"Đem đại-nghĩa để thắng hung-tàn. Lấy chí-nhân mà thay cường-bạo." ** Bình Ngô Đại-Cáo **

victor hugo 1

victor hugo 2b

Victor Hugo Và Chúng Ta.

Victor Hugo (1802-1885) là văn sĩ và là thi sĩ nổi tiếng bậc nhất của nước Pháp. Ông còn là một hoạ sĩ tài ba với những tác phẩm "hư ảo"(oeuvres visionaires)  vẽ bằng sépia và mực tàu (encre de Chine). Ông còn là một nhà chính trị với tư tưởng tiến bộ và rất được dân chúng hâm mộ.

Ở Mỹ ông được biết nhiều qua những tiểu thuyết như Notre Dame de Paris (“Nhà thờ Đức Bà Paris”; 1831; sách dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Thằng gù nhà thờ Đức Bà”, tiếng Anh “The Hunchback of Notre Dame”) và Les Misérables ; 1862 (“Những kẻ khốn nạn” do Nguyễn Văn Vĩnh dịch, hay “Những người khốn khổ”), được quanh thành phim cũng như dựng thành vở ca kịch rất thành công ở sân khấu Broadway. Đối với người Pháp,  có lẽ  thơ của ông được đánh giá còn cao hơn tiểu thuyết của ông. Những tập thơ chính gồm Odes et Poésies diverses (1822), Odes et Ballades (1826), Les Orientales (1829); Les Feuilles d'automne (1831), Les Chants du crépuscule (1835), Les Voix intérieures (1837),  Les Rayons et les ombres (1840), Les Contemplations (1841-1855) và La Légende des siècles (1855-1876).

Sau một giai đoạn đầu có tính cách cổ điển (classique), ông chuyển sang thể thơ lãng mạn  và được xem là nhà thơ thành công nhất trong phong trào thơ này. Văn của ông mang tính chất lương tâm xã hội sâu đậm và có ảnh hưởng lớn đối với các tên tuổi văn học sau ông như Charles Dickens, Fyodor Dostoevsky và Albert Camus.

Cha của ông, Léopold Hugo (1773-1828), là một tướng lãnh của Napoléon Bonaparte ( Đệ Nhất), phải đi đây đi đó nhiều nhiệm sở khắp châu Âu, và cuộc sống gia đình vợ chồng cũng rất sóng gió, nhiều gián đoạn. Do đó lúc thơ ấu Victor có dịp sống nhiều nơi như Ý, Tây Ban Nha, tuy ít khi sống chung với cha, và hình ảnh người cha anh hùng trong thơ ông căn cứ phần lớn trên hồi ký của cha ông mà ông đọc được sau này. Giáo dục của thời niên thiếu của Victor Hugo chịu ảnh hưởng phần lớn của tư tưởng bảo hoàng (“monarchiste’; đứng về phía hoàng gia Bourbon bị Cách mạng [1789-1799]  lật đổ và tái lập năm 1814) và Công giáo của phía mẹ. Sau này, Victor Hugo sẽ thay đổi quan điểm chính trị và tôn giáo, ngưỡng mộ Napoléon Bonaparte, về tư tưởng theo khuynh hướng tự do hơn là những giáo điều của giáo hội La Mã. Là chính trị gia tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, đứng về phía cọng hoà (républicain)  ông chống lại  đế chế độc tài của Hoàng đế Napoléon III (1808-1883; Tổng thống Đệ nhị Cọng hoà Pháp năm 1850, tự phong hoàng đế năm 1852), và trốn khỏi nước Pháp, sống lưu vong mười mấy năm ở Anh. Sau khi  qua đời  ông được chôn ở  Điện Panthéon. (1)

Đạo Cao đài của Việt Nam thờ Victor Hugo như là một vị thánh,được phong là Nguyệt Tâm Chân Nhơn, làm Chưởng Đạo Hội thánh Ngoại Giáo.Trong một bức tranh treo tại Toà Thánh Tây Ninh, Victor Hugo viết “Dieu et Humanité, Amour et Justice” (Chúa và Nhân loại, Tình thương và Công lý), cùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên viết một hòa ước giữa Thượng đế và nhân loại gọi là bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước.(2)

Đầu thế kỷ thứ 20, và lâu về sau, Victor Hugo đã ảnh hưởng lớn trên ý thức xã hội của giới trí thức mới của Việt nam. Tác phẩm của Victor Hugo, cũng như Alexandre Dumas (Ba người ngự lâm pháo thủ) cũng như các bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine được dịch ra tiếng Việt và đăng theo từng kỳ đều đều đặn trên Đông Dương Tạp Chí (1913-1919). Những tiểu thuyết tây phương, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ đang thay chữ Hán, tạo nền móng cho phong trào tiểu thuyết tiếng Việt sau đó, điển hình là Tự Lực Văn Đoàn.

