"Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng-kình ở Biển Đông, quét sạch bờ-cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tỳ-thiếp cho người ta." ** Triệu Thị Trinh **
 
 

Ôn chút kỷ niệm với bài hát Auld Lang Syne

 
Ở lâu trên xứ người mỗi cuối năm đến giao thừa Tết Dương lịch có những điểm vui khác với khi ta đón giao thừa Tết Âm lịch, đón mừng Tết Dương lịch tại New York, London, Sydney thiên hạ đồng ca bài "Auld Lang Syne", tại Paris thiên hạ cất tiếng đồng ca tiễn biệt năm cũ "Choral des Adieux". Còn ở xứ ta những ngày còn bé chúng tôi vui sướng ca bài "Ò E…" khi người lớn đón năm mới đến.
 
 
Thi sĩ Mạc Phương Đình
 
Tôi còn nhớ vào năm xưa thi sĩ Mạc Phương Đình tung “breaking news” hot email hỏi bạn bè trong các diễn đàn ai biết tên và lời Anh ngữ ca bài "Ò e Rô-be đánh đu, Tặc-dzăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng...", sau đó hàng loạt emails trả lời anh. Tôi ngẫm nghĩ Mạc hiền huynh của tôi có tính tếu, anh vui vẻ, khi ghé San Jose đón giao thừa anh sẽ bắt ca bài ò e, chị Laura Mạc làm bánh ít lá gai tuyệt vời tâm tư, cho xơi cuối năm thay thế bánh bûche de Noël. Mạc thi nhân cho ca bài tây Rô-be đánh đu, cho Tặc-dzăng lấy bằng dù nhảy saut lâm chiến và Zô-rô bắn súng Rouleau hay Revolver, bắn rất nhanh và chính xác hơn Colt 45 "đoàng đoàng…" nghe màớn xương sống..
 
Những ngày ấu thơ ấy đám bạn chúng tôi có 3 đứa học trường Pháp ca bài "Choral des Adieux", bạn Việt học trường Việt hơn chục đứa ca bài "Ò e" của Mạc thi nhân đề cập trên net, bọn trẻ bên tôi ca lời Việt to hơn, oai hơn lấn át với lời dễ thương có Tặc-dzăng gia nhập sư đoàn Dù 82nd (82nd Airborne Division) tung dù nhảy saut từ C-130, rốt cuộc 3 đưa tây con chào thua bèn gia nhập ca theo lời Việt vì ngồ ngộ, vui vui. Tôi nghe nhà thơ lão thành Thinh Quang những ngày còn nhỏ ông học chương trình Pháp, nhưng chơi chung với bạn cùng xóm, nói tiếng Việt, học thêm tiếng Việt, đọc sách Việt, vì ở trường Pháp thuở ấy, học trò nói tiếng Việt, hay lén đọc sách Việt, nếu giám thị Pháp bắt được sẽ bị ăn tát tai, hihi... chắc khi ấy thi lão cũng đã ca bài ò e ở đất Thu Xà, Quảng Ngãi, để rồi có lẽ cái huôn ấy sau này thi nhân Mạc Phương Đình vang ca ò e ở đất Tam Kỳ, Quảng Nam, gió xưa mang chúng tôi theo huôn, những đứa trẻ chả biết tiếng tây tiếng u, chỉ biết bài ca vui ò e, vui ca Tặc-dzăng nhảy saut từ vận tải cơ Hercules C-130, ò e tạo âm vang dịp cuối năm tiễn biệt năm cũ cùng người lớn ở đất Sài Gòn, le petit Paris de l'Orient, vùng đất tao nhã như một Hòn Ngọc Viễn Đông của thuở đầy lưu luyến trong tôi. Nào, hãy chúng tôi hát trọn bài nhé:
 
"Ò e Rô-be đánh đu, Tặc-dzăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng, chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi". Và tên Việt Nam chính thức của bản nhạc là bài “Ò E”. Thế thì bài nhạc nguyên thủy ở đâu ra vậy? Tên Anh Ngữ của nó như đã nói là Auld Lang Syne.
 
