"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

Huyền-Sử Một Người Mang Tên Phạm-Duy


haviethung --- pd - 1

                Ảnh Phạm-Duy trên sân-khấu Phòng-Trà Đồng-Dao (do TG chụp ngày 01/02/2013)

Đó là tên một chương-trình ca-nhạc tưởng-nhớ Nhạc-Sĩ Phạm-Duy tại Phòng-Trà Đồng-Dao đường Pasteur, Q. I, Sàigòn ngày 01/02/ 2013 mà tôi có dịp tham-dự. Đêm nhạc đã thành-công mỹ-mãn. Ban Tổ-chức tuyên-bố có số thu 62 triệu 5 trăm ngàn đồng (gần 3 ngàn đô-la), sẽ trao cho gia-đình Nhạc-Sĩ Phạm-Duy, xem như một sự phúng-điếu.

Tôi viết bài này với tư-cách của một người quan-sát, ghi lại các sự-kiện mình chứng-kiến một cách chân-thật như một cái máy ảnh, không phê-bình, không khen-chê.

Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân, với một cánh tay còn băng bột từ một tai-nạn cách đó gần một tháng, chạy tới chạy lui.

Đây là lần-đầu gia-đình tôi về Việt-Nam sau 20 năm và là lần-đầu tôi “gặp” Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân. Ông cho biết ông đã cố-gắng tham-dự đám tang Nhạc-Sĩ Phạm-Duy dù còn bị đau tay, và đã tổ-chức hai đêm văn-nghệ để tưởng-niệm NS Phạm Duy, một tại Café Phách ở Tân-Bình cho những người trẻ tuổi rất yêu nhạc của ông, và một đêm thứ hai ở phòng trà Đồng-Dao. Cả hai đêm nhạc, các ca-sĩ đều tình-nguyện tham-gia, xem như một tấm-lòng đối với ông và gia-đình.

Theo quảng-cáo của chương-trình tại Phòng-Trà Đồng-Dao ngày 01/02/2013 (Tết Quý-Tỵ), các ca-sĩ gồm có Quang-Dũng, Hồ-Trung-Dũng, Đức-Tuấn, NSƯT Thanh-Thúy (trong nước), Đoan-Trang, Hà-Anh-Tuấn, Dương-Triệu-Vũ…Phần lớn những CS trẻ này đều thuộc hàng con cháu ông. Dẫn Chương-Trình: Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân, Tác-Giả “quê-hương là chùm khế ngọt” và Đạo-Diễn: Đinh-Anh-Dũng. Họ hát để tưởng-niệm ông, một vì sao lớn vừa tắt trên vòm trời âm nhạc Việt-Nam.

Ngay trước đó, những buổi ca-nhạc cũng đã được tổ-chức tại nhiều nơi, như tại Phòng-trà Nam-Quang, Q 3, Thành-Phố Sàigòn.

Để giúp độc-giả, nhất là những người trẻ ở nước ngoài hiểu rõ cuộc-đời của Phạm-Duy, chúng tôi xin ghi-lại chút tiểu-sử về ông.

Phạm-Duy, tên thật Phạm-Duy-Cẩn, là một ca-nhạc-sĩ, nhà nghiên-cứu nhạc của Việt Nam, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 tại Hà-Nội. Ông được coi là một trong những cây đại-thụ của nền tân-nhạc Việt-Nam. Ông còn có nhiều công-trình khảo-cứu về âm-nhạc Việt-Nam có giá-trị. Ông là bạn thân của Giáo-Sư Trần-Văn-Khê, và từng là giáo-sư nhạc-ngữ tại Trường Quốc-Gia Âm-Nhạc Sài-Gòn. Khi còn thanh-niên, ông đi hát cho một gánh hát nhỏ. Sau đó vào chiến-khu đánh Pháp. Năm 1949 ông lập gia-đình với ca-sĩ Thái-Hằng (1927-1999) (chị của Thái-Thanh) tại Việt Bắc, rồi bỏ đơn-vị, “dinh tê về Thành”. Năm 1954, cả gia-đình ông di-cư vào Nam. Lúc đó ông tíếp-tục đi hát. Ông có giọng hát rất hay. Sở-trường của ông là nhạc Văn-Cao. Khi còn nhỏ, tôi đã cả buổi ngồi quay dây thiều một chiếc máy-hát cũ (hình như hiệu Colombo), để nghe ông hát Suối Mơ, Thiên-Thai, Buồn Tàn Thu… của Văn-Cao.