Riêng đối với Les Miserables, những nhân vật nghèo khổ, sa cơ thất thế nhưng biết phục thiện và  đầy tình nhân ái như Jean Valjean (bị khổ sai chỉ vì ăn cắp một ổ bánh mì cho các cháu bị đói) đã góp phần uốn nắn tư tưởng tiến bộ trong giới tân học thời Pháp thuộc. Không chỉ ý thức về số phận của người nghèo và về các bất công xã hội thời đó (vừa phong kiến vừa thuộc địa) mà hơn nữa là ý thức về mức quan trọng của vấn nạn nghèo khó trên xã hội: " Nghèo không chỉ là trách nhiệm riêng của một cá nhân, mà còn là một vấn nạn ảnh hưởng đến xã hội và đất nước"(Van Nguyen Marshall).

Nhiều người Việt thế hệ trước  còn nhớ Victor Hugo qua những bài thơ như Oceano nox (Đêm trên đại dương)trong Les Rayons et les Ombres, (Tia sáng và bóng tối; 1840)(3) nói về những người thuỷ thủ chết vô danh trên biển, được nhiều tác giả Việt dịch trong những năm tiền chiến. Nay thuyền nhân của thế hệ chúng ta đọc lại không khỏi bùi ngùi thương cảm.

Oh ! combien de marins, combien de capitaines
Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines,
Dans ce morne horizon se sont évanouis!
Combien ont disparu, dure et triste fortune!
Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,
Sous l'aveugle océan à jamais enfouis.

Nul ne sait votre sort, pauvres têtes perdues!
Vous roulez à travers les sombres étendues,
Heurtant de vos fronts morts des écueils inconnus.
Oh ! que de vieux parents, qui n'avaient plus qu'un rêve,
Sont morts en attendant tous les jours sur la grève
Ceux qui ne sont pas revenus!..

Ôi! Biết bao thuỷ thủ, bao thuyền trưởng,
Vui mừng lên đường những chuyến xa xôi,
Thân tan biến trong chân trời sầu thảm!
Bao người mất đi, phận buồn khắc nghiệt!
Trong biển không đáy, trong đêm không trăng,
Dưới đại dương mù đen chôn vùi ngàn năm!...

Không ai biết phận mái đầu tội nghiệp,
Lăn lóc lạc loài bóng tối hoang vu,
Trán chạm va những mõm đá bơ vơ.
Ôi! Cha mẹ già chỉ một giấc mơ,
Ngày ngày trên bãi, cũng chết đi
Chờ đợi kẻ không bao giờ trở lại...

(Hồ Văn Hiền dịch)

Hay bài thơ “Après la bataille” được tạm dịch sau đây nói về người cha anh hùng của ông, tham gia trận chiến Tây Ban Nha (Espagne, Spain) dưới quyền Napoléon, vẫn cho người thương binh chiến bại uống nước mặc dù anh ta muốn giết ông. Cách đối xử nhân đạo và quân tử của thân phụ Victor Hugo đối với người lính Maure (Bắc Phi, thuộc xứ Mauritanie) thua cuộc gần đây được tác giả Cao Huy Thuần nhắc lại như là một gương sáng về tinh thần hoà giải bao dung sau chiến trận.(4)

Trong bài thơ cuối cùng trong bài giới thiệu này, L'art d'être grand père, sức sống và ánh sáng thời son trẻ trở lại với người ông già đang vui chơi với cháu. Bài thơ nhắc chúng ta, những người rời tổ quốc lúc còn trẻ, quê hương và kỷ niệm không ở đâu xa mà ở chính trong gia đình, con cháu chúng ta.

victor hugo - 3

Après la bataille

Mon père, ce héros au sourire si doux,
Suivi d'un seul housard qu'il aimait entre tous
Pour sa grande bravoure et pour sa haute taille,
Parcourait à cheval, le soir d'une bataille,
Le champ couvert de morts sur qui tombait la nuit.
Il lui sembla dans l'ombre entendre un faible bruit.
C'était un Espagnol de l'armée en déroute
Qui se traînait sanglant sur le bord de la route,
Râlant, brisé, livide, et mort plus qu'à moitié.
Et qui disait: " A boire! à boire par pitié ! "
Mon père, ému, tendit à son housard fidèle
Une gourde de rhum qui pendait à sa selle,
Et dit: "Tiens, donne à boire à ce pauvre blessé. "
Tout à coup, au moment où le housard baissé
Se penchait vers lui, l'homme, une espèce de maure,
Saisit un pistolet qu'il étreignait encore,
Et vise au front mon père en criant: "Caramba! "
Le coup passa si près que le chapeau tomba
Et que le cheval fit un écart en arrière.
" Donne-lui tout de même à boire ", dit mon père.

