"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

 

Hôn Nhân Dị Chủng

 

Gần đây tôi nghe một bạn trẻ tuổi trên 30 nhận xét rằng hầu hết các cô gái Việt  bây giờ đều lấy chồng “ngoại quốc”, nghĩa là không phải người  gốc Việt và thanh niên Việt rất khó để cưới một cô vợ người Việt sinh ra tại Mỹ.Chúng ta thử tìm một số khảo cứu và thống kê về vấn đề này.

Ở Mỹ chừng 12% các đám cưới (newly weds, năm 2013) là dị chủng (xuyên chủng tộc, interracial) và 60% dân chúng đồng ý người trong gia đình kết hôn với người khác chủng tộc, mặc dù hôn nhân dị chủng chỉ mới hợp pháp trên toàn nước Mỹ từ năm 1967.

Ở Canada, 4,6% là đám cưới dị chủng (năm 2011), (thấp hơn Mỹ). Di dân Canada thế hệ đầu tiên có tỷ lệ dị chủng  12%, nhưng qua thế hệ thứ 2 tăng lên 51% và sau thế hệ thứ 3 tăng lên 69%.(1)

Ở Hàn Quốc, nơi mà chúng ta thường nghe nhắc tới vì  các cô dâu Việt Nam đang có phong trào lấy chồng Hàn từ cả chục năm nay, số liệu của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc cho thấy số cặp vợ chồng “đa văn hóa” ghi tên kết hôn tại nước này trong năm 2018 là 23.773 cặp, 9,2% tổng số các vụ kết hôn,  tăng 8,5% so với năm 2017. Trong số đó, trường hợp vợ là người Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất (30% , cao hơn người Trung quốc và người Thái). Kết hôn đa văn hóa là trường hợp người Hàn kết hôn với người nhập tịch, hoặc người nước ngoài; không bao gồm các trường hợp kết hôn giữa những người đã nhập tịch, hay người nước ngoài với nhau.(2) Cô dâu Việt chiếm 20% tổng số cô dâu nước ngoài sống tại Hàn Quốc.(3)

Mỗi năm có chừng 6000 phụ nữ Việt lấy chồng Hàn, nhưng điều thú vị là cũng có 500-600 đàn ông Việt cưới vợ Hàn quốc mặc dù nước này trai thừa gái thiếu và chính phủ khuyến khích nam giới lấy vợ ngoại quốc. (4)

Ước tính từ năm 1995 đến 2003, số phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan đã tăng vọt từ 1.476 lên hơn 60.000 người (bình quân trên 7000 người / năm), khiến người Việt Nam (75.000) trở thành nhóm nhập cư không phải người Hoa lớn nhất sống ở đảo này (5). Theo Tran Quang Lam và cọng sự (6), năm 2013 có trên 120,000 cô dâu Việt tại Đài Loan, tăng gấn gấp đôi trong 10 năm.

Động lực chính trong hầu hết các cuộc hôn nhân di cư, từ quan điểm của phụ nữ, là kinh tế và an ninh (Wikipedia).

22ahvhhn1 

Fig 1: Tình trạng các cô dâu Việt tại Hàn Quốc (South Korea)

 Nguồn: Báo Pháp Luật Việt Nam 3/1/2020.(3)

Hoàn cảnh ở Mỹ, Canada khác với một số nước có nhiều người Việt như Pháp. Mỹ có thống kê chi tiết về các “hôn nhân xuyên chủng tộc hay xuyên dân tộc” (interracial and interethnic marriages), trong lúc Pháp chỉ nghiên cứu về các hôn nhân  hỗn hợp (“mariages mixtes”) khi xảy ra giữa người có quốc tịch Pháp với người không có quốc tịch Pháp, vì luật pháp của Pháp nghiêm cấm việc sử dụng các thông tin tham khảo như nguồn gốc dân tộc hoặc hôn nhân giữa các tôn giáo. Ví dụ chúng ta chỉ biết chừng 14% các hôn nhân (236,300) năm 2015 của người Pháp là “mariages mixtes”, trong đó chừng 2,100 là người có quốc tịch Trung Quốc và 5,400 (2,23%)  là dân châu Á không phải người quốc tịch Trung Quốc. Nhóm gốc Á (không phải Trung Hoa) là nhóm đang tăng mạnh nhất (năm 1977 chỉ 1000).  Tuy nhiên tôi không thấy số liệu về người quốc tịch  Pháp gốc châu Á tại Pháp.(7)

Sau đây chúng ta sẽ bàn riêng về người châu Á, nhất là người gốc Việt ở Mỹ.

