"Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!" ** Trần Quốc Tuấn **

 

Chữ Trinh Trong Văn Hoá Dân Gian

Trong ba bài “Bản Chất Người Đàn Bà Dân dã Việt Nam Qua Nhận xét Về Quan hệ Lứa đôi trong Ca dao và Tục ngữ”, Bài I, II, và III, của tác giả Nguyễn Văn Thái, chúng ta nhận thấy bản chất của phụ nữ thôn quê về phương diện quan hệ yêu đương và sinh lí rất tự do và phóng khoáng, đi ngược lại với những phạm trù luân lí của Khổng giáo. Một số rất lớn những câu ca dao và tục ngữ cho thấy là phụ nữ vùng quê xem quan hệ sinh lí giữa những người yêu nhau (bao gồm thanh niên, thanh nữ, goá phụ, hay những người lớn tuổi) là một sinh hoạt bình thường của thiên nhiên. Đạo đức Khổng giáo thì lại đòi hỏi người con gái khi chưa lấy chồng phải trinh tiết và quả phụ phải để tang chồng 3 năm trước khi được quyền tái giá, đồng thời đề cao những quả phụ -- nhất là những quả phụ, trong những gia đình quyền cao chức trọng, từ chối bước thêm một bước nữa để nuôi con thành tài -- bằng những tưởng lệ của vua như “Tiết Hạnh Khả Phong”.

Đoạn thơ sau đây, trích dẫn từ Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi, cho thấy đường hướng giáo huấn của Nho giáo dành cho phụ nữ:

Phận làm gái ở cùng cha mẹ,
Lòng phải chăm học khéo
, học khôn,
Một mai xuất giá hồi môn,

.... (thiếu một câu)
Phận bồ liễu giá trong như ngọc,
Khéo là khéo bánh trong, bánh lọc,
Lại ngoan nghề dệt vóc, may mền.
Khôn là khôn lẽ phải, đường tin,
Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi.
Khôn chẳng tưởng mưu lừa chước dối,
Khéo chẳng khoe vẻ lịch, chiều trai.
Xưa nay hầu dễ mấy người,
Miệng khôn, tai khéo cho ai được nhờ.
Phận làm gái này lời giáo huấn,
Lắng tai nghe cổ truyện mới nên,
Hãy xem xưa những bậc dâu hiền,
Kiêm tứ đức: dung, công, ngôn, hạnh,
Công là đủ mùi xôi, thức bánh,
Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim.
Dung là nét mặt ngọc trang nghiêm,
Không tha thiết, không chiều lả tả.
Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ,
Hạnh là đường ngay thảo kính tin.
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền,
Dung, công, ngôn, hạnh là tiên phàm trần.
Phận con gái ở nhà thi lễ,
Lắng mà nghe kể chuyện tam cương:
Dẫu ái ân cùng chiếu cùng giường,

Đạo chồng sánh quân thần chi đạo.

 

Dù là vợ cùng chung chiếu, chung giường với chồng, nhưng đạo vợ chồng cũng giống như đạo vua tôi. Do đó, phụ nữ thường có câu châm biếm là “chồng chúa, vợ tôi (tức là tôi tớ)”. Những tài liệu giáo dục gia đình như thế này thường chỉ được lưu truyền trong những gia đình Nho giáo, có học. Đối với giới bình dân thì có những câu tục ngữ như là:

Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn,

Nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm.

 

Mặc dù hai câu trên chứa toàn những từ Hán Nôm, nhưng trong thực tế rất phổ biến trong quần chúng. Mới nghe qua, người ta chỉ có cảm tưởng là con trai, con gái không nên vào phòng của nhau vì sẽ xảy ra những điều xấu . Tuy nhiên, cách sử dụng từ ngữ cho thấy tâm thức kì thị giới tính rất rõ rệt: Từ “loạn”1 có nghĩa là lộn xộn, không có trật tự; còn từ “dâm”2 có nghĩa là sự ham muốn thú nhục dục quá mức hoặc không chính đáng. Con trai vào phòng con gái thì chỉ tạo nên sự lộn xộn, mất trật tự. Con gái vào phòng con trai thì bị kết án là lăng loàn, dâm đãng. Bằng chứng là truyện Kiều bị các nhà Nho liệt vào hạng dâm thư chỉ vì Thuý Kiều ban đêm sang thăm Kim Trọng. Những ý niệm “loạn” và “dâm” phát sinh từ tiềm thức kì thị của giới đàn ông (thầy đồ) sáng tác ra hai câu tục ngữ trên. Người đọc cũng sẽ nhận lãnh những ý niệm kì thị giới tính và sự kết án này một cách vô thức tạo ấn tượng sâu đậm và lâu dài trong đầu óc con người.

