"Đem đại-nghĩa để thắng hung-tàn. Lấy chí-nhân mà thay cường-bạo." ** Bình Ngô Đại-Cáo **

 

Irène (Irène: Người Bệnh Tưởng)

22ahvhire1 

 

Irène

Irène se transporte à grands frais en Épidaure , voit Esculape dans son temple, et le consulte sur tous ses maux. D'abord elle se plaint qu'elle est lasse et recrue de fatigue ; et le dieu prononce que cela lui arrive par la longueur du chemin qu'elle vient de faire. Elle dit qu'elle est le soir sans appétit ; l'oracle lui ordonne de dîner peu. Elle ajoute qu'elle est sujette à des insomnies ; et il lui prescrit de n'être au lit que pendant la nuit. Elle lui demande pourquoi elle devient pesante, et quel remède ; l'oracle répond qu'elle doit se lever avant midi, et quelques fois de se servir de ses jambes pour marcher. Elle lui déclare que le vin lui est nuisible : l'oracle lui dit de boire de l'eau ; qu'elles a des indigestions : et il ajoute qu'elle fasse la diète. "Ma vue s'affaiblit, dit Irène. - Prenez des lunettes, dit Esculape. - Je m'affaiblis moi-même, continue-t-elle, et je ne suis ni si forte ni si saine que je l'ai été. - C'est, dit le dieu, que vous vieillissez. - Mais quel moyen de guérir cette langueur ? - Le plus court, Irène, c'est de mourir, comme on fait votre mère et votre aïeul. - Fils d'Apollon, s'écrit Irène, quel conseil me donnez-vous ? Est-ce là toute cette science que les hommes publient, et qui vous fait révérer de toute la terre. Que m'apprenez-vous de si rare et de si mystérieux , et ne savais-je pas tous ces remèdes que vous m'enseignez ? - Que n'en usiez-vous donc, répond le dieu, sans venir me chercher de si loin, et abréger vos jours par un long voyage ?

Jean de La Bruyère (1)

Les Caractères

 "De l'homme"

Irène

Irène  du hành thật tốn kém đến Epidaurus (2), diện kiến  Aesculapius trong đền thờ của vị thần, và hỏi han vị thần về tất cả những bệnh tật của mình. Lúc đầu, nàng  than  mệt mỏi và kiệt sức; và thần phán rằng nàng bị như vậy vì nàng vừa qua một hành trình thật dài. Nàng nói  buổi tối ăn không ngon miệng; nhà tiên tri biểu nàng ăn tối ít thôi. Nàng nói thêm rằng nàng dễ bị mất ngủ; và ông ra lệnh nàng chỉ ban  đêm mới được lên giường nằm. Nàng hỏi  tại sao nàng trở nên nặng nề, và chữa trị thế nào; nhà tiên tri trả lời rằng nàng phải dậy trước buổi trưa, và đôi khi phải dùng đôi chân của mình để đi bộ. Nàng cho biết rằng rượu gây hại cho nàng: nhà tiên tri bảo nàng hãy uống nước; rằng nàng bị chứng khó tiêu: và nhà tiên tri nói thêm rằng nàng nên ăn kiêng. "Mắt con  kém đi" - Irene nói - "Hãy mang kính vào", Aesculapius nói. -Con thấy toàn thân cũng yếu đi , nàng tiếp, và con không còn mạnh mẻ khỏe khoắn như trước nữa. -Đó là vì con đang già đi, vị thần nói - Nhưng làm sao chữa khỏi chứng uể oải  này? - Nhanh nhất là chết, như mẹ con và tổ tiên con đã từng trải qua. - Con trai của thần Apollo, Irene kêu lên, ngài cho tôi lời khuyên như thế sao? Đây là tất cả cái khoa học được người ta tung hô và khiến ngài được cả thế giới sùng bái?  Ngài có  dạy tôi được điều gì thật hiếm hoi và thật kỳ bí,  và chẳng lẽ tôi đã không biết sẵn hết những phương thuốc mà ngài đang dạy cho tôi? - Vậy thì tại sao con không sử dụng chúng , vị thần trả lời, khỏi phải mất công đi thật  xa để tìm ta, và khỏi phải giảm tuổi thọ  bởi  một cuộc hành trình dài?

Hồ Văn Hiền dịch.

BĐPC

Chú thích:

1)Jean de La Bruyère (1645-1696): văn sĩ người Pháp. Tác phẩm chính : “Caractères” (Những cá tính), mà tác giả viết và hiệu đính từ 1670 cho đến khi ông mất,  phác họa bức tranh của một xã hội Pháp cuối thế kỷ thứ 17 đang chuyển mình, lúc những truyền thống đạo đức và tôn giáo đang suy đồi và thay thế bởi nếp sống mới  của các quan lại (magistrats) hay những kẻ lợi dụng thời cơ làm ăn (affairistes). Dùng những câu châm ngôn (maximes), những nhận xét  và những chân dung ngắn gọn, tác giả phân tích các mẫu người chính của xã hội Pháp đương thời. Tác phẩm được nhiều người thích nhưng cũng gây cho tác giả nhiều kẻ thù.

Trong những nhân vật hay chân dung của La Bruyere, Irene là đoạn gây ấn tượng nhất, và mặc dù La Bruyere ít được ca tụng như trước đây trong văn chương Pháp, giới bác sĩ (nói tiếng Pháp) vẫn còn nhắc nhở nhiều đến nhân vật Irene.

Càng lúc xã hội chúng ta càng bị các bệnh mãn tính  như bịnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bịnh mập , bịnh lạm dụng thuốc, phần lớn do nếp sống chúng ta gây ra (lifestyle diseases) và một phần do cuộc sống nhàn hạ gây tâm bệnh. Những thuốc đắt tiền, những phương pháp  “kỳ bí và hiếm hoi” lắm khi  chỉ là chiêu bài để móc túi người bịnh.

Nói chung, sứ mệnh của người thầy thuốc vẫn là nói ra sự thật để phục vụ cho sức khỏe của người bệnh, dù sự thật đó không đem lợi lộc hay tiếng tốt cho mình. Và nếp sống lành mạnh càng ngày càng được y khoa thực chứng xác nhận là có giá trị nhất: muốn ăn ngon miệng thì phải ăn vừa phải, điều độ; muốn tránh các tai hại do rượu chè gây ra thì phải bớt hoặc ngưng uống rượu; muốn khỏe khoắn thì phải tập thể dục, vận động cơ thể dù là người già hay người trẻ. 

2)Epidaurus là một thành phố nhỏ của Hy Lạp cổ đại, theo truyền thuyết đây nơi sinh 22ahvhire2ra của thần Aesculapius (tiếng Pháp là Esculape, tiếng Anh: Asclepius), con của Apollo (thần mặt trời).

Đền chữa bệnh Asclepeion ở Epidaurus là trung tâm chữa bệnh nổi tiếng nhất của thế giới cổ điển, kéo dài cả ngàn năm từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên (BC). Người bệnh ngủ qua  đêm trong những căn phòng lớn và trong giấc mơ, chính vị thần sẽ khuyên họ phải làm gì để khỏi bệnh. Aesculapius được coi là vị thần quan trọng nhất tại đây, người đã mang lại sự thịnh vượng cho thánh địa.

3) Tranh đầu trang:La Malade imaginaire, tác giả