Victor Hugo

Sau trận đánh

Cha tôi, với nụ cười hiền hậu,
Người kỵ binh cha thương nhất theo sau,
Hắn can trường, thân hắn to cao,
Cùng cởi ngựa một chiều lúc binh đao vừa dứt.
Bãi chiến trường đầy xác người đêm phủ xuống.
Trong bóng tối, Người nghe tiếng động khẽ đâu đây.
Thì ra gã Tây ban nha  tàn quân thất trận
Khò khè, rã rợi, tái xanh, người  bê bết máu,
Đang lết đi, bên vệ đường, chết hơn nữa tấm thân,
Và kêu "Tội nghiệp tôi, nước đâu, cho tôi uống với".
Người cảm động, lấy bầu rượu rum treo bên yên ngựa,
Trao người thuộc hạ trung thành, và nói:
"Này, cho nó uống đi, thương tích tội nghiệp chưa!"
Người kỵ binh cúi xuống nghiêng về phía hắn,
Tên Maure bất chợt rút súng còn giữ trong mình,
Và nhắm trán cha tôi, thét "Caramba!", rồi bắn,
Đường đạn sát quá làm mũ cha rơi xuống,
Và con ngựa nhảy ngược một bước ra sau.
Người  nói: "Cứ cho nó uống đi, không sao đâu!"

Victor Hugo
Hồ Văn Hiền dịch
Ngày 1 tháng 11 năm 2013

After the Battle

My father, that hero with the sweetest smile,
followed by a single hussar whom he loved above all others
for his great bravery and his great height,
was riding, the evening after a battle,
across the field covered with the dead on whom night was falling.
He thought he heard a weak noise  in the shadow.
It was a Spaniard from the routed army
who was bleeding, dragging himself by the road.
groaning, broken, ashen, and more than half dead,
and who said, "Drink! Drink, for pity's sake!"
My father, moved, handed to his faithful hussar
a canteen of rum that hung from his saddle,
and said, "Here, give the poor wounded man something to drink."
Suddenly, at the moment when the hussar bent
leaning over him, the man, a kind of Moor,
seized a pistol that he was still gripping,
and aimed at my father's forehead crying "Caramba!"
The bullet passed so near that his hat fell off
and his horse shied backwards.
"All the same give him something to drink," said my father.

Victor Hugo
(English translation by Sedulia Scott)

http://sedulia.blogs.com/sedulias_translations/2009/12/victor-hugo-my-father-that-hero.html

Vitor Hugo ---4

L’art d’être grand père.

Ah! les fils de nos fils nous enchantent,
Ce sont de jeunes voix matinales qui chantent.
Ils sont dans nos logis lugubres le retour
Des roses, du printemps, de la vie et du jour!
Leur rire nous attire une larme aux paupières
Et de notre vieux seuil fait tressaillir les pierres;..
Ils ramènent notre âme aux premières années;
Ils font rouvrir en nous toutes nos fleurs fanées;
Nous nous retrouvons doux, naïfs, heureux de rien;
Le coeur serein s'emplit d'un vague aérien;
En les voyant on croit se voir soi-même éclore;
Oui, devenir aïeul, c'est rentrer dans l'aurore.
Le vieillard gai se mêle aux marmots triomphants.
Nous nous rapetissons dans les petits enfants.

Et, calmés, nous voyons s'envoler dans les branches
Notre âme sombre avec toutes ces âmes blanches.

Victor Hugo
(1877)

Nghệ thuật làm Ông Nội.

Ôi, con của con trai chúng ta, làm chúng ta say mê,
Chúng là tiếng trẻ thơ sớm mai ca hát,
Đem hoa hồng, mùa xuân, cuộc sống tươi mát
Trở về với ta trong căn nhà  ảm đạm âm u!
Tiếng cháu cười làm dôi mi ta nhoà nước mắt,
Và sỏi đá sân nhà cũng rung động rộn ràng theo.
Chúng diù hồn  ta về những ngày thơ dại;
Và  nở lại trong ta những đoá hoa đã héo tàn;
Mình bổng hiền lành, ngây thơ, hạnh phúc,
Lòng êm đềm đầy nỗi thanh thoát không tên;
Nhìn mặt cháu lòng ta như tưởng nở hoa,
Đúng thế, lên chức Ông là trở về nắng sớm chói lòa,
Ông già vui quyện với đám trẻ thơ đắc thắng,
Lòng nhỏ lại ta vui chơi cùng tụi bé  tung tăng.
Và bình yên, ta thấy bay cao tâm hồn ta ảm đạm
Tuốt trên cành cây cùng tâm hồn con trẻ trắng trong.