Ngoài ra, ở trình độ bình dân, còn có những cảnh báo trắng trợn, dù không có cơ sở thực tế hay khoa học, nhằm ngăn chặn những hành vi mà Nho giáo không chấp nhận như:

Gái đừng hay đến nhà trai,

Mai sau hai vú bằng hai sọ dừa.

 

Con gái chơi vi con trai,

V sau hai vú bng hai s da.

 

inh l

Như đã có trình bày trong những bài trước, công, dung, ngôn hoàn toàn không phù hợp với lối sống đơn giản, thô sơ của nông dân. Riêng từ “hạnh” bao gồm khá nhiều thành tố ngữ nghĩa (features) như nết na, thuỳ mị, lễ phép, và trinh bạch. Nết na, thuỳ mị, lễ phép đòi hỏi những hình thức diễn đạt khá rõ rệt trong những gia đình Nho giáo trung lưu, phần nào có học. Nhưng trong những gia đình thuần chất nông dân thì tính bình đẳng do sự phân công lao động đồng đều giữa các thành viên trong gia đình đã làm lu mờ ngữ nghĩa của những thành tố này và, trong thực tế, chỉ còn lại trong sự thể hiện tình cha con, anh em, v.v… Riêng thành tố ngữ nghĩa “trinh bạch”, một thành tố gắn liền mật thiết với cuộc sống, đã gây tranh cãi trong sự va chạm giữa giáo huấn Nho giáo và bản chất tự do, phóng khoáng của người phụ nữ, nhất là của các phụ nữ thôn dã. Đặc biệt đáng chú ý là sự giáo huấn khắt khe của Khổng giáo về trinh tiết chỉ dành cho phụ nữ trong lúc không hề đề cập đến những giáo điều về quan hệ sinh lí lứa đôi dành cho nam giới.

 

Và cũng như đã có trình bày trong những bài trước, phản ứng đối kháng nhiều lúc rất quá khích qua rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ chỉ phản ánh sự tức giận của người phụ nữ -- với bản chất tự do, phóng khoáng -- trước những phạm trù luân lí thiên vị áp đặt bởi Khổng giáo và những hành sử bất công của nam giới mà thôi. Trong thực tế, người ta không thấy hoặc hiếm khi nghe được những hành động của phụ nữ thôn quê như được mô tả trong những câu ca dao đối kháng.

Ở đây, tác giả xin mở một dấu ngoặc liên quan đến câu hỏi ai là người sáng tác ra ca dao, tục ngữ. Trước hết, ca dao, tục ngữ là “lịch sử truyền khẩu” được thu thập từ mấy nghìn năm và được chứng thực bằng việc nhân gian chấp nhận, tiếp tục sáng tác và truyền tụng, phổ biến. Tác giả bài này đã từng có kinh nghiệm thực tế chứng kiến, trước 1975, cảnh người dân thôn quê linh động sáng tác ngay tại chỗ những câu hò, những câu ca dao cũng như hát lên những câu đã được sáng tác từ trước bởi người khác, trong những dịp gặt lúa, đập lúa, giã gạo.v.v…  Dĩ nhiên, một số có lẽ khá lớn những câu ca dao, tục ngữ đã được sáng tác bởi các thầy đồ ở vùng thôn quê, nhất là những câu có trích dẫn điển cố. Tuy nhiên, dù một phần lớn hay phần nhỏ của những câu ca dao, tục ngữ được sáng tác bởi người dân thôn quê, hay bởi các thầy đồ dạy học ở các vùng quê, hay bởi những phụ nữ có học, không phải là vấn đề quan trọng mà là việc người dân sử dụng ca dao, tục ngữ như là sở hữu của chính mình, như là mạch sống của đời mình. Trong tiến trình phổ biến, truyền tụng ca dao và tục ngữ, người dân thường hay tái sáng tác bằng cách thay đổi một vài từ trong câu để cho thích hợp với ngôn ngữ địa phương của mình. Điều này chứng tỏ người bình dân cảm thấy ca dao là sở hữu của họ và tư duy phát sinh từ ca dao là tư duy của chính họ.