 
Auld Lang Syne là môt bài thơ phổ thành nhạc theo âm điệu dân ca truyền thống của xứ Tô Cách Lan, do Robert Burns sáng tác vào năm 1788. Burns gởi bản nhạc vào Viện Bảo Tàng Âm Nhạc Tô Cách Lan với dòng chữ: “Bản nhạc sau đây là một bản nhạc cổ xưa, chưa bao giờ được in ra, chưa bao giờ được viết xuống, cho đến khi tôi ghi lại từ một ông lão già”.Người ta không biết ông lão ấy là ai. Auld Lang Syne theo tiếng Tô Cách Lan xa xưa mang ý nghĩa là “old long since” hoặc “long long ago” và cùng là “the days gone by”, những ngày đã qua rồi, những ngày xưa lắm rồi, những ngày xưa xa xăm,…
 
Có lẽ mọi người chúng ta khi âm vang của Auld Lang Syne chút gì đó lưu luyến theo âm giai nhạc điệu, một cõi lòng xao xuyến luyến tiếc của cái xưa vừa qua, sắp mất luôn rồi, cái cảm nhật nơi âm vang ấy. Điều lạ lẫm của bài ca, nguyên thủy tác giả có ý tưởng sáng tác bài ca dùng để chào mừng một niềm vui mới đến, nhưng mâu thuẫn thay sau này thế giới vô hình chung đồng thuận lại chọn bài ca này như nỗi lưu luyến ngậm ngùi tiển biệt một điều cũ rađi trong luyến tiếc.
 
Tưởng cũng nên thêm là tác giả Robert Burns, cũng được gọi là Rabbie Burns, là thi hào mang nặng tình tự dân tộc của người Tô Cách Lan tựa như nhạc sĩ Chopin của đất Ba Lan. Ông sinh ngày 25 tháng Giêng 1759 tại Ayrshire, Tô Cách Lan, và mất ngày 21 thàng Bảy 1796 tại Dumfries, Tô Cách Lan, vị chi hưởng dương lúc mới 37 tuổi, y như nhạc sĩ Frédéric Chopin hưởng dương 39 tuổi, những thiên tài bạc mệnh, thật yểu mạng.
Sau đây là lời Anh ngữ của bài ca:
 
Auld Lang Syne
 
Auld lang syne
Should old acquaintance be forgot,
and never brought to mind ?
Should old acquaintance be forgot,
and auld lang syne ?
Chorus (Điệp Khúc)
For auld lang syne, my dear,
for auld lang syne,
we’ll take a cup of kindness yet,
for auld lang syne.
And surely you’ll buy your pint cup !
and surely I’ll buy mine !
And we’ll take a cup o’ kindness yet,
for auld lang syne.
 
Chorus:
 
We two have run about the slopes,
and picked the daisies fine;
But we’ve wandered many a weary foot,
since auld lang syne.
 
Chorus
 
We two have paddled in the stream,
from morning sun till dine;
But seas between us broad have roared
since auld lang syne.
 
Chorus
 
And there’s a hand my trusty friend !
And give us a hand o’ thine !
And we’ll take a right good-will draught,
for auld lang syne.
 
 
Và tôi cũng xin liệt kê lời Pháp ngữ luôn nghe bà con, lời Pháp có kèm phần dịch Anh ngữ như nhà thơ Quỳnh Giao cho lời đề nghị. Bài "Đồng ca tạm biệt" (Choral des Adieux) lời Pháp tương đương với lời Anh ngữ là Auld Lang Syne, thường được thiên hạ hát để tiễn biệt năm cũ và đón mừng năm mới. Dĩ nhiên về âm giai điệu nhạc đều giống nhau, nhưng phần lời ca là hơi khác nhau, tùy theo mỗi nước biến chế phần lời. Sau đây là bản dịch dựa theo nghĩa của bài ca lời Pháp, bạn nhé:
 
Choral des Adieux
 
Faut-il nous quitter sans espoir
Sans espoir de retour
Faut-il nous quitter sans espoir
De nous revoir un jour ?
 
 
(Dịch nghĩa Anh văn)
 
Must it leave us without hope
Without hope of return
Must it leave us without hope
Of seeing each other again one day?
 