Theo Trung tâm Nghiên Cứu Pew*, khoảng một nửa (54%) người Mỹ gốc Á sẽ “rất thoải mái” nếu con của họ kết hôn với một người ngoài quốc gia gốc của chúng, khoảng ba trong mười người (28%) sẽ cảm thấy thoải mái (comfortable) với điều này và chỉ 13% thì "không quá thoải mái" hoặc không thoải mái chút nào. Tuy nhiên người Việt, cùng với người Hàn Quốc và người Ấn tỷ số “thoải mái “(48%) đối với hôn nhân dị chủng (interracial marriage) thấp hơn người Nhật hay người Phi. Vẫn còn  nhiều người Việt hải ngoại mong đợi hoặc đòi hỏi là dâu hoặc rể mình phải là người Việt (ngoài những điều kiện khác), vậy chúng ta thử tìm hiểu xem sự mong đợi hay đòi hỏi này có còn thực tế hay không. (*Pew Research Center là một cơ quan không đảng phái ở Washington, DC chuyên thăm dò dư luận và cung cấp những dữ kiện -họ tự gọi là “fact tank”- về các vấn đề xã hội, các công luận và các thay đổi về dân số đang định hình Hoa Kỳ và thế giới.)(8-9)

Sau đây chúng ta có thể rút được vài nét quan trọng về hôn nhân dị chủng của người Việt ở Mỹ qua các bản thống kê tìm thấy trên internet , một đăng trên báo AsianNation và bảng kia do Noah Smith đăng trên Twitter, trích dẫn kết quả của Trung tâm Nghiên cứu Pew.

  • Trong các gia đình mà chủ hộ là người Việt nhập cư ở Mỹ, 91.6% vợ hay chồng là người Việt, 4% là người châu Á (inter-Asian), 4% là người da trắng. Tỷ lệ này cao nhất trong các nhóm Á Châu, cao hơn người Hoa một chút (90%) nhưng cao hơn người Nhật nhiều (66% có vợ hoặc chồng Nhật, nhưng 18.7% chồng hoặc vợ da trắng).
  • Đàn ông Việt nói chung (nhập cư hoặc sinh tại Mỹ) đa số lấy vợ người Việt (92.6%), bằng người Ấn (92.5) , người Hàn quốc (90.4), và người Phi (85.1) một chút , cao hơn người Nhật (62.8%) nhiều. (fìg 3)
  • Nhưng phụ nữ có chồng Việt (84.6%) ít hơn là đàn ông có vợ Việt. Tuy nhiên phụ nữ Việt có chồng cùng gốc gác (Việt) nhiều hơn phụ nhữ gốc Á châu khác, nhất là Nhật (44.4%), chỉ thua Ấn Độ (92.9).
  • Nhưng nếu chỉ xét đến những cặp vợ chồng mà cả hai người đều được sinh ra (US born) hay lớn lên ở Mỹ (US raised) thì có nhiều khác biệt. 59% đàn ông lấy vợ Việt, và chỉ 40.9% các cô Việt có chồng cùng xứ gốc (ít hơn phụ nữ Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, chỉ nhiều hơn phụ nữ Phi 29% và Hàn Quốc 24%). (fig 3)
  • Đa số các cô “US born+US Raised” lấy chồng “ngoại quốc”, phần lớn là người da trắng (41.3) hay người Á Châu khác (12.2%). Như vậy, cô dâu Việt sinh ra hay lớn lên tại Mỹ lấy chồng Mỹ trắng nhiều hơn là lấy thanh niên gôc Việt (fig 3)
  • Cô dâu sanh tại Mỹ lấy chồng Việt chỉ trong 38% trường hợp, 35% lấy chồng da trắng (fig 5).

Chỉ 51%  chú rể sanh tại Mỹ có vợ gốc Việt (fig 5), nếu cả hai đều sanh tại Mỹ, chúng ta không biết số đối với người về VN lấy vợ như thế nào.