Cách 30 tháng Tư năm 1975 hai ngày, ông và vợ cùng hai cô con gái được Chính-Phủ Mỹ đưa sang sống ở thành-phố Midway, California.

Ngày 17/05/2005, sau nhiều lần về thăm-dò, ông chính-thức được phép về Việt-Nam an-hưởng tuổi già. Việc ông về lại nước sinh-sống đã gây ra hai làn sóng tranh-cãi (ủng-hộ và phản-đối.) Báo chí trong nước cho việc ông về là "nhịp-cầu nối quê-hương với người Việt xa xứ", hay "niềm-vui thống-nhất lòng người", Phạm-Duy nói là "lá rụng về cội". Còn một số người Việt hải-ngoại cho rằng ông đã bán mình, phản-bội. Người Việt ở nước ngoài không muốn đề-cập đến ông vì lối sống buông-thả trước đây, hơn là vì vấn-đề chính-trị.

Phạm-Duy là cây cổ-thụ của nền âm-nhạc Việt- Nam. Ông cũng tự-nhận (Phố Bolsa TV.com ) trong một lần phỏng-vấn đã lâu, ông đã cùng với Văn-Cao, Nguyễn-Xuân-Khoát...tạo-dựng ra âm-nhạc Việt-Nam.

Vì lý-do chính-trị, nhạc của ông bị cấm hoàn-toàn tại miền Bắc Việt-Nam. (Wikipidea).

Từ khi Phạm-Duy về sống luôn ở Việt-Nam, đến khi ông mất, tổng-cộng có 244 ca-khúc được cấp giấy phép phổ-biến (gồm cả 53 ca khúc ngoại-quốc do ông đặt lời Việt), trong số gần1000 sáng-tác của ông. Ông cho biết vì ông mới chỉ xin phép có thế nên “người ta” cũng chỉ cho có thế (10%). Nếu ông xin phép nhiều hơn, chắc là được phép nhiều hơn (BBC 19/12/2012).                                        

Phạm-Duy mất ngày 27 Tháng 01/2013 vì tuổi-già sức-yếu tại Bệnh-Viện 115, Thành-Phố Sài-Gòn, chỉ hơn một tháng sau khi con trai cả Duy-Quang của ông mất ở tuổi 62 tại Mỹ. (Ông đã qua 2 cuộc mổ tim trước đó.) Đám-tang NS Phạm-Duy được cử-hành hết sức giản-dị tại tư-gia trong con hẻm 349 ở đường Lê-Đại-Hành, phường 3, Quận 11, Sài-Gòn cùng với những tiếng hát nghẹn-ngào của thân-nhân, bè-bạn và những người hâm-mộ ông, như Tuấn-Ngọc, Ý-Lan, Đức-Tuấn, Thái-Hiền, Thái-Thảo… Nhiều bản nhạc của Phạm-Duy như Việt-Nam! Việt-Nam!, Nghìn-Trùng Xa-Cách, Tình-Ca, Tình Hoài-Hương… và vài bài chưa xin phép chính-quyền (Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết) đã vang lên để tưởng-nhớ một vì-sao lớn đã tắt trên vòm-trời âm-nhạc. Sau cùng, người Nhạc-Sĩ tài-hoa yên-nghỉ tại hoa-viên nghĩa-trang Bình-Dương. Nhạc-sĩ Trần-Văn-Khê cũng có mặt trong đám-tang Phạm-Duy.

Trong khi đó, tại hải-ngoại (Mỹ, Úc, Pháp, Canada…) nhất là tại những Thành-phố nơi Nhạc-Sĩ Phạm-Duy và gia-đình ông đã từng ở trong những ngày lánh “nạn”thì lại im-lặng không một tiếng động. Những Trung-tâm Băng nhạc, những Ông Bà Bầu Sô đều đi đâu hết. Thực ra, họ đang tính-toán xem “đường nào có lợi.”

Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân lấy làm tiếc hôm đám-tang Phạm-Duy,không có một thành-viên nào thuộc Hội Nhạc-Sĩ Việt-Nam tham-gia. Trả lời Đài BBC, Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân nói rằng đáng tiếc cho Hội Nhạc-Sĩ Việt-Nam và Thành-Phố, vì đây là cơ-hội để bầy-tỏ một thái-độ đối với một người có nhiều công-sức đóng-góp cho nền âm-nhạc Việt-Nam. Nhà-Thơ Đỗ-Trung-Quân nói thêm, dù có quan-điểm nào, cũng không thể phủ-nhận Phạm-Duy. Diện-mạo âm nhạc Việt-Nam không thể không có sự đóng-góp của nhạc-sĩ Phạm-Duy (BBC ngày 03/02/2013).
haviethung --- pd - 2

Ảnh mới nhất của Phạm-Duy chụp năm 2013 trước khi mất.

