Cuối cùng tất cả các sông đều đổ về biển Đông.

   Đường Trường Sơn tôi qua lại nhiều lần. Nhưng mỗi lần đều có những cảm nhận mới lạ, để lại những ấn tượng khó quên. Đường Trường Sơn đi qua những con dốc dài, đèo cao hiểm trở. Nhất là đèo Lò Xo dài 37km, có những khúc cua quanh co, uốn lượn mà các tài xế cần chú ý quan sát và hết sức cẩn thận. Lần đầu tiên, có tý việc gấp, tôi cùng người bạn rủ nhau tham quan và trải nghiệm. Dù tôi đã thay cả hai chiếc lốp, ruột xe mới, nhưng vừa cua qua khu tưởng niệm các cựu chiến binh năm nào bỗng xe xẹp lốp.Bước xuống tìm được một chiếc đinh đâm thủng. Cuối cùng toát mồ hôi dắt bộ lên dốc vài km. May mắn, đến Dakman có tiệm sửa xe.Lúc về, dừng lại thắp nhang, cảm thấy an toàn khi về đến nhà. Đường Trường Sơn tuy thông thoáng nhưng mật độ xe lưu thông còn vắng, nhà cửa đơn sơ,  thưa thớt,cuộc sống của người dân nghèo, lam lũ. Thỉnh thoảng ta gặp từng đoàn người dân tộc cõng trên vai từng gùi lúa, ngô trên nương rẫy hay măng, củi, gỗ .v.v...trong rừng về làng. Đâu đó, ta bắt gặp đoàn học sinh xếp hàng một trên đường đi học hay tan trường.

  Đường Trường Sơn quyến rũ du khách vì có những cung đường đầy thú vị.Có lần chúng tôi dừng lại uống cà phê một quán ở ngã tư thị trấn Plei Cần. Nơi gặp gỡ 3 tuyến quốc lộ. Đó là 14, 14C theo hướng Bác Nam và ql 40 qua cửa khẩu Bờ Y xuyên Campuchea, Lào đến tận My 

anmar. Ngoài ra dừng chân nghỉ trên đường Trường Sơn, chúng ta được  thưởng thức món đặc sản núi rừng, đậm chất Tây nguyên như cá từ sông, suối tươi ngon, gà tre, rau rừng các loại. Nếu có thời gian cũng có thể lai  rai các món chim, thú rừng ở chân đèo Lò Xo. Quán xá giờ mọc lên càng nhiều. Nhưng có lẽ, theo tôi giải lao thư giãn nhất ở quán Thác Đứng. Ngồi nhâm nhi ly cà phê vừa nhìn dòng nước tung bọt trắng xóa, trong veo như dải lụa bềnh bồng giữa đại ngàn thẩm xanh.

   Đi trên đường Trường Sơn như một tuyệt tác dịu kỳ, kết hợp hài hòa giữa núi non hùng vĩ, đất trời bao la, biết thêm nhiều cảnh quan  xinh đẹp của quê hương mà thiên nhiên đã ban tặng mà chúng ta không thể bỏ qua.

Minh Triết