Refrain (Điệp khúc)
 
Les vieux amis du temps passé,
Se sont-ils oubliés ?
Alors que nos coeurs ont gardé
L'amour du temps passé ?
 
(Old friends from long ago
Are they forgotten?
While our hearts have kept
Love from long ago?)
 
Refrain:
 
Formons de nos mains qui s'enlacent,
Au déclin de ce jour,
Formons de nos mains qui s'enlacent,
Une chaîne d'amour.
 
(Let's make from our clasped hands
At the end of this day
Let's make from our clasped hands
A chain of love.)
 
Refrain:
 
Amis, unis par cette chaîne,
Autour du même feu ;
Amis, unis par cette chaîne
Ne faisons point d'adieux.
 
(Friends, linked by this chain,
Around the same fire;
Friends, linked by this chain
Let's not say farewell.)
 
Refrain:
 
Car l'idéal qui nous rassemble
Vivra dans l'avenir,
Car l'idéal qui nous rassemble
Saura nous réunir.
 
(For the ideal that brings us together
Will live in the future,
For the ideal that brings us together
Will know how to reunite us.)
 
 
* Refrain (Chúng tôi thêm 2 phần điệp khúc)
 
Ce n'est qu'un au revoir, mes frères,
Ce n'est qu'un au revoir !
Oui, nous nous reverrons, mes frères,
Ce n'est qu'un au revoir.
 
(It's only good-bye, my brothers,
It's only good-bye!
Yes, we will see each other again, my brothers,
It's only good-bye.)
 
 
Au bon vieux temps mes chers amis,
Au jours du bon vieux temps,
Buvons un verre maintenant,
Aux jours du bon vieux temps.
 
(To the good old days my dear friends,
To the good old days
Let's drink a glass now,
To the good old days.)
 
(theo HN*TC)
 
Sau cùng chúng tôi đưa ra bản chuyển ngữ lời Việt, tác giả phóng tác lấy số đông, thay vì nguyên bản bài ca chỉ có 2 người nâng ly chúc vui cho nhau:
 
Những Ngày Đã Xa (Auld Lang Syne)
 
Những ngày đã xa
Nên quên đi những ngày cũ thân thương
Và đừng bao giờ nhớ lại bạn nhé ?
Nên quên đi những ngày cũ thân thương
Và những ngày đã xa?
 
 
Điệp Khúc (ĐK):
 
Cho những ngày đã xa, bạn lòng ơi!
Cho những ngày đã xa
Chúng ta nâng ly ân cần
Cho những ngày đã xa.
 
Và chắc chắn là bạn uống thêm ly nữa
Và chắc chắn là tôi uống thêm ly nữa!
Và chúng ta sẽ nâng ly ân cần,
Cho những ngày đã xa.
 
ĐK:
 
Chúng ta băng qua triền đồi
Hái hoa cúc dại
Lang thang những đôi chân mệt mỏi
Từ những ngày đã xa
 
ĐK:
 
Chúng ta đã vượt qua ghềnh suối
Từ ban sáng đến giờ cơm chiều
Những biển rộng sóng xô gào thét
Từ những ngày đã xa
 
ĐK:
 
Và đây tay chào tiễn biệt, bạn lòng ơi !
Và giơ tay vẫy chào nhau
Và chúng ta sẽ đón nhận lời tốt đẹp
Cho những ngày đã xa...
 
(Phỏng dịch HN*TC)
 
Đọc ý bài ca nguyên thủy thì đây là một bài hát dân ca xưa (ballad) Tô Cách Lan, tỏ ý nghĩa là khi hai bạn thân lâu ngày gặp lại nhau, rồi cùng uống rượu chung vui cả hai cùng trả tiền rượu, vừa nhậu vừa nhắc lại kỷ niệm ngày xa xưa nào là cùng nhau leo đồi, cùng nhau vượt ghềnh suối, vui thú biển khơi,... Cứ nhắc xong mỗi một kỷ niệm thì cùng nhau nâng ly cạn ly đến khi đôi ta "xỉn", "quắc cần câu" là khi buổi hội ngộ tàn, xin thêm là vào thếkỷ 18 của tác giả Robert Burns không có luật DUI, nên chén chú chén tôi, say túy lúy, say thả ga, say mờ mắt như ông ca sĩ Nguyễn Hưng hay ông nhạc sĩ Giao Tiên bảo rằng uống rượu mà không say thì nào hay, uống rượu mà không say thì nào mê,... Ngày cuối năm của vào đêm Giao thừa Cop Cali giăng đầy freeway như đom đóm, bố ai mà dám say túy lúy, say mờ mắt như những ngày xa xưa ấy nhỉ...
 