Sáng 03/02/2013, hàng ngàn người đã tiễn-đưa ông về yên-nghỉ tại hoa-viên nghĩa-trang Bình-Dương trong tiếng hát, Nghìn Trùng Xa Cách, như một lời tiễn-biệt.                

Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi

còn gì đâu nữa mà khóc với cười…

Vài cánh xương hoa nằm ép trong thư

Rồi sẽ tan đi bụi mờ...

Vạt tóc nâu khô còn chút thơm-tho

Thả gió bay đi mịt-mù…”

Đám-tang tiễn-đưa Phạm-Duy không “ồn-ào, rùm-beng” như của một số người, đúng như cảnh-cáo của Ban Tuyên-Giáo Thành-Phố “không nên làm quá đáng trường-hợp Phạm-Duy”. Vì thế, theo Nhạc-Sĩ Tuấn-Khanh (trong nước), dù Phạm-Duy có là một Nhạc-Sĩ lớn, dù thông-tin có bị bưng-bít, đám-tang của ông vẫn ấm-áp và gần-gũi. Chắc hẳn trước khi mất, ông biết rõ điều này. Vẫn theo RFI (13/02/2013), Nhạc-Sĩ Tuấn-Khanh cho biết khi Phạm-Duy mất, không có ai ở bên-cạnh cả.

Sau khi về nước năm 2005, gần một năm sau, để “nghe-ngóng”, Phạm-Duy tổ-chức một đêm nhạc có tên là "Ngày Trở Về" tại nhà-hát Thành-phố Sài-Gòn. Đêm nhạc đó được người xem nhiệt-liệt hoan-hô. Cũng có một số người đã phản-đối sự hoan-hô này. Họ viện-dẫn, dù Phạm-Duy là một Nhạc-Sĩ lớn, nhưng ông đã “phản-động”, rồi trốn-chạy sang Mỹ sống.

Từ sau ngày ông và gia-đình về lại Việt-Nam, nhiều đêm nhạc khác được tiếp-tục tổ-chức: Con đường tình ta đi, Ngày trở về tại nhiều tỉnh tại miền Trung, rồi đến Minh họa Kiều tại miền Bắc. Đến tháng 03/2009, sau “Ngày Trở Về” của ông ở Hà-nội, ông phát-biểu: Lúc này “tôi mới thực-sự là người về hưu.”

Việc về Việt-Nam sống là quyết-định của riêng ông hay do người khác “mớm” và giúp-đỡ?

Nhà-báo Nguyễn-Công-Khế đã trả-lời Thanh-Niên Online (27/01/2013) là ông có hỗ-trợ việc Phạm-Duy muốn về nước sinh sống. “Trước tiên, tôi gặp anh Phạm-Quang-Nghị (lúc bấy giờ là Bộ-Trưởng Bộ Văn-Hóa - Thông Tin), anh Nguyễn-Khoa-Điềm (Trưởng-Ban Tư-Tưởng Văn-Hóa Trung-Ương). Anh cũng nói với Thủ-tướng Phan-Văn-Khải về việc anh Phạm-Duy có nguyện-vọng muốn về và nên tạo điều-kiện cho anh haviethung --- pd 3

Nhà-Báo Nguyễn-Công-Khế và Phạm-Duy

ấy về nước…

Thời-gian đầu khi về Việt-Nam, anh Phạm-Duy như người đứng giữa. Vì thân tình, tôi biết rằng, anh luôn rất hài lòng với quyết-định của mình. Anh say-mê làm việc và cống-hiến, để tiếp-tục cho ra đời nhiều tác-phẩm có giá-trị trong khoảng thời-gian trở-về sinh-sống tại quê-nhà.”

Có điều là Phạm-Duy đã khôn-ngoan về nước đúng thời-điểm. Ông nói với phóng-viên Phố Bolsa TV.com “nếu tôi về sớm hơn, tôi đã “đi đoong” (chữ của Phạm-Duy) rồi. Vì cuộc-đời tôi phải đi.” và nói lấp-lửng, “chúng ta chỉ là nạn-nhân.” Và ông còn nói: “Không yêu tôi (Phạm-Duy) thì đừng hát nhạc của tôi.

