"Quân lính cốt hòa-thuận, không cốt đông; cốt tinh-nhuệ, không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm-dẻo, chứ không lấy mạnh đè yếu, nhiều hiếp ít." ** Quang-Trung **

 

Văn Miếu Trấn Biên, Biên Hòa, Đông Nai

 20Bmtvnm1

   Những ngày cuối năm 2019, sau khi dự buổi ra mắt tập thơ KHÚC TỰ TÌNH  củaThi Nhân Trẻ, tôi tự thưởng cho mình một chuyến du lịch. Lần này là hướng Biên Hòa. Từ Sài Gòn, theo QL 1K khoảng 30 km, con đường này gợi nhớ những ngày còn rất nhỏ được mẹ cho đi cùng.Cảnh quan bây giờ thay đổi rất nhiều mà ký ức chẳng còn hình dung được. Qua cầu Đồng Nai, rẻ trái , hướng về thượng nguồn, theo đường Huỳnh Văn Nghệ dài hun hút là đến Khu du lịch sinh thái Bửu Long và Văn Miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ đàng trong (1715 ) nhằm tôn vinh văn hóa nước Việt. Đến nay đã hơn 300 năm. Văn miếu là nơi thể hiện tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài, là một nền giáo dục có tính nhân văn cao, chuẩn mực đạo đức. Nền giáo dục ấy đã sinh ra những tên tuổi  làm rạng danh nước Việt, những hiền tài làm rạng rỡ đất phương Nam, đồng thời tô điểm truyền thống ngàn năm của dân tộc ( nguồn Google ). 

   Tôi vào tham quan với lòng cung kính, ngưỡng mộ. Sau khi thắp nhang, tôi rời và vòng khắp các khu di tích  hướng về phía trước là Vườn Tượng Danh Nhân Văn Hóa. Nơi đây có 13 vị, ngoài 12 ở trong văn miếu như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Nguyễn Hữu Nghĩa và Tượng Vua Lý Thái Tổ ở trung tâm vườn.

   Với cái gió hanh hao, cái nắng vàng ươm như trút mật giữa trưa miền đông nam bộ, thỉnh thoảng vài hơi sương nứớc theo cơn gió lướt qua mặt hồ làm tôi quên đi mệt nhọc, say mê nhìn từng bức tượng, cuối cùng dừng chân nghỉ phía sau tượng vua Lý Thái Tổ . 

   Tôi rời vườn tượng khi chiều nghiêng bóng. Không quên ghi vài tấm hình lưu niệm vì chẳng biết khi nào trở lại nơi đây.

Minh Triết