"Đem đại-nghĩa để thắng hung-tàn. Lấy chí-nhân mà thay cường-bạo." ** Bình Ngô Đại-Cáo **

 

Sonnet - 1

 

Pierre de Ronsard (1524-1585):

Một số câu chuyện về thơ tình Ronsard,

nhóm La Pléiade trong thi ca Pháp buổi ban đầu,

Tự lực Văn Đoàn và tương lai tiếng Việt

Ronsard là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất của nước Pháp trong thế kỷ thứ 16, giai đoạn Phục Hưng (Renaissance), lúc tiếng Pháp trổi dậy trong thi văn để ganh đua với các công trình cổ điển La mã, Hy Lạp. Sinh ra trong gia đình quý tộc, ông được vua chúa trọng vọng và chu cấp đầy đủ. Nổi bất hạnh của đời ông là bịnh điếc từ lúc còn trẻ và bịnh tật dây dưa do bịnh phong thấp (goutte) lúc về chiều.

Ông vừa là "Ông Hoàng của Thi ca" (Le Prince des Poetes) mà cũng là "Thi sĩ của các ông Hoàng" (Le Poete des Princes). Ông là một trong những người sáng lập nhóm La Pléiade, trong đó có thi sĩ nổi tiếng Joachim Du Bellay (1522-1560), với tham vọng xây dựng một nền văn học mới bằng tiếng Pháp bình dân (lúc đó tiếng La tinh vẫn còn ngự trị), theo gương và tranh tài với các văn thi sĩ người Ý từng xây dựng nền văn học Ý mấy trăm năm trước, như Francesco Petrarca (Petrarque)(1304-1374), hay Dante (1265-1321), tác giả của Divina Commedia (La Comedie divine) nổi tiếng và được xem như người cha của tiếng Ý cận đại.

Thế hệ trí thức Việt nam khoảng đầu và giữa thế kỷ thứ 20 vừa qua có thể hâm mộ và tôn sùng tiếng Pháp và coi nó như một mẫu mực "bằng vàng" cho một ngôn ngữ đẹp, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế,tiếng Pháp chỉ được xây dựng từ một tiếng Pháp sơ khai , "nôm na mách qué" ("vulgaire", có nghĩa chỉ đáng cho giới bình dân dùng), không được dùng trong tôn giáo, hành chánh, đại học và những loại thơ văn cao cấp như thơ lãng mạn "élégie", odes, sonnet, anh hùng ca (épopée, epic poem), hay các bi kịch theo lối cổ điển. Cho tới thế kỷ thứ 17, sinh viên học Đại học Paris vẫn còn bị đánh đòn nếu nói tiếng Pháp thay vì la- tinh. Tiếng Pháp mất cả mấy trăm năm mới thành một tiếng nói "đẹp" được thế giới hâm mộ.

Từ Ronsard, người "phát minh" ra thể thơ "alexandrin" (12 âm tiết/syllables) phù hợp cho tiếng Pháp, cũng như Rabelais (1494-1553) , người viết những chuyện khôi hài thâm thuý (Gargantua, Pantagruel), và đến Montaigne (1533-1592), người học tiếng La tinh từ lúc mới biết nói nhưng chọn tiếng Pháp để xây dụng sụ nghiệp văn chương của mình qua các tiểu luận "Essais" (1580-1595) soi rọi vào nội tâm con người (introspection), những tác giả "tiền vệ" (avant garde) này sẽ xây dựng nển tản cho văn chương Pháp. Cho đến giai đoạn thế kỷ 17, với Descartes tiếng Pháp mới lớn mạnh, sau đó được sự hậu thuẩn bằng sức mạnh của sự phát triển của Đế quốc Pháp. Lúc người Pháp đến đất nước chúng ta vào thế kỷ thứ 19, chúng ta chỉ nhìn thấy ngôn ngữ của họ sau mới chừng 300 năm vun xén, và dễ quên rằng chính nền văn học cổ điển tiếng Việt (Hán Việt) có một lịch sử lâu dài hơn (điểm này, chính các học giả người Pháp giúp chúng ta nhận ra).