Hiện tượng đối kháng trong ca dao, tục ngữ bao gồm nhiều lãnh vực xã hội. Nhưng đối kháng giáo điều Nho giáo trội bật nhất trong lãnh vực yêu đương và quan hệ sinh lí vì lãnh vực này chiếm một số khá lớn những câu ca dao và tục ngữ. Tuy nhiên, để tránh khuynh hướng quá khích trong đường hướng phê bình, chúng ta phải xác nhận là không phải toàn thể phụ nữ dân dã đều chống đối những phạm trù luân lí của Khổng giáo về quan hệ lứa đôi, nhất là về quan hệ s

í. Có một số câu ca dao, mặc dù là không nhiều, chấp nhận trinh tiết là rất quan trọng đối với người con gái:

Gái thì giữ lấy chữ trinh,

Siêng năng, chín chắn, Trời dành phúc cho.

 

Con gái, ca cài then đóng.

 

Ch trinh đáng giá ngàn vàng.

 

Hoa thơm mt nh đi ri,

Còn thơm đâu na mà ngưi ưc ao.

 

Hoa mất nhị lấy gì mà thơm.

 

Hoa mt nhu ly gì làm thơm.

 

Hoa thơm mt nh đi ri,

Dù rng trang đim cũng ngưi vô duyên.

 

Mc ai ép nghĩa, nài tình,

Phn mình là gái, ch trinh làm đu.

 

Nhng ngưi hiếu đ, trung trinh,

V vang tiên t, thơm danh h hàng.

 

Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,

Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.

 

Đã sinh ra kiếp đi,

Trai thi trung, hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thi trinh trnh lòng son,

Sm hôm gìn gi ko còn chút sai.

Trai lành, gái tt ra ngưi,

Khuyên con trong by nhiêu li cho chuyên.

Thương thi da vế, k lưng

Vic y xin đng, đ trng v sau.

 

Mặc dù chịu ảnh hưởng Nho giáo về lãnh vực tiết hạnh, nhưng qua những câu ca dao này, người ta thấy ngay là người đàn bà dân dã đã vượt lằn mức đạo đức đầu tiên ấn định bởi Khổng giáo: đó là tự do yêu đương. Đối với Khổng giáo thì “nam nữ thụ thụ bất thân”: Nam và nữ không được trực tiếp trao đổi phẩm vật cho nhau, phải giữ khoảng cách. Đối với một số người người dân thôn dã Việt Nam, yêu nhau thì được, nhưng quan hệ sinh lí thì không vì số người này cũng đồng ý là một khi người con gái đã mất trinh thì cũng không khác gì một bông hoa đã mất hết nhuỵ, không còn ai yêu quý nữa.

Người con gái hiểu rằng, một khi đã mất trinh tiết là đã đánh mất đi giá trị của mình đối với quan điểm của người con trai. Nhưng vì yêu đương, vì gần gũi nên tránh được quan hệ sinh lí là một điều rất khó thực hiện. Do đó, người con gái phải luôn cảnh giác vì người con trai, với đòi hỏi sinh lí tự nhiên, thường có hành vi trái ngược với lập trường của chính mình là con gái cần phải gìn giữ trinh tiết. Và trong trường hợp người con gái không cứng rắn thì chỉ con gái, với những hậu quả có thể xảy ra, phải chịu thiệt thòi mà thôi.

Lu tranh an phn khó,

Nhà bc b duyên mình.

Nghèo hèn gìn gi tiết trinh,

Bao gi gp g duyên tình s hay.

 

Qua phân đã cn li,

Bu hãy còn hn trách.

Đ qua nói sách, ch có ghi rng:

“Nam trng tài năng, n hng trinh tiết”

Bu dt qua ri, sao tiếc thương qua?

Ra v nguyt ln sao thưa,

Dt tình ti bu, qua chưa tiếng gì.

_Phàm là thân n nhi,

Phi trng ch tiết trinh.

Ngày nay gp g thình lình,

L nào em trao hết tâm tình cho anh?

_Anh chng phi như phưng trăng gió, chn ngõ, đón truông,

Bao gi anh cũng gi cang thưng.

Min em mt tiếng, anh s ly song đưng cưi em.

_Li anh đã ha, ngàn ba em không quên,

Thương nhau cho cht cho bn,

T đây em đt nén hương nguyn ch anh.