Thôi hãy cùng nhau tiễn đưa những ngày xa xưa, có âm vang đôi bạn thân vui đùa bên ma men say tửu lượng, có âm vang của Mạc thi nhân với lời ca vui "Ò e Rô-be đánh đu, Tặc-dzăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng, chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".
 
Bài hát “Auld Lang Syne” được dùng làm nhạc đệm cho phim “La valse dans l’ombre”, tên nguyên tác Anh ngữ " Waterloo Bridge ", do kịch tác gia Robert E. Sherwood viết vào năm 1930, vai chánh với nam diễn viên gạo cội sáng giá Robert Taylor và nữ diễn viên lừng danh Vivien Leigh. Cũng trước đấy tuồng “It’s a wonderful life”, do đạo diễn là Frank Capra, dựa vào tác phẩm "The Greatest Gift", của nhà văn Philip Van Doren Stern viết năm 1939, đã dùng bài hát “Auld Lang Syne” đệm trong phim, cuốn phim này có sự góp mặt của nam diễn viên vinh hiển đoạt 5 giải Academy là James Steward và nữ tài tử xinh đẹp Donna Reed, phim thật cảm động ở đoạn cuối của phim.
 
Bài hát Auld Lang Syne mang giá trị hay vượt thời gian, hay vượt không gian, hay muôn thuở, nghe âm vang ò e trỗi lên lòng chúng ta nao nao luyến tiếc năm cũ sẽ qua đi, cái hay của bài nhạc như được câu nói ví von của người Anh là “the song that nobody knows!”.Thi sĩ Mạc Phương Đình mãi mãi nhắc tôi một thuở nhỏ đã qua rồi, thuở vui thú ngân nga về bài "ò e con ma đánh đu..", xin cám ơn anh, một thuở hồn nhiên ở quê nhà... Sẽ không bao giờ có lại và chắc chắn sẽ không bao giờ quên.
 
 
 
 
 
Trong bài viết của nhạc sĩ Ái Hoa, "Bướm Lạc Giữa Rừng Hoa" được đăng trên website Làng Huệ có một trích đoạn lời Việt ngữ của bài Auld Lang Syne" rất hay, tôi xin được nêu ra đây:
 
"Sau này tôi mới biết đây là bài Should Auld Acquaintace Be Forgot, sau đổi là Auld Lang Syne. Người Pháp dịch lại là Au Revoir. Từ năm 1945 khi du nhập vào Việt Nam, tên là Tạm Biệt thì thường được các Hướng Đạo sinh hát. Lời mới bây giờ (chẳng biết dịch giả là ai) có những lời như thế này: 
Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ, lòng càng lưu luyến
Nắm tay ta hãy cùng nhau hòa ca hát bài tạm biệt từ đây
Trước khi chia tay rời xa, cầm tay chúc nhau mọi điều như ý
Chúc nhau gia quyến bình an và mong có ngày lại được gặp nhau..."
 
 
  • Viết cho ngày ấy đã qua, mùa tiệc cuối năm tại tư gia Ryals của anh chị Lê Văn Khoa, và tư gia Lehigh của anh chị ba Mai Thanh Truyết, ca Auld Lang Syne để nhớ kỷ niệm vui đã qua, và đã qua, gởi tặng hai tụ nghĩa đường Ryals và Lehigh với nhiều bạn bè trong link sau; également dédié à chú Thinh Quang MP, Mạc Phương Đình SJ, VQ Phương Oanh, Mai Ly OC, Thanh Châu DC, Ái Hoa Riverside,Phương Hạnh SF, Thụy Vi Paris,...
 
 
VHLA