Nói như vậy là Phạm-Duy chưa quên ngày 30 tháng Tư năm 1975 tại Sài-Gòn. Sau ngày đó, Sài-Gòn như một đống rác. Có những anh lính vào tận Chợ-Lớn, lùng-sục từng hang cùng, ngõ hẻm để trả-thù riêng. Họ bắn-phá những “tàn-dư Mỹ-Ngụy” để lại, như máy TV, tủ lạnh, xe máy…Nếu không đi kịp hai ngày trước đó cùng với vợ và hai con gái, rất có thể ông đã “đi-đoong” như đoán biết. Ông Nguyễn-Văn-Thiệu, Ông Nguyễn-Cao-Kỳ, Cụ Trần-Văn-Hương...đều được những chú lính "mặt non-choẹt" gọi bằng "thằng" hết.  Nhạc-Sĩ Phạm-Duy, Nhà-Thơ Du-Tử-Lê, và Nhà-Văn Mai-Thảo bị kết-án tử-hình khiếm-diện vì có hành-động chống-đối, phản-bội. (Wikipidea)

Cuối-cùng, Việt-Nam mới là nơi để tôi về sống chết với quê-hương.” Dù sao, đó cũng là ý-muốn của ông. Ông đã sống 30 năm ở Mỹ (1975-2005) và gần 10 năm ở Việt-Nam (2005-2013), ông thừa yếu-tố để so-sánh.

Công-ty Phương-Nam ở trong nước đã dàn-xếp mua “trọn gói” bản-quyền nhạc phẩm của Phạm-Duy trong vòng 10 năm (theo ông Lê-Lâm-Viên, Giám-Đốc Phương-Nam Films là 20 năm với giá hơn 400 nghìn đô-la (Vnexpress, 3/29/13). Phương-Nam đang chuẩn-bị phát-hành hai sản-phẩm âm-nhạc của Phạm-Duy gồm một đĩa nhạc cổ-điển và nhạc hòa-tấu các tác-phẩm chọn-lọc của cố nhạc-sĩ. (Việt-Báo Thứ tư, 20 Tháng bảy 2005).Phương-Nam đang làm việc “thả con cá rô, bắt con cá sặt”.

Theo Nhạc-Sĩ Châu-Đình-An (Tác-Giả “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển”),một người rất thân của gia-đình Phạm-Duy, Phạm-Duy về Việt-Nam có ba lý-do: Sự-kiện Bà Thái-Hằng ra đi vĩnh-viễn làm ông cô-đơn, hụt-hẫng; tuổi già chờ-đợi ngày về quá lâu, ai cũng muốn được về chết nơi quê-hương; và tình-thương các con vô bờ-bến đến nỗi ông phải đánh đổi tất cả danh-dự và một đời sáng-tác của mình. Ông đã thổ-lộ những lời tâm-huyết bằng ghi-chép thủ-bút vào Tập Nhạc của Nhạc-Sĩ Châu-Đình-An. (sangtao.org, 29/01/2013).

Như đã nói, ông còn 6 người con (Duy-Quang, Duy-Cường, Duy-Minh, Duy-Hùng, Duy-Đức, và Thái-Hạnh ) ở Việt-Nam và 2 con gái (Thái-Hiền, Thái-Thảo) vẫn ở với bố mẹ . Ông làm việc cật-lực để nuôi gia-đình và mong bảo-lãnh các con qua Mỹ. Phạm-Duy là người sốt sắng, vui-vẻ, cởi-mở, đã hứa giúp ai là giúp hết lòng.

Trả lời BBC (19/12/2012) lý-do về, ông nói vì ông yêu nước, người già nào cũng muốn được chết trên quê-hương. Không phải ông về vì cầu danh-vọng, tiếng-tăm. Ông không có công lớn với âm-nhạc Việt Nam vì ông làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản-dị thế thôi. Ông sợ những người khen cũng như chê ông.

Ông nói “không nhớ” những câu hỏi của BBC về chính-trị, thời-cuộc như “không-khí âm-nhạc từ 1954-75 ở Miền Nam”, “Tỵ Nạn Ca”. Ông nói ông là người “trôi theo mệnh-nước nổi trôi”, lúc nào nước vui, thì ông cười, còn lúc nào nước buồn thì ông khóc. Tình-Ca là một trong những tác-phẩm nổi-tiếng của ông.

Tôi yêu tiếng nước tôi

Từ khi mới ra đời người ơi

Mẹ hiền ru những câu xa vời… ạ à ơi

Tiếng ru muôn đời.