Kết luận: Trong lãnh vực hôn nhân dị chủng, tình hình đang thay đổi nhanh, càng ngày càng có nhiều cô dâu Việt kết hôn với người khác chủng tộc hay khác dân tộc. Đối với Mỹ, từ thế hệ 1 (nhập cư), qua thế hệ 1.5 (sinh tại VN, lớn lên tại Mỹ), qua thế hệ 2 (sinh tại Mỹ), tỷ lệ lấy người cùng gốc Việt càng ngày càng thấp.  Kết quả của những nghiên cứu thống kê thực hiện cách đây mười năm cho thấy đối với những người sinh tại Mỹ, đàn ông chỉ lấy vợ gốc Việt trong quá nửa trường hợp, các phụ nữ  (thế hệ 2) chỉ lấy chồng gốc Việt trong hơn một phần ba  các trường hợp. Có lẽ khuynh hướng này sẽ càng ngày càng gia tăng. Mẫu số chung cho giới trẻ sẽ là tiếng Anh, văn hóa Mỹ nói chung và giáo dục Mỹ; những yếu tố này sẽ lấn ép yếu tố nguồn gốc chủng tôc, văn hóa, truyền thống gia đình hay sự ưa thích của cha mẹ muốn có người dâu rễ cùng nguồn gốc dễ đối thoại, thông cảm hơn. Có lẽ thế hệ đi trước cần tìm hiểu  học hỏi thêm về quê hương mới để có thể đối thoại và vui sống với các thế hệ sau.

 22ahvhhn2

Fig 2: Hôn nhân dị  chủng ở những người chủ  hộ sinh  quán ở nước ngoài, theo sắc dân (dân tộc) Á Châu và theo chủng tộc hay sắc dân của người phối ngẫu.

 Nguồn: Patterns of Interracial and Interethnic Marriages

among Foreign-Born Asians in the United States

Philip Yang and Maggie Bohm-Jordan

https://pdfs.semanticscholar.org/b933/ff1ab2ad978f551a92fe0706bd7cbd4f0937.pdf

Marriage Patterns for Six Largest

Asian American Ethnic Groups (2010)

(Updated Nov. 2011)

Asian Indians

 

 All spouses

 US-Raised+US-Raised or Foreign raised  US-Raised+US- Raised only

Men

 

Asian Indian

92.5

76.9

62.4

Other Asian

1.5

4.2

4.5

White

4.3

13.3

25.6

Black

0.3

0.9

0.7

Hispanic/Latino

0.8

2.5

3.5

Multiracial & All Others

0.6

2.1

3.4

Population Size (x1000)

701.6

62.1

32.1

 

Women

 

Asian Indian

92.9

70.6

52.0

Other Asian

0.9

1.9

2.9

White

4.7

22.6

37.8

Black

0.5

1.8

2.8

Hispanic/Latino

0.4

1.4

2.1

Multiracial & All Others

0.7

1.7

2.4

Population Size (x1000)

691.6

68.3

39.2

 

Chinese

Men

 

Chinese

88.8

63.9

53.6

Other Asian

4.8

12.9

14.8

White

5.2

19.2

26.5

Black

0.1

0.1

0.2

Hispanic/Latino

0.7

2.1

2.6

Multiracial & All Others

0.5

1.7

2.3

Population Size (x1000)

707.0

140.8

96.8

 

Women

 

Chinese

79.9

52.4

46.1

Other Asian

3.5

9.9

10.4

White

14.5

31.9

37.7

Black

0.3

0.7

0.7

Hispanic/Latino

0.9

2.8

2.8

Multiracial & All Others

0.8

2.3

2.4

Population Size (x1000)

777.9

138.5

112.6

 

Filipinos

Men

 

Filipino

85.1

54.2

42.1

Other Asian

2.6

7.1

7.9

White

7.9

24.0

31.8

Black

0.2

1.0

1.4

Hispanic/Latino

2.8

9.0

11.0

Multiracial & All Others

1.4

4.7

5.8

Population Size (x1000)

440.8

99.2

71.3

 

Women

 

Filipino

61.6

36.7

29.1

Other Asian

2.6

6.2

6.4

White

27.0

37.2

42.7

Black

2.6

4.0

4.4

Hispanic/Latino

3.7

8.1

8.5

Multiracial & All Others

2.6

7.8

8.9

Population Size (x1000)

608.7

121.0

102.2

 

Japanese

       

Men

 

Japanese

62.8

54.5

53.8

Other Asian

11.5

14.2

12.2

White

18.8

22.8

25.1

Blacks

0.2

0.3

0.3

Hispanic/Latino

3.3

3.8

3.6

Multiracial & All Others

3.5

4.5

4.9

Population Size (x1000)

