Ceux Qui Vivent, Ce Sont Ceux Qui Luttent (Sống Là Tranh-Đấu)
Ceux Qui Vivent, Ce Sont Ceux Qui Luttent
Ceux qui vivent, ce sont ceux qui luttent ; ce sont
Ceux dont un dessein ferme emplit l'âme et le front.
Ceux qui d'un haut destin gravissent l'âpre cime.
Ceux qui marchent pensifs, épris d'un but sublime.
Ayant devant les yeux sans cesse, nuit et jour,
Ou quelque saint labeur ou quelque grand amour.
C'est le prophète saint prosterné devant l'arche*,
C'est le travailleur, pâtre, ouvrier, patriarche.
Ceux dont le coeur est bon, ceux dont les jours sont pleins.
Ceux-là vivent, Seigneur ! les autres, je les plains.
Car de son vague ennui le néant les enivre,
Car le plus lourd fardeau, c'est d'exister sans vivre.
Inutiles, épars, ils traînent ici-bas
Le sombre accablement d'être en ne pensant pas.
Victor Hugo
(Les Châtiments)
Paris, le 31 décembre 1848 à minuit.
*L'arche d'alliance (en hébreu אֲרוֹן הָעֵדוּת, Aron ha'Edout, « Arche du témoignage ») est le coffre qui, selon la Bible, contient les Tables de la Loi (Dix Commandements) données à Moïse sur le mont Sinaï.
C'est un coffre oblong de bois recouvert d'or. Le propitiatoire surmonté de deux chérubins, qui en forme le couvercle, est considéré comme le trône, la résidence terrestre de YHWH. Lorsque le tabernacle fut terminé, l'arche fut mise dans le saint des saints, la partie la plus centrale du Temple de Salomon. Dans le second livre des Maccabées, on trouve rapportée comme une légende que Jérémie aurait assisté ou participé au camouflage de l'arche lors de la destruction de Jérusalem au vie siècle avant l'ère chrétienne.
« Il y avait dans cet écrit qu'averti par un oracle, le prophète se fit accompagner par la tente et l'arche, lorsqu'il se rendit à la montagne où Moïse, étant monté, contempla l'héritage de Dieu.
Arrivé là, Jérémie trouva une habitation en forme de grotte et il y introduisit la tente, l'arche, l'autel des parfums, puis il en obstrua l'entrée.” (Deuxième livre des Maccabées)
(https://fr.wikipedia.org/wiki/Arche_d%27alliance)
Người Đang Sống Là Những Người Tranh Đấu
Người đang sống là những người tranh đấu; đó là
Những người tham vọng quyết tâm đầy ắp trong tâm hồn và trên vầng trán.
Những người phải leo lên đỉnh cheo leo khắc nghiệt của định mệnh cao vời.
Những người bước đi trầm tư, đam mê một mục tiêu siêu việt.
Không ngừng nghỉ, mắt luôn hướng tới, đêm cũng như ngày,
Hoặc một công trình khó nhọc thần thánh hoặc một tình yêu vĩ đại.
Đó là nhà tiên tri thánh thiện phủ phục trước hòm bia giao ước*,
Đó là người lao động, người chăn cừu, người thợ, người gia trưởng.
Những người thiện tâm, những người sống mỗi ngày đầy đủ.
Họ mới là kẻ đang sống, Chúa ơi! những người khác, tôi thương hại họ.
Vì cõi hư vô, với sự buồn chán mơ hồ, làm họ say đắm,
Bởi vì gánh nặng nhất là tồn tại mà không cần phải sống.
Vô dụng, hổn độn, họ kéo la lết trên cỏi trần này
Sự rã rời tối tăm của kiếp chỉ tồn tại mà không cần suy nghĩ.
Hỗ Văn Hiền
Hồ văn Hiền dịch, đặt tựa đề tiếng Việt để tặng những người từng tưởng mình đã đến và sống ở miền đất hứa nhưng đang hoảng hốt trước dịch bệnh, khủng hoảng xã hội và xung đột màu da.
*Hòm bia giao ước (tiếng Anh: Ark of the Covenant) là một hòm thánh được dân Israel xưa làm ra theo mệnh lệnh và thiết kế của Đức Chúa Trời, dùng để chứa và bảo vệ “bảng-chứng”, tức hai bảng đá có khắc Mười Điều Răn, được đặt tại đền vua Solomon ở Jerusalem (Do Thái).
Kể từ khi Hòm bia giao ước biến mất khỏi câu chuyện kể của Kinh thánh (sau khi Jerusalem bị người Babylon phá hủy; 586 TTC), đã có một số tuyên bố về việc phát hiện, sở hữu hoặc một số địa điểm khả dĩ được gợi ý về vị trí của Hòm bia.
Có lẽ nhà tiên tri thánh thiện (saint prophète) mà Victor Hugo nói tới ở đây là Jérémie ( Jeremiah), người được sách Maccabées thứ 2 cho là đã đem giấu hòm bia giao ước trong hang núi và bít lấp cửa hang lại sau khi Jerusalem bị phá hủy vào thế kỷ thứ 6 trước Thiên Chúa.
Victor Hugo (1802-1885) là văn sĩ và là thi sĩ nổi tiếng bậc nhất của nước Pháp, một nhà chính trị với tư tưởng tiến bộ và rất được dân chúng hâm mộ.
Ở Mỹ ông được biết nhiều qua những tiểu thuyết như Notre Dame de Paris (“Nhà thờ Đức Bà Paris”; 1831; sách dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Thằng gù nhà thờ Đức Bà”, tiếng Anh “The Hunchback of Notre Dame”) và Les Misérables ; 1862 (“Những kẻ khốn nạn” do Nguyễn Văn Vĩnh dịch, hay “Những người khốn khổ”), được quay thành phim cũng như dựng thành vở ca kịch rất thành công ở sân khấu Broadway.
