"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

 

 

Âm Bệnh – Dương Bệnh

 

Để nói về vấn đề nầy; cần phải hiểu Học Thuyết Âm Dương - Học Thuyết Khí Hóa v...v...

Và phải có mất khá nhiều thì giờ; để chấp nhận cùng hiểu

Có những vấn đề - Đông Tây như là dị biệt. Nhưng quả thực là bổ xung cho nhau thôi!

 

Nếu nghe và đọc trong tinh thần - không phải để tranh chấp - hơn thua - thì mới thấy vui cũng như mới có thể nhìn thấy được cái vi diệu của Tiền Hiền.

 

Tôi e rằng mình học chưa hết Kinh (cùng Kinh); nên sẽ có lỗi với Tiền Nhân cùng Y Sư Tổ.

 

Nhưng nếu không thưa thốt ... thì lại có lỗi với chính những người MUỐN THEO, MUỐN HIỂU chút chút về Y Học của Phương Đông chăng !?

 

Nay xin mạo muội trình bày; những dám mong bậc Trí Thức, Cao Minh sửa sai cho

 

Kính bái.

 

 

Nền tảng của Y Học Phương Đông (Đông Y Học - YHCT - YH Dân Tộc - Trung Y Học v...v...) được đặt trên nền tảng cơ sở lý luận của Học Thuyết Âm - Dương và Khoa Học (có chọn lọc và qua nhiều ngàn năm)

...

HỌC THUYẾT Âm - Dương : trình bày ngắn gọn là : Một sự hiểu biết được chấp nhận :

 

ÂM = là cái TỐI - MÁT - MÀU ĐEN - NƯỚC - người NỮ - TỤ HỘI - TÍCH TỤ - là ĐÊM v...v... Và trái lại (đối lập) với

 

DƯƠNG = là sự SÁNG - NÓNG - MÀU ĐỎ - LỬA - người NAM - PHÂN TÁN - HÀO PHÓNG - là NGÀY v...v...

 

ÂM - DƯƠNG đối lập mà hỗ tương. Không có ÂM thì không biết có DƯƠNG và ngược lại. Không có NGÀY làm sao biết có ĐÊM !?

 

Nói về CON NGƯỜI cùng muôn loài - Đều có ÂM DƯƠNG trong mỗi cá thể, vi thể, đại thể - Cả trong VŨ TRỤ vô cùng nầy cũng luôn có ÂM DƯƠNG. Sự HÌNH THÀNH (TỤ LẠI) cùng DIỆT VONG (LY TÁN).

 

Về NGƯỜI

 

- ÂM là những TÂN DỊCH - là phần thấy được - xờ được - là HỮU HÌNH (THÂN THỂ)

 

DƯƠNG là những sự ĐÙN ĐẨY - HOẠT ĐỘNG - SỐNG ĐỘNG của từng vi mao (trong Phế quản, trong vi mạch mà KHÍ được chuyển tải chung với từng HỒNG CẦU) v...v... Là NĂNG LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, LÀ TÌNH CHÍ và SỰ BIỂU LỘ (Quý Cụ KHÍ SUY thì không màng ừ hử, khi cháu con thưa trình) Và là (THẦN) - VÔ HÌNH

 

CHỨNG

 

- 1a / - ÂM BỆNH : ÂM KHUY - SUY - KÉM - HƯ - ÂM TỔN (Âm không đủ)

- 2 a/ - Có khi nào ÂM HỮU DƯ (Âm thắng - Âm thịnh); mà bệnh chăng?

Có đó !

 

- 1b / - DƯƠNG BỆNH : DƯƠNG TỔN - THIẾU DƯƠNG - DƯƠNG SUY - KHÍ KÉM.

- 2b / - Có khi nào DƯƠNG VƯỢNG mà bệnh không?

Có đó !

 

Vậy người vô bệnh thì sao ?

 

- Âm bình - Dương bí

 

- Cũng có khi nói : - Âm Dương Bình Hòa (Từ câu : Âm Dương bình hòa chi vị Đạo)

 

ÂM BỆNH CHỨNG

 

- 1a / - Khát - bứt rứt - tiện phân khô - thích nước mát - người giảm cân - (nội nhiệt)

- 2a / - Không khát - người có khi phù - tiểu nước trong, nhiều, có khi bí tiểu. (ngoại hàn, tay chân lạnh).

 

DƯƠNG BỆNH CHỨNG

 

- 1b / - Đoản hơi - thường hay lạnh - thích nước ấm nóng - phân loãng, nát. Ít uống nước - Không ham thích hoạt động (nội hàn - Tim mạch có giảm - Huyết Áp có giảm)

 

- 2b / - Can Khí thịnh (Can Dương thịnh) - Hình ảnh một người quá chén - say rượu - hung hăng - nói nhiều - khoa tay chân - nóng - phạch áo (nội nhiệt - có khi ngoại nhiệt- Huyết Áp tăng)

 

THỰC SỰ : Hiếm thấy những triệu chứng THUẦN như trên - Mà chỉ có trong bài giảng (cho người học dễ hiểu).

 

Mà phần nhiều - Người ta bệnh gọi là THÁC TẠP (bệnh chồng lên bệnh) - Bệnh lẫn lộn.

Nói cách khác là ÂM DƯƠNG BẤT CẬP.

 

  • Âm Suy - Dương thắng.
  • Âm - Dương lưỡng suy.
  • Dương hư - Âm thắng.
  • Âm thừa - Dương thắng.

Và ... trên cũng chỉ là Lý luận cho dễ hiểu.

 

Bởi CON NGƯỜI - ĐÂU CHỈ CÓ ÂM DƯƠNG BỆNH !?

 

MÀ CÒN CÓ TÂM BỆNH - DỊCH HỌA BỆNH (Ôn Dịch lệ) - THƯƠNG THỰC BỆNH - TRÚNG ĐỘC BỆNH - TRÙNG THÚ GÂY BỆNH (tấn công gây thương tích - Đốt - Chích - Cắn) - TAI NẠN (Chiến nạn - Thiên tai nạn - giao thông nạn - tiếng ồn nạn - khói nạn - Hóa chất nạn ...v...v...nạn nghèo, đói, thiếu ăn, ăn thiếu chất do quan niện hoặc cả do thừa sinh tố; do tự dung nạp không theo chỉ định của Thầy Thuốc)

 

Lương Y Trần Đức Huấn