151.1

104.7

91.2

 

Women

 

Japanese

44.4

48.9

49.3

Other Asian

8.0

12.2

11.0

White

38.1

29.4

29.9

Black

2.1

0.7

0.8

Hispanic/Latino

3.2

3.7

3.9

Multiracial & All Others

4.1

5.1

5.2

Population Size (x1000)

212.6

104.3

99.7

 

Koreans

Men

 

Korean

90.4

61.1

44.8

Other Asian

2.9

10.4

13.0

White

5.3

23.1

34.6

Black

0.2

0.8

1.2

Hispanic/Latino

0.9

3.7

5.3

Multiracial & All Others

0.4

0.7

1.1

Population Size (x1000)

265.4

47.8

30.2

 

Women

 

Korean

68.1

35.4

24.1

Other Asian

3.6

9.2

9.8

White

24.4

48.4

57.7

Black

1.4

1.6

1.9

Hispanic/Latino

1.3

2.7

3.3

Multiracial & All Others

1.2

2.7

3.3

Population Size (x1000)

351.5

72.6

58.4

 

Vietnamese

Men

 

Vietnamese

92.6

71.0

59.0

Other Asian

3.4

11.9

13.7

White

2.8

13.1

21.9

Black

0.0

0.2

0.4

Hispanic/Latino

0.5

2.6

3.3

Multiracial & All Others

0.6

1.3

1.6

Population Size (x1000)

299.7

44.9

26.8

 

Women

 

Vietnamese

84.6

56.3

40.6

Other Asian

4.2

11.1

12.2

White

9.4

28.7

41.3

Black

0.2

0.5

0.5

Hispanic/Latino

0.9

2.9

4.5

Multiracial & All Others

0.7

0.5

0.8

Population Size (x1000)

323.6

54.4

35.0

 

USR = U.S.-Raised (1.5 generation or higher)

FR = Foreign-Raised (1st generation)

"USR + USR or FR" = Spouse 1 is U.S.-Raised while Spouse 2 can be U.S.-Raised or Foreign-Raised

"USR + USR Only" = Both spouses are U.S.-Raised

Methodology used to tabulate these statistics

Fig 3: Nguồn: http://www.asian-nation.org/interracial.shtml#sthash.OhA5sOtF.ZcFi03gg.dpbs

 

 22ahvhhn4

Fig 4: Chủng tộc của người phối ngẫu năm 2008-2016

Nguồn https://twitter.com/Noahpinion/status/986783284490158080

 22ahvhhn5

Fig 5: Chủng tộc của người phối ngẫu (chỉ những người sinh tại Mỹ, US born) năm 2008-2016

 

Tham khảo:

1)https://en.wikipedia.org/wiki/Interracial_marriage

2)https://baotintuc.vn/xa-hoi/co-dau-viet-chiem-ty-le-cao-nhat-trong-cac-gia-dinh-da-van-hoa-han-quoc-20191106134338691.htm

https://www.insee.fr/fr/statistiques/2656612

3)https://baophapluat.vn/co-dau-viet-chiem-20-tong-so-co-dau-nuoc-ngoai-song-tai-han-quoc-post328082.html

4)https://diemtinhanquoc.com/2019/02/28/thong-ke-so-nguoi-nuoc-ngoai-ket-hon-voi-nguoi-han-trong-10-nam-qua-co-dau-viet-nhieu-nhat-luong-chu-re-viet-cung-da-tang-manh-len-gap-10-lan/

5)https://www.reuters.com/article/us-brides-taiwan/taiwan-men-seek-mail-order-brides-from-vietnam-idUSTP5166420070505

6)Tran Quang Lam, Nguyen Thi Mai, Tran Diem Hong Vietnamese Brides in Taiwan: Who Are They?

https://iussp.org/sites/default/files/event_call_for_papers/Vietnamese%20brides%20in%20Taiwan%20_full%20paper_.pdf

7)https://www.insee.fr/fr/statistiques/2656612

8) THE RISE OF ASIAN AMERICANS

Chapter 3: Intergroup Relations

https://www.pewresearch.org/social-trends/2012/06/19/chapter-3-intergroup-relations/

9)Public views on intermarriage

https://www.pewresearch.org/social-trends/2017/05/18/2-public-views-on-intermarriage/

Hồ Văn Hiền

Ngày 26 tháng 2 năm 2022