Đối với người Pháp, có lẽ thơ của ông được đánh giá còn cao hơn tiểu thuyết của ông. Những tập thơ chính gồm Odes et Poésies diverses (1822), Odes et Ballades (1826), Les Orientales (1829); Les Feuilles d'automne (1831), Les Chants du crépuscule (1835), Les Voix intérieures (1837), Les Rayons et les ombres (1840), Les Contemplations (1841-1855) và La Légende des siècles (1855-1876).
Sau một giai đoạn đầu có tính cách cổ điển (classique), ông chuyển sang thể thơ lãng mạn và được xem là nhà thơ thành công nhất trong phong trào thơ này. Văn của ông mang tính chất lương tâm xã hội sâu đậm và có ảnh hưởng lớn đối với các tên tuổi văn học sau ông như Charles Dickens, Fyodor Dostoevsky và Albert Camus.
Cha của ông, Léopold Hugo (1773-1828), là một tướng lãnh của Napoléon Bonaparte ( Đệ Nhất), phải đi đây đi đó nhiều nhiệm sở khắp châu Âu, và cuộc sống gia đình vợ chồng cũng rất sóng gió, nhiều gián đoạn. Do đó lúc thơ ấu Victor có dịp sống nhiều nơi như Ý, Tây Ban Nha, tuy ít khi sống chung với cha và hình ảnh người cha anh hùng trong thơ ông căn cứ phần lớn trên hồi ký của cha ông mà ông đọc được sau này. Giáo dục của thời niên thiếu của Victor Hugo chịu ảnh hưởng phần lớn của tư tưởng bảo hoàng (“monarchiste’; đứng về phía hoàng gia Bourbon bị Cách mạng [1789-1799] lật đổ và tái lập năm 1814) và Công giáo của phía mẹ. Sau này, Victor Hugo sẽ thay đổi quan điểm chính trị và tôn giáo, ngưỡng mộ Napoléon Bonaparte, về tư tưởng theo khuynh hướng tự do hơn là những giáo điều của giáo hội La Mã. Là chính trị gia tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, đứng về phía cọng hòa (républicain) ông chống lại đế chế độc tài của Hoàng đế Napoléon III (1808-1883; Tổng thống Đệ nhị Cọng hòa Pháp năm 1850, tự phong hoàng đế năm 1852). Sau khi qua đời ông được chôn ở Điện Panthéon.
Đạo Cao đài của Việt Nam thờ Victor Hugo như là một vị thánh, được phong là Nguyệt Tâm Chân Nhơn, làm Chưởng Đạo Hội thánh Ngoại Giáo.Trong một bức tranh treo tại Tòa Thánh Tây Ninh, Victor Hugo viết “Dieu et Humanité, Amour et Justice” (Chúa và Nhân loại, Tình thương và Công lý), cùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên viết một hòa ước giữa Thượng đế và nhân loại gọi là bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước.
Đầu thế kỷ thứ 20, và lâu về sau, Victor Hugo đã ảnh hưởng lớn trên ý thức xã hội của giới trí thức mới của Việt nam. Tác phẩm của Victor Hugo, cũng như Alexandre Dumas (Ba người ngự lâm pháo thủ) cũng như các bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine được dịch ra tiếng Việt và đăng theo từng kỳ đều đều đặn trên Đông Dương Tạp Chí (1913-1919). Những tiểu thuyết tây phương, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ đang thay chữ Hán, tạo nền móng cho phong trào tiểu thuyết tiếng Việt sau đó, điển hình là Tự Lực Văn Đoàn.
Bài thơ trên đây là đoạn đầu của một bài thơ dài hơn (Ceux qui vivent sont ceux qui luttent) trong tuyển tập đồ sộ ‘Les Châtiments’ (Trừng Phạt) viết bằng nhiều thể loại thơ khác nhau.
Les ‘Châtiments’ là một tiếng nói phản kháng chính trị viết bằng lời thơ để chống lại Louis Napoleon Bonaparte người từng đảo chánh lật đổ chính phủ của nền Đệ nhị Cộng hòa Pháp (Seconde Republique), trở thành tổng thống độc tài và sau đó phục hồi Đế chế để trở thành Hoàng để Napoleon Đệ Tam (Đệ nhị Đế chế Pháp hay Second Empire thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1852 và chấm dứt ngày 4 tháng 9 năm 1870 với sự khai sinh của Đệ Tam Cọng hòa Pháp. Dưới triều vua Tự Đức, Pháp tấn công Đà Nẵng, chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1864-1867) và bảo hộ Cam Bốt (1863) dưới thời Napoleon III ).
Ấn bản đầu tiên của ‘Les Châtiments’ được xuất bản vào năm 1853 dưới hai hình thức: một ấn bản in ‘lậu’ và một ấn bản khác đã được kiểm duyệt. Hai ấn bản này đã bị cấm ở Pháp cho đến cuối Đế chế thứ hai. Ấn bản hoàn chỉnh bằng tiếng Pháp được xuất bản năm 1870, ngay sau khi nhà văn trở về từ cuộc sống lưu vong ở Anh và nền Cộng hòa mới (Đệ Tam Cọng Hòa).
Tham khảo
(1) http://www.poemhunter.com/victor-marie-hugo/biography)
(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Thánh_ký_hòa_ước)
(3) Wikipedia tiếng Pháp mục ‘Les Châtiments’
Hồ Văn Hiền
Ngày 1 tháng 10 năm 2021