"Đem đại-nghĩa để thắng hung-tàn. Lấy chí-nhân mà thay cường-bạo." ** Bình Ngô Đại-Cáo **

 

Đảo Bạch Long Vĩ (Vịnh Bắc Bộ)

 

 

Đảo Bạch Long Vĩ nằm ngay vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ, nơi có nguồn tài nguyên ngư nghiệp và dầu khí quan trọng, là cứ điểm địa đầu chiến lược của Việt Nam, có tầm quan trọng về kinh tế biển, du lịch, cũng như an ninh-quốc phòng. Vùng biển quanh đảo hiện đang tranh chấp trong việc phân định biên giới biển giửa VN với TQ.

Năm 1992 Việt Nam thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ trực thuộc thành phố Hải Phòng, là một đảo trong vịnh Bắc Bộ nằm cách đất liền xa nhất (133 km), cách hòn Dấu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quãng Ninh) 70 km, và cách đảo Hải Nam (TQ) 130 km. Bạch Long Vĩ có nghĩa là “đuôi con rồng trắng” trên bản đồ hàng hải quốc tế ghi “Nightingate Island” (Night-in-gate) có nghĩa là “đêm đầy bảo”, xin hãy phân biệt với một đảo trong vùng biển Chile thuộc nam Thái Bình Dương cũng có 1 đảo cùng tên.

lhuy --- blv2

Âu tàu đảo Bạch Long Vĩ có thể dành cho cả trăm tàu cá neo đậu

lhuuy --- blv3

Quang cảnh một góc đảo

Đảo dài 3 km, rộng 1,5 km, hình tam giác nằm theo hướng tây-bắc, đông-nam, chu vi khoảng 6,5 km. Có diện tích 1,78 km2 khi thủy triều lên và 3,05 km2 khi thủy triều xuống. Thế đất đảo không có núi cao, sườn thoai thoải đến tận biển. Chung quanh đảo có bải triều đá, hình thành từ đá bị bào mòn bởi sóng, vài nơi có hình dạng đẹp, lạ mắt. Có bãi cát sạch nhỏ dùng làm bải tắm. Ngoài ra còn có khu rừng ngập mặn nguyên sinh. Dưới đáy biển quanh đảo là một số bải đá ngầm và rảnh ngầm làm nơi ẩn trú của loại bào ngư danh tiếng, là nguồn tài nguyên quan trọng của Bạch Long Vĩ. Thời tiết mát mẽ trung bình 23,3 độ C, mỗi năm có 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3, thỉnh thoảng có sương mù và mưa phùn vào mùa đông. Vài cơn bảo lớn thổi qua hàng năm, vài ba cơ giông hay gió mạnh trong tháng.

Khoảng hơn 600 cư dân thường trú trên đảo, vào mùa đánh bắt hải sản sinh hoạt trên đảo nhộn nhịp hơn hẳn dân số tăng lên gần 1000 người. Có bệnh viện đa khoa cấp huyện (20 giường) với nhiều trang bị y tế hiện đại, 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 ngôi chùa, bưu điện, hệ thống viễn liên.

lhuy --- blv4

Hải đăng trên đảo Bạch Long Vĩ

lhuy --- blv5

Chùa Bạch Long trên đảo Bạch Long Vĩ

Phát triển hạ tầng cơ sở cung cấp tiện nghi tối thiểu nhu cầu đời sống cho cư dân: đường sá, hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi, trạm điện gió, phủ sóng điện thoại với 2 công ty Viettel và Vinaphone, sử dụng được Internet. Đài phát thanh Hà Nội phủ sóng trên toàn vịnh Bắc Bộ, thông tin dự báo thời tiết đến các tàu cá. Thành lập trung tâm ngư nghiệp hổ trợ cho ngư dân các tỉnh quanh vịnh Bắc Bộ: Xây dựng một âu tàu cho hơn 20,000 lượt tàu cá neo đậu tránh bảo hàng năm, bến cá và cơ sở chế biến ngư hải sản (đông lạnh), xưởng sửa chửa tàu thuyền, cơ sở cung cấp thực phẩm, nước ngọt, xăng dầu cho ngư dân. Ngoài ra trên đảo còn có 1 trạm thăm dò dầu khí.

lhuy --- blv6

Mô hình quy hoạch phát triển đảo thành khu nghĩ dưỡng

lhuy --- blv 7

Mô hình tàu khách hiện đại

lhuy --- blv8

Tàu khách Bạch Long

Năm 1994, Việt Nam lập dự án phát triển huyện đảo thành trung tâm nghĩ dưỡng, xây dựng khu du lịch, phi trường, bến cảng kinh phí sơ khởi lên đến $1000 tỷ VNĐ ($700,000 USD, theo tỷ giá năm 1994). Đóng mới 1 tàu dân dụng cao tốc hiện đại trị giá $172 tỷ VNĐ (khoảng $120,000 USD, theo tỷ giá năm 1994) để nâng cao phương tiện giao thông giửa đất liền với đảo rút ngắn thời gian xuống còn 4 giờ. Phương tiện giao thông dân dụng củ chỉ có chiếc tàu của Tổng đội Thanh niên Xung Phong và chiếc tàu khách Bạch Long thời gian đi từ 6 đến 8 giờ.