 

_Hng ngày kinh s dùi mài,

Anh biết chăng ngàn vàng du có, khó nài ch trinh.

_Phn anh quân t bt quý ngàn vàng,

Ch trinh em gi, anh chng màng vàng cân

 

Khắc nghiệt là ở chỗ hủ tục giáo điều đã điều kiện hoá trí óc của người đàn ông Việt Nam trong quan điểm là con gái phải trinh tiết và nam nhi không thể yêu hay lấy một người con gái không còn trinh tiết làm vợ:

Ra đường thấy cánh hoa rơi,

Hai chân dậm xuống, chẳng chơi hoa thừa.

 

Trồng tre, trồng trúc, trồng dừa,

Muốn nên cơ nghiệp thì chừa lang vân [gái lộn chồng].

 

Muốn cho chim Phụng nọ gặp Hoàng.

Em ơi!

Tiết trinh được vẹn, đâu màng thấp cao.

 

Giăng xưa đã khuyết mấy lần,

Phẩm tiên trong giá, trắng ngần còn chăng?

 

Nam thì mộ trinh tiết, gái thì mộ tài lương.

Đôi ta nay trọng đạo cang thường.

Bớ em ơi!

Khuyên em giữ nết cho bường [bằng] Mnh-Quang3.

 

Mặc dù chỉ có thể yêu và chỉ lấy gái trinh làm vợ, nhưng cách hành sử của một số khá lớn đàn ông khi quen biết con gái thường không phù hợp hay tôn trọng điều kiện trinh tiết cần có của người con gái mình quen hay yêu. Dù ý thức được nhu cầu của người con gái là phải giữ gìn tiết hạnh, người con trai vẫn thường vòi vĩnh, nài nỉ, có khi lần khân cho kì được. Do đó, vì yêu, người con gái phải đơn độc trải qua một cuộc đấu tranh rất gay cấn để ngăn chặn hành động của người con trai mà mình yêu và cũng để ngăn cản sự sa ngã của chính bản thân. Vũ khí đấu tranh của người đàn bà thường là gieo sự sợ hãi nơi người con trai là nếu cha mẹ biết được thì sẽ bị “chia uyên, rẽ thuý” và thứ đến là sự sợ hãi bị bà con, láng giềng, hàng xóm đàm tiếu, dị nghị, phương hại đến phẩm giá của gia đình, một điều rất quan trọng trong văn hoá của người Việt. Hai vũ khí này có sức mạnh tương đối có khả năng thuyết phục người yêu mà không bị người yêu quy lỗi cho người đàn bà là không thuận (có nghĩa là không yêu), cũng còn có nghĩa là người đàn bà không hoàn toàn chống đối mà chỉ trì hoãn cho đến ngày thành hôn mà thôi.

Đôi anh đi đôi bên đường,

Thấy em đi giữa, hỏi nường đi đâu?

Thưa rằng: Em đi hái dâu,

Hai anh li giở khăn trầu mời ăn.

_Em là con gái thanh tân,

Đường này vắng vẻ, không ăn trầu người.

Hai anh mỉm miệng liền cười,

_Con nhà có ý nghe lời mẹ cha.

Trầu ta lại bỏ túi ta,

Không ăn đùm lại, kẻo mà héo đi.

 

Sáng ngày tôi đi hái dâu,

Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.

Hai anh đứng dậy hỏi han,

Hỏi rng: “Cô ấy vội vàng đi đâu?”

Thưa rằng: “Tôi đi hái dâu.”

Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.

Thưa rằng: “Bác mẹ tôi răn:

“Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.”

 

_Miếng trầu của đáng là bao,

Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

_Thưa rằng: bác mẹ em răn,

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

 

Ra đi mẹ có dặn rằng:

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Miếng trầu ăn nặng bằng chì,

Ăn rồi, em biết lấy gì đền ơn.

 

Thương nhau thì biết ý nhau,

Miếng trầu, miếng thuốc, miếng cau, bạn bè.

Thương nhau chớ vội ngồi kề,

Phụ mẫu hay được khó bề tới lui.

 

Trng tre đ ngn cheo leo,

Có thương đng dưi, đng leo tre on

 

Đó thương đây đừng cho ai biết,

Rủi mai xa rồi, danh tiết còn thơm.