Chúng ta lạm bàn thêm ở đây để tự nhắc nhở chúng ta rằng, nền thi văn "quốc ngữ" của chúng ta chỉ mới phát triển trên dưới 100 năm. Những kết quả của những nhóm thời Tự Lực Văn Đoàn cho tiếng Việt có thể so sánh với những thành tựu của La Pléiade trong tiếng Pháp và tiếng Việt hiện nay đang phát triển nhanh qua "thế giới phẳng" nhờ internet và một phần nhờ cộng đồng người Việt hải ngoại có mặt khắp nơi, đặc biệt là những xứ phát triển nhất của thế giới hiện nay. Nêu điểm này, mục đích người viết muốn nhận xét rằng nếu chúng ta bỏ công vun xén, và nếu hoàn cảnh thuận lợi, người Việt có thể xây dựng một ngôn ngữ đáng nể trên trường thế giới, như người Pháp từng làm với ngôn ngữ thô sơ của họ vào thế kỷ thứ 16 trở đi. Nhưng chúng ta cần tự tin và kiên trì như người Pháp trước đây.

Ronsard nổi tiếng trong giới trí thức Việt nam qua những bài bài thơ mười bốn câu, “sonnet “, được giảng dạy trong các trường Pháp trước đây, cho đến nhiều năm sau thời thuộc địa Pháp chấm dứt. Bài “Sonnet à Marie” sau đây là một trong nhiều bài tác giả viết cho cô bạn gái Marie Dupin 15 tuổi, mà ông gặp vào khoảng năm 1555, lúc ông chừng 31 tuổi. Marie nguồn gốc bình dân, và chỉ là một trong những tình nhân được Ronsard đem vào lịch sử văn học với lời thơ đơn giản, mới mẻ thời đó. Ngoài nội dung tỏ tình và năn nỉ tình yêu của một người đẹp, bài thơ làm một số người liên kết với ý niệm cổ điển "carpe diem" của Horace: "Hãy nắm lấy ngày hôm nay, đừng trông cậy quá nhiều vào ngày mai".

sonnet - 2

Sonnet à Marie

Je vous envoie un bouquet que main

Vient de trier de ces fleurs épanies ;

Qui ne les eût à ce vêpres cueillies,

Chutes à terre elles fussent demain.

Cela vous soit un exemple certain

Que vos beautés, bien qu’elles soient fleuries,

En peu de temps seront toutes flétries,

Et, comme fleurs, périront tout soudain.

Le temps s’en va, le temps s’en va, ma dame

Non pas le temps, mais nous nous en allons,

Et tôt serons étendus sous la lame;

Et des amours desquelles nous parlons,

Quand serons morts, n’en sera plus nouvelle.

Pource, aimez-moi cependant qu’êtes belle.

Pierre de Ronsard

(Pièces rétranchées des amours, 17)

(Theo bản của: Chefs- d’oeuvre poetiques de Marot, Ronsard, J. de Bellay, d’Aubigne et Regnier; A-P Lemercier 1896 [ google books])

Xin gởi em bó hoa

Xin gởi em bó hoa bàn tay tôi

Vừa chọn từ đám hoa đang nở;

Nếu chiều nay tay không ngắt kịp,

Ngày mai hoa rơi rụng xuống đất rồi.

Đây là gương cho nàng thấy rõ

Nhan sắc nàng dù tươi tốt chừng nào,

Một thoáng thôi cũng sẽ tàn phai

Và cũng như hoa chết đi đột ngột.

Thời gian qua, thời gian mất, nàng ơi,

Thời gian, không, nhưng ta, ta qua đi,

Và chẳng bao lâu, ta sẽ nằm dưới nấm mồ.

Và những cuộc tình chúng ta nhắc nhở,

Khi ta chết rồi, còn đáng nói chi,

Vậy thì, yêu tôi đi, lúc em còn đẹp.

Hồ Văn Hiền dịch

Ngày 26 tháng 1 năm 2014

Bản dịch tiếng Anh:

I’m sending you some flowers, that my hand

Picked just now from all this blossoming,

That, if they’d not been gathered this evening,

Tomorrow would be scattered on the ground.

Take this for an example, one that’s sound,

That your beauty, in all its flowering

Will fall, in a moment, quickly withering,

And like the flowers will no more be found.

Time goes by, my lady: time goes by,

Ah! It’s not time but we ourselves who pass,

And soon beneath the silent tomb we lie:

And after death there’ll be no news, alas,

Of these desires of which we are so full:

So love me now, while you are beautiful.

Translation by A. S. Kline (Poetry in translation)

http://www.poetryintranslation.com/PITBR/French/Ronsard.htm#_Toc69989205

sonnet - 3

Tranh: John William Waterhouse (1849-1917)

“Gather ye rosebuds while ye may” (("Hãy hái những nụ hồng lúc mình còn được hái"))

(Wikimedia commons)

Hồ Văn Hiền

Ngày 5 tháng 2 năm 2014