Một âu tàu phía bắc đảo đang xây dựng dành cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn, chấp pháp như Biên Phòng, Cảnh Sát Biển, Kiểm Ngư, cảng này cũng còn là căn cứ Hải Quân. Trên đảo có hải đăng, trạm Radar, một bải đáp trực thăng.

lhuy --- blv9

Anten truyền tin và Hệ thống viễn liên

Từ cuối thế kỷ 20, đảo còn hoang vu không có người ở vì chưa tìm thấy nước ngọt chỉ có ngư dân neo đậu tránh bảo. Năm 1887, người Pháp (Bảo hộ Bắc Kỳ) và nhà Thanh (Trung Hoa) ký phân định biên giới một đường thẳng từ bắc xuống nam chia đôi Vịnh Bắc Bộ, đảo Bạch Long Vĩ thuộc An Nam (Việt Nam). Từ năm 1920 mới có ngư dân đến cư ngụ vì tìm thấy nước ngọt ở phía nam đảo là những ngư dân vùng Quãng Yên (Bắc Kỳ) và dân Hải Nam (TQ). Năm 1937 vua Bảo Đại cho xây dựng chế độ Lý Trưởng để quản lý đảo có một tiểu đội binh lính giử gìn an ninh đảo. Trong thế chiến thứ II quân Nhật chiếm đảo tước khí giới quân Pháp. Đến năm 1946 Pháp trở lại VN thiết lập lại sự cai trị trên đảo. Năm 1949 quân đội Trung Hoa Dân Quốc thua trận chạy ra Đài Loan và chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Năm 1955 quân Trung Hoa Lục Địa (Cộng Sản TQ) tấn công chiếm đảo và giử cho đến năm 1957 TQ trao trả đảo Bạch Long Vĩ lại cho Việt Nam. Từ năm 1965, chiến tranh vùng vịnh Bắc Bộ làm tất cả dân đảo tản cư trở về đất liền, trên đảo chỉ quân đội đồn trú. Đến năm 1992 Việt Nam khuyến khích và trợ giúp một số gia đình để trở lại định cư, và liên tục phát triển cho đến nay.

lhuy --- blv10

Bản đồ phân định biên giới biển trên vịnh Bắc Bộ (1887)

 lhuy --- blv11

Bản đồ chỉ cách phân định biên giới biển trên vịnh Bắc Bộ

lhuy --- blv12

Bản đồ phân định biên giới biển đang có sự tranh chấp

Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ là nơi đang có tranh chấp trong việc phân định biên giới trên biển tại vịnh Bắc Bộ giửa TQ và Việt Nam. Năm 1887 người Pháp và nhà Thanh ký hiệp định chia đôi vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin) đảo Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của An Nam (VN ngày nay), với đường phân định thẳng từ bắc xuống nam chia đôi vịnh Bắc Bộ. Theo sự phân chia này VN chiếm 2/3 phần biển trong vịnh Bắc Bộ, nhiều hơn TQ (xin xem hình). Gần đây trong cuộc thảo luận phân định lại đường biên giới căn cứ vào khoảng cách từ bờ biển hai nước rồi chia đôi. Trong cách phân định mới này, tính từ đường phân định củ (1887) và từ đảo Bạch Long Vĩ thì đường biên phía bắc VN lấn qua vùng biển TQ (phần A), và phía nam TQ lấn qua VN (phần B) nhiều hơn. Do đó làm VN mất đi vài chục ngàn km2 biển so với thời phân định năm 1887. Bấy giờ đường biên nằm sát đảo Bạch Long Vĩ nên VN đòi hỏi TQ tôn trọng vùng lảnh hải của đảo, điều đó là vùng tranh chấp chủ quyền trên vịnh Bắc Bộ giửa VN và TQ. Nếu căn cứ theo luật biển 1982 thì đảo Bạch Long Vĩ là một đảo có cư dân và có nền kinh tế riêng thì đó là điều kiện để tính đường biên từ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cách bờ biển của đảo, nhưng quá gần với đảo Hải Nam nên công bình phân định là bằng cách chia đôi khoảng cách từ đảo Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam, nhưng điều này làm TQ sẽ mất nhiều chục ngàn km2 biển, TQ làm gì chịu chấp nhận? 