 

Nhạn còn nao nức hứng sương,

Đây tui còn trực tiết, náu nương chờ mình.

 

Ới anh! Có xa thì xa cho mất,

Anh có lại gần thì thành thất thành gia.

Em khuyên anh đừng lại lại qua qua,

Một mai cha mẹ biết đánh la om sòm.

 

Cá lí ngư sầu tư biếng lội,

Chim phụng hoàng vì cội, biếng bay.

Anh thương em đừng vi nắm tay,

Miệng thế gian ngôn dực, phụ mẫu hay rầy rà.

Nếu mà thương bữa lại qua,

Thấu tai phụ mẫu đôi ta chia lìa.

Anh vi em như khoá với chìa,

Như chìa với khoá không lìa mới hay.

Nếu để mà cha mẹ em hay,

Thì nghĩa nhân hai đứa phải càng ngày ắt xa.

 

_Chợ nào chợ chẳng có quà,

Người nào chả biết một vài bốn câu.

Ở đây đất đỏ như nâu,

Sao cô không hát vài câu huê tình?

Hỏi cô, cô cứ làm thinh,

Để ta hát mãi một mình sao đang!

_Giã ơn quân tử nghìn vàng,

Buông ra cho khách hồng nhan được nhờ.

Cớ gì mà nắm giữa đường,

Nợ chàng không nợ, vay chàng không vay.

Em van, chớ nắm cổ tay,

Buông ra, em nói lời này thở than.

Xin chàng chớ vội nm ngang,

Xa xôi cách mấy dặm đàng cũng nên.

Tơ hồng chỉ thắm là duyên,

Bao giờ em thuận thì nên bấy giờ.

 

Anh như Đại Thánh trên mây,

Em đây nhỏ bé như tay Phật Bà,

Xin anh btay em ra,

Rồi mai em sẽ đi qua chốn này.

Nếu anh còn giữ lấy tay,

Rồi mai em biết chốn này là đâu.

 

Rau muống bắt cuống rau răm,

Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay.

Xin chàng hãy bỏ tay ra,

Đến mai về cửa về nhà sẽ hay.

Chàng đừng cầm lấy cổ tay,

Khi xưa cành mận khi nay cành đào.

 

Nếu có bị ám chỉ kết án sàm sỡ thì người đàn ông liền trách móc người đàn bà là chưa làm gì mà đã hờn dỗi:

 

Chim khôn chưa bắt đã bay,

Gái khôn chưa bớ đến tay đã hờn.

 

Nhưng trong văn hoá Việt, tục ngữ có câu, “được đàng chân, lân đàng đầu.” Cho nên, người đàn bà vẫn phải bênh vực lập trường của mình, và tiếp tục khuếch đại hai vũ khí đã từng dùng, nhưng trong những bối cảnh có tính thuyết phục hơn, mà vẫn khẳng định được tình yêu của mình:

 

Làm trai như anh, giữ mưu giữ kế,

Làm gái như em, giữ thế giữ thần.

Miệng thế gian sắc tựa gươm thần,

Em thương anh không dám lại gần một bên.

 

Ngọn gió thổi qua, lá đào rơi rụng,

Đôi ta không phải vợ chồng, chung đụng nhau chi!

 

Thiếp thương chàng nhưng đng cho ai biết,

Chàng có thương thiếp, ch nói thit cho ai hay.

Vì ming thế gian lm k thày lay,

Cc chàng tám lng, kh thiếp rày na cân.

 

Đèn hết du, đèn tt,

Hoa ra nhu, hết thơm.

Em biu anh đng có lên xung đêm hôm,

Thế gian đàm tiếu, tiếng đn ti em.

 

Anh có thương em thì đừng có luân con mắt,

Đừng có quẹt ngón tay,

Người ta đông như hội, ngó ngay mà nhìn.

Miếng trầu, miếng thuốc, em không xin,

Thuốc anh, anh hút, đừng đưa em, đừng mời.

Miệng thế gian họ đồn lm anh ơi!

Giả lơ, làm lãng như hồi chưa quen.

 

_Châu Trần phải nợ,

Nhưng em còn sợ lịnh mcha.

Thương thầm nhớ trộm đôi ta,

Mẹ cha hay đặng, ắt là khổ em.

_Thương nhau cách mấy,

Đừng cho thiên hạ thấy, họ nói bậy bạ xấu xa.