Tiếng nước tôi

Bốn ngàn năm dòng-dã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi-trôi

Nước ơi…

Ông về nước vì có lý-do. Lý-do đó đúng sai tùy theo người phán-đóan. Theo tài-liệu, doanh-thu CD Thiller của Michael Jackson (Mỹ-1982) là 400 triệu đô (đã mất.) Còn doanh-thu của Phạm-Duy ở Mỹ là bao nhiêu khi ra 1 CD? Ở Mỹ, nghề nhạc của ông không nuôi nổi gia-đình. Các con ông phải làm nhiều nghề để kiếm tiền. Khi ông về, Công-Ty Phương-Nam sẵn-sàng bỏ ra 250 ngàn đô để mua bản-quyền các tác-phẩm của ông trong vòng 10 năm (có nơi nói là 400 ngàn trong 20 năm),và nhờ đó, gia-đình ông có thể mua một căn nhà ở Q.11, và có phương-tiện kinh-doanh Phòng-trà Tình-Ca ở đường Quang-Phổ (Tân-Bình – Sài-Gòn. Phòng-trà này giao cho Duy-Quang làm chủ. (Vietbao.vn ngày 16/04/2007).

Có một lần đã lâu, Trung-Tâm Văn-Bút Nam Cali có mượn (hay mướn) Phòng Họp tại Little Saigon Radio để bầu BCH. Tôi có đến. Nhạc-Sĩ Phạm-Duy và Ca-Sĩ Thái-Thanh ngồi trước tôi hai hàng ghế. Ông và Thái-Thanh ngồi xa những ghế khác. Ông mặc chiếc áo lạnh cũ mầu xanh. Cả hai đều lặng-lẽ. Không ai đến nói chuyện với ông và Thái-Thanh. Hẳn có ai đã mời ông đến. Ai là người trả thù-lao cho ông vào dịp đó?

Một Nhà-Văn nổi tiếng than-phiền với một người, tôi nghe được. Ông than-phiền là 40 năm ở Mỹ, ông chưa nhận được tiền nhuận-bút bao giờ. Bây-giờ hình-như người ta có khuynh-hướng “quên” trả nhuận-bút cho tác-giả.

Phạm-Duy là một Nhạc-Sĩ nổi-tiếng với những tác-phẩm bất-hủ. Tuy vậy, ông cũng có đời sống bình-thường như bao-nhiêu người khác. Tôi tự-hỏi những Trung-Tâm băng nhạc, những ông bà bầu Show, những nơi (ở nước ngoài) dùng nhạc của Phạm-Duy, có xin phép hay trả tiền bản-quyền cho Tác-Giả chưa?

Đó là những lý-do khiến Phạm-Duy về nước để lo cho cái “bụng” của mình, của con cái, và để có môi-trường sáng-tác. Chúng ta tiếc cho ông, nhưng cũng không biết phải làm gì.

Sau một thời-gian Duy-Quang mắc bệnh ung-thư gan ở Việt-Nam, gia-đình ông bàn-tính đưa Duy-Quang sang Mỹ chữa-trị. Nhưng bệnh đã quá nặng, Duy-Quang mất ngày 19/12/2012 tại bệnh-viện Fountain Valley, Nam California ở tuổi 62. Rồi chỉ hơn một tháng sau, đến lượt Phạm-Duy mất.

Tục-ngữ Việt-Nam có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận”, chết là hết. Phạm-Duy đã nằm xuống. Ông đã để lại cho chúng ta một gia-tài âm-nhạc vô-cùng to-lớn. Thử hỏi, nếu không có Phạm-Duy, chúng ta có được nền âm-nhạc như ngày nay?

Tôi chỉ thắc-mắc có một chuyện, không biết trước khi ông lâm-chung, “Việt-Nam (có) thành câu nói sau-cùng khi lìa đời” của ông không, thế thôi.(*) Thôi nhé, vĩnh-biệt ông.

 

Chú-Thích:

(Tựa) Nhái theo ca-khúc Huyền-Sử Một Người Mang Tên Quốc của Phạm-Duy.

(*) Câu hát cuối-cùng trong ca-khúc Việt-Nam! Việt-Nam! của Phạm-Duy.

Hà Việt Hùng

 

 

Tài-Liệu:

  1. Wikipidea
  2. Các Websites liên-quan
  3. Các Buổi Phỏng-Vấn PD của BBC
  4. Buổi Phỏng-Vấn PD của Phố Bolsa TV.com
  5. Phạm-Duy, Còn gì đâu trong cuộc được thua, Châu-Đình-An, 29/01/2013, sangtao.org