Victor Hugo
Hồ Văn Hiền  dịch
12/15/2007

The art to be a grandfather.

Ah, sons of our sons enchant us,
They are young morning voices that sing,
They are in our lugubrious abodes the return
Of roses, of spring, of life and of daylight!
Their laughter brings teardrops to our eyes
And gives stones of our old doorstep back their life:
They take our soul back to its first years;
They make wilted flowers in us open again;
Again we find ourselves gentle, naive, happy for nothing,
Our serene heart fills with an ethereal something;
By seeing them we think we see ourselves blooming;
Yes, becoming grandfather is to enter dawn once more.
The joyful old man mixes with the triumphant kids.
We become small again with the grand children.
And calmed down, we see taking off to the branches
Our somber soul along with those white souls.

Victor Hugo
(1802-1885)
Poem translated by Hien V. Ho
12-08-2007

Chú thích:

(1) http://www.poemhunter.com/victor-marie-hugo/biography)

(2)  http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Thánh_ký_hòa_ước)

(3) Tố Hữu dịch Oceano Nox là “Biển đêm”, một số người khác dịch là “Đêm đại dương”

Biển đêm

Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng
Buổi ra đi, vui sướng đường xa
Cuối chân trời u ám, đã thành ma!
Đã biến mất, đớn đau số phận
Đêm không trăng, giữa biển không cùng,
Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng!
Biết bao đã chết rồi lái bạn
Cơn cuồng phong cuốn sạch trong đời
Ném tan tành trên mặt nước xa khơi!..

http://z3.invisionfree.com/ZachKhon/ar/t78.htm

Bản dịch thơ sau  là của một dịch giả khác:

Bao thuỷ thủ, ôi, bao thuyền trưởng
Đã hân hoan theo những cuộc viễn du
Chìm nơi chân trời xa lắc âm u!
Số phận ác tàn, bao người đã mất!
Biển sâu vô tận, một tối không trăng
Đại dương mịt mù mãi mãi vùi thân!

Bao chỉ huy chết cùng đồng đội
Cơn phong ba dứt hết những trang đời
Thổi một luồng tan biến giữa biển khơi!
Ai biết nơi vực sâu vùi số phận
Mỗi đợt sóng cuốn theo một miếng mồi
Đây chiếc xuồng, và kia người thuỷ thủ!

Ai biết phận anh, cuộc đời xấu số!
Anh trôi qua các khoảng rộng âm thầm
Trán chết giập những đá ngầm xa lạ
Ôi! Cha mẹ già một lòng mong nhớ
Bến bờ xưa mòn mỏi trông chờ
Kẻ ra đi chẳng trở lại bao giờ!

Người ta nhắc đến anh vài đêm thao thức!
Quây quần vui bên chiếc neo mòn
Tên tuổi anh vương lại một thời gian
Với chuyện phiêu lưu, tiếng cười, khúc hát
Với cái hôn thầm lén người ước nguyện cùng anh
Khi anh nằm yên giữa lớp rong xanh!

Người ta hỏi: "Họ đâu? Làm vua hải đảo?
Hay bỏ ta, đến bờ biển giàu hơn?"
Rồi kỷ niệm về anh cũng bị vùi chôn
Thân dưới nước, tên chìm trong ký ức
Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen
Trên biển tối phủ niềm quên tăm tối

Rồi bóng anh trước mọi người tan biến
Kẻ còn lo chiếc mảng, kẻ bận cái cày
Chỉ trong những đêm giông bão ngút trời
Vầng trán bạc mỏi mòn, người vợ goá
Còn nhắc đến anh khi khơi đống tro tàn
Trong cõi lòng và nơi bếp lửa

Rồi khi nấm mồ khép vành mi họ
Ai biết tên anh, không phiến đá tầm thường
Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá
Không một khúc hát ngây thơ, buồn bã
Góc cầu xưa, người hành khất thường ca

Họ ở đâu, thuỷ thủ chìm trong đêm tối?
Hỡi làn sóng mang bao chuyện đau lòng!
Những bà mẹ quỳ, nhìn sóng thẳm kinh hoàng!
Ngươi kể với nhau khi triều dâng, hỡi sóng
Mà vì tiếng ngươi nghe tuyệt vọng
Khi chiều chiều ngươi đến cùng ta

Nguồn: Tuyển tập thơ Victor Hugo, NXB Văn học, 2002
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=40790
(4) http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-04-28-gs-cao-huy-thuan-dan-toc-khong-co-song-ngan-

SAU TRẬN ĐÁNH

Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.
Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.
Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"
Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.
Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.
Thản nhiên cha tôi nói:
"Cứ cho uống tràn đầy".