Để anh về thưa thiệt mẹ cha,

Lo toan sáu lễ đem qua cho ri.

 

Gái liệt nữ dám đâu hai dạ,

Đấng thuyền quyên đâu dám hai lòng.

Nợ duyên em giữ vẹn, khỏi vòng cười chê.

 

Nhưng người đàn ông vẫn không bỏ cuộc, vẫn cố nài nỉ:

 

Yêu nhau cau hết nửa nương,

Trầu hết nửa bãi mà cũng chưa tường mặt nhau.

 

Thương nhau câu hết nửa vườn,

Trầu hết nửa chợ chưa tường mặt nhau.

 

Phụ mẫu mình khuôn phép luật hình,

Tôi không từng lai vãng nên mình quên tôi.

 

Muốn vãng lai, sợ nàng mang tiếng,

Giả khách qua đàng, sớm viếng tối thăm.

 

Và hình như có lúc người đàn bà cũng đã nhượng bộ phần nào, nhưng muốn người đàn ông phải chịu trách nhiệm:

 

Bông ba thơm mọc cạnh thờ li,

Anh có thương thì tới, em đi tìm thì không.

 

Tuy nhiên, tình yêu có sức mạnh huyền bí, như Blaise Pascal đã từng nói, “Le cœur a ses raisons que la raison ne connaît point (Trái tim có những lí lẽ của nó mà lí trí không biết được).”

 

Ra đường chẳng dám chào nhau,

Con mắt liếc thấy, dạ đau qun quằn.

Về nhà m chẳng muốn ăn,

Chân chẳng muốn bước vì chưng nhớ người.

 

Hàm chứa trong động lực của tình yêu là những ẩn ức sinh lí nồng cháy của tuổi thanh thiếu niên mà chính đương sự cũng không hiểu rõ vì những ẩn ức này đều ứ đọng trong tiềm thức chỉ chờ cơ hội để được thể hiện. Và những ẩn ức này, khi chưa được giải toả, thường được thoát ra qua những dòng ca dao lãng mạn, nức nở, thiết tha kêu gọi, vang vọng từ tận đáy lòng của những người con trai cũng như con gái thật lòng yêu nhau:

 

Cửa song loan im m còn gài,

Mưa sa gió tạt, tạt ngoài mái hiên.

 

Cửa song loan anh khoan mở đã,

Thầy mẹ ở nhà cẩn khoá niêm phong.

Anh chớ mê ba đắm nguyệt trong lòng,

Một mai e lỗi đạo vợ chồng, anh ơi!

 

Cửa song loan sớm mở tối gài,

Mình đứng trong than thở, tôi đứng ngoài thở than.

 

Đêm qua anh nm nhà ngoài,

Để em thở ngắn, than dài nhà trong.

Ước gì anh được vô phòng,

Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.

 

Đêm nằm thổn thức vào ra,

Chờ cha mẹ ngủ, lén qua thăm mình.

Tôi than hết sức, tôi dứt hết tình,

Thiếu điều cắt ruột trao cho mình, mình ôi!

 

Rồi đến lúc người con gái ngã gục trước sức mạnh của tình yêu, vượt lên tất cả mọi chướng ngại, thú nhận là mình đã quá yêu và không thể có gì có thể ngăn cản được tình yêu của nàng. Người bình dân thì nói:

La gn rơm không cháy cũng tròm trèm,

Mèo không ăn vng, đi đêm làm gì?

 

Nhưng thực tế là chính tính độc đoán không cưỡng lại được của tình yêu đã làm cho người đàn bà cuối cùng cũng phải nhượng bộ:

 

Em thương anh dù cha mẹ có quấn tóc kèo nhà,

Đánh bằng roi sắt, xa mà không xa.

Chừng nào roi sắt trổ hoa,

Cây khô nở nhuỵ, đôi đứa ta mới lìa.

 

Mẹ cha nói rứa mặc người,

Hai ta thương chắc lâu dài thì hơn.

 

Nhưng sau khi đã chung đụng xác thịt, người con gái thường bâng khuâng không biết số phận mình sẽ trôi dạt về đâu.

 

Nghĩ xa thôi li nghĩ gn,

Làm thân con nhn, my ln vương tơ.

Chc đâu trong đc mà ch,

Hoa thơm mt tuyết, nương nh vào đâu?