lhuy --- blv13

Đàn bò trên đảo Bạch Long Vĩ

lhuy --- blv14

Bãi tắm trên đảo Bạch Long Vĩ

lhuy --- blv15

Bãi đá ven bờ trên đảo Bạch Long Vĩ

Đến đảo Bạch Long Vĩ là phải thưởng thức món đặc sản “bào ngư”, là một trong 8 món “sơn hào, hải vị” (thuộc hàng bát bửu trân châu). Bào ngư rất bổ dưỡng, giàu dược tính, bồi bổ âm, bổ khí, tăng sinh lực nam, hạ nhiệt, điều hòa tiêu hóa, .v.v.. Tại đảo Bạch Long Vĩ bào ngư thường được chế biến thành các món:

lhuy --- blv16

Dĩa gỏi bào ngư

Gỏi, Bào ngư sống rửa sạch thái lát,  bóp nước gừng, chanh, nhúng sơ qua nước nóng 60 độ. Vắt ráo nước, trộn gia vị thính, riềng, lá sung, xoài sống, ớt, chấm với tương xây, đó là cách ăn của người địa phương, còn một cách ăn khác là bào ngư sống thái lát không ăn với nhiều thứ gia vị mà chỉ chấm tương ớt và mustar (mù tạt).

lhuy --- blv17

Dĩa bào ngư nướng

Nướng, Bào ngư làm sạch đặt lên vĩ lò than để nướng, thêm gia vị mật ong, tiêu, hành sấy, gừng.

lhuy --- blv18

Dĩa bào ngư hấp

Hấp, Món bào ngư hấp gia vị cũng tương tự như nướng gồm mật ong, hành sấy, tiêu, gừng thái chỉ nhỏ, khi ăn cho thêm hành lá thái mỏng và ớt tươi làm tăng thêm hương vị khoái khẩu và có màu sắc hấp dẫn.

Nấu cháo, Bào ngư nấu cháo là món ăn mà dân đảo cũng như du khách rất ưa thích trong những ngày nắng cháy hay những lúc mưa phùn giá lạnh. Bào ngư trước khi nấu cháo xào sơ cho săn thịt rồi ướp với các gia vị như hành, tiêu, ớt, gừng thái chỉ nhỏ.

Bào ngư còn có món xào nấm đông cô với dầu hào và tàu xì, nhưng đó là món ăn của người Tàu chứ không phải của người dân Bạch Long Vĩ chính hiệu. Bào ngư Bạch Long Vĩ chế biến món nào cũng “nhứt chỉ”, danh tiếng là ngon nhất cả nước. Nguồn tài nguyên phong phú “bào ngư” là một ưu đải trời cho của dân đảo. Rượu bào ngư Bạch Long Vĩ cũng là một đặc sản độc đáo.

lhuy --- blv19

Bào ngư tách võ

lhuy --- blv20

Một loại bào ngư khác

lhuy --- blv21

Rượu thuốc bào ngư

Bào ngư là loài nhuyển thể có vỏ cứng như ốc, sò, nhưng mình dẹp và trên mép vỏ có từ 7 đến 13 lổ nhỏ để thở. Quanh đảo có gần 100 loại bào ngư, có con nặng đến 2 kg, nhưng chỉ có 2 loại giá trị kinh tế cao là loại “bào ngư đá” và “bào ngư lổ”, bào ngư đá là loại sống bám theo các vĩa đá ngầm còn bào ngư lổ là loại bào ngư thích sống theo các lổ dưới đáy biển.

Sở ngư nghiệp thành phố Hải Phòng khuyến khích xây dựng trại sản xuất bào ngư giống và phát triển cơ sở nuôi trồng các bào ngư có giá trị để cung cấp cho thị trường ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó Việt Nam thành lập khu bảo tồn biển, là khu vực quanh đảo tính từ ven bờ đến nơi có độ sâu 30 m, gồm các hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong biển, bãi giống, bãi đẻ và một số các loài thủy sản sinh sống trong khu vực bảo tồn. Khu vực bảo tồn này có diện tích khoảng 27,000 ha trong đó có khoảng 2570 ha được bảo vệ nghiêm nhặt.

Bạch Long Vĩ khí hậu trong lành mát mẽ, có bãi tắm, rừng ngập mặn nguyên sinh,  nhiều bải đá ngầm, khe đá, rặng san hô thích hợp cho môn thể thao lặn và săn bắt dưới nước. Và Bạch Long Vĩ còn có nhiều món ăn hải sản tươi ngon, sẽ là tiềm năng thu hút khách du lịch đến nghĩ dưỡng ở hòn đảo nhỏ giửa biển khơi nơi địa đầu của đất nước.

Xin giới thiệu loạt bài các đảo tiền tiêu của Việt Nam:

  • Đảo Bạch Long Vĩ (Vịnh Bắc Bộ)
  • Đảo Lý Sơn (Trung Phần)
  • Đảo Phú Quý (Nam Trung Phần)
  • Đảo Côn Sơn (Nam Bộ)
  • Đảo Thổ Chu (Vịnh Thái Lan)

(Tài liệu tổng hợp, hình ảnh Net – Phoenix, AZ – August 2014)