 

Bởi vì trong không ít trường hợp, sau khi đã thoả mãn xác thịt, ẩn ức sinh lí đã được giải toả thì người con trai cảm thấy sức mạnh của tình yêu không còn mãnh liệt như trước. Đối với người con gái, bản chất gắn chặt tình cảm yêu đương cùng với những hình ảnh gia đình vợ chồng, con cái đầm ấm là những động lực vượt lên trên những thúc dục nhất thời về sinh lí, nên viễn tượng này thường được cưu mang, ấp ủ thành một lập trường vững chắc trong quan niệm đôi lứa. Trong lúc đối với một số lớn con trai, thường chỉ biết chìu theo tiếng gọi của yêu đương và hiếm khi suy nghĩ và ấp ủ những kế hoạch tổ ấm lâu dài, cọng thêm động lực sinh lí mạnh mẽ của tuổi trẻ thúc đẩy nên thông thường người con trai không hiểu được đâu là động lực chính. Do đó, khi ẩn ức sinh lí đã được giải toả thì những thanh niên ít suy nghĩ thường cảm thấy tình trạng “hạ nhiệt” trong tình yêu và bắt đầu nghĩ lại, rồi trong nhiều trường hợp đã đổ thừa cho người con gái là:

 

Trèo lên cây mít, ít múi nhiu xơ,

Con gái lng lơ, trai tơ by b.

Con gái nhu mì, trai đã dám đâu

 

Trách lòng con nhn lăng loàn,

Chỉ bao nhiêu sợi mỗi đàng mỗi giăng.

 

Trng treo ai dám đánh thùng,

Bu không, ai dám ging chun vô.

 

Tình trạng người con trai lơ là, rồi bỏ rơi người con gái sau khi đã thoả mãn nhục dục không phải là ít, vì thông thường người con trai chỉ lấy người con gái còn trinh tiết làm vợ. Do đó, người con gái luôn luôn bị thiệt thòi không những trong tình yêu đối với người con trai mình yêu đã bỏ rơi mình mà còn đối với đại đa số những người con trai khác nữa.

Sự kì thị giới tính bất công đối với phụ nữ đã đưa đến đối kháng như đã được phân tích trong những bài trước về bản chất của người đàn bà dân dã. Những đối kháng này nhiều lúc rất quá khích, nhưng không phản ánh những hành động của phụ nữ vùng quê trong thực tế mà chỉ phản ánh sự phẫn uất về sự bất công xã hội trong việc phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới. Đối với nữ giới thì con gái phải trinh tiết; goá phụ, dù còn rất trẻ, phải để tang chồng 3 năm trước khi được quyền tái giá và phải chính chuyên, nghĩa là phải giữ gìn tiết hạnh, không được có quan hệ yêu đương hay sinh lí; phụ nữ lớn tuổi mà vẫn có quan hệ yêu đương hay sinh lí thì bị đàm tiếu, chế giễu. Trong lúc con trai thì không hề bị đòi hỏi phải trinh tiết. Người con trai nào quen biết được nhiều con gái thì thường được ca tụng là “đào hoa”; con gái thì bị kết án là “lăng loàn”. Tệ hơn nữa là đàn ông trong xã hội cũ thường “năm thê, bảy thiếp” và tự do trai gái, rượu chè, nha phiến, cờ bạc, đĩ điếm. Đàn bà thì phải “chính chuyên một chồng” và chăm lo nội trợ. Và người đàn ông – bất kể bao nhiêu là van nài vô vọng của người đàn bà yêu cầu chồng bỏ đi những thói hư, tật xấu – lại khẳng định cái quyền “hư đốn” của mình như là một chuyện tự nhiên mà thôi:

Đố ai nằm võng không đưa
Ru con không hát, anh chừa nguyệt hoa

Trước hoàn cảnh xã hội dung túng người đàn ông như thế, người đàn bà chỉ có thể có hai thái độ: (1) khuất phục hay (2) đối kháng. Người đàn bà trong những gia đình Nho học cổ truyền thường chọn giải pháp (1), nếu có ngoại trừ thì chỉ có Hồ Xuân Hương. Một số lớn phụ nữ dân dã chọn giải pháp (2) bằng cách chống lại sự áp đặt của Nho giáo qua rất nhiều câu ca dao và tục ngữ. Nhưng quan sát thực tế trước 1975 không cho phép chúng ta kết luận là hành động của phụ nữ dân dã đã xảy ra như những câu ca dao đã mô tả. Sự chống đối bằng văn chương bình dân này dù rất quá khích, nhưng chỉ phản ánh sự uất ức cùng tột của nữ giới vùng quê mà thôi.

Hoa thơm bán một đồng mười,

Hoa tàn, nhị rửa bán đôi lạng vàng.

 

Chữ “trinh” đáng giá nghìn vàng,

Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.

Còn như yêu vụng, dấu thầm,

Họp chợ trên bụng đến trăm con người.

 

Tuy nhiên, thái độ của người đàn ông thường rất phũ phàng, có lúc rất thô lỗ, vi phạm đến tính nhân bản tối thiểu cần có của con người.

 

Chồng chết chưa kịp làm tuần,

Mở rương lấy lụa may quần cho trai.

 

Chng chết chưa héo c đã b đi ly chng.

 

Chng chết còn cha hết tang,

L… đà ngm ngáp như mang cá mè.

 

Cho nên, cũng không lạ gì khi người đàn bà phản ứng một cách bộc trực bằng những lời nói, mà nếu xét đoán ngoài bối cảnh, người ta có thể cho là đàn bà “lòng lang dạ thú”. Nhưng, như đã có trình bày nhiều lần trước đây, những câu ca dao này chỉ phản ánh sự đối kháng quá khích -- bằng lời nói, chứ không phải bằng hành động -- của người đàn bà trước những bất công thái quá, nhưng lại thường xuyên được xã hội làm lơ hay chấp nhận, của nam giới.

 

Anh có tiền riêng cho em mượn ít đồng,

Mua gan công, mật cóc thuốc chồng theo anh.

 

Ngày mai lên thẳng rừng thông,

Kiếm gan công, mt cóc, thuốc chồng, theo anh.

 

Nói tóm lại, con gái phải giữ gìn trinh tiết hay các quả phụ cần phải chính chuyên hay không -- mặc dù là những chủ điểm cần được bàn cãi -- thực sự không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính cũng không phải là phụ nữ cần phải có những quyền tự do về quan hệ sinh lí rộng rãi như đàn ông mà cốt lõi là sự áp đặt bất công quá đáng bởi Khổng giáo đối với nam giới và nữ giới: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (có một con trai là có, có mười con gái cũng như không)”. Nếu đòi hỏi phụ nữ phải trinh tiết, chính chuyên thì nam giới cũng phải phục tòng những quy phạm đã đặt ra. Trong lúc người đàn ông đòi hỏi người vợ tương lai của mình phải có tiết hạnh mà thường xuyên có những hành động xâm phạm tiết hạnh của người mình yêu thì vấn nạn là nhu cầu cần phải điều chỉnh lại hành vi của nam giới. Điều này đòi hỏi giáo dục gia đình cũng như học đường phải đặc biệt dành cho nam/nữ sinh từ tuổi nhỏ sự hiểu biết về phát triển tâm sinh lí trẻ con và thanh thiếu niên và kiến thức suy luận về trách nhiệm bản thân, dựa trên căn bản công bằng, cơ sở của pháp lí nhân bản cần thiết cho mọi xã hội ổn định. Muốn có một chương trình giáo dục như thế thì cần phải có những cuộc thảo luận chính chắn có chiều sâu giữa các đại diện học sinh/sinh viên, phụ huynh, và giới chức giáo dục chuyên ngành, ngõ hầu có thể đề xuất được một chương trình giáo dục sinh lí/giới tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và văn hoá đích thực của dân tộc.

Nguyễn Văn Thái

North Wales, Pennsylvania

Ngày 21 Tháng 2 Năm 2023

 

CHÚ THÍCH

1Đào Duy Anh. Hán-Việt Từ Điển. (Trường Thi Xuất Bản, 26 Võ Tánh, Saigon, 1957.)

 

2Viện Ngôn Ngữ Học. Từ Điển Tiếng Việt. (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Từ Điển Học, Hà Nội, 1994.)

3Mạnh Quang: Người đời Hậu Hán, nổi tiếng là liệt nữ đoan chính. Ba mươi (30) tuổi

vẫn còn kén chồng và chỉ nguyện lấy được Lương Hồng - nghèo và nổi tiếng hiếu hạnh - làm chồng. Khi đã kết hôn với Lương Hồng, Mạnh Quang thật sự là một người vợ tốt. Họ sống rất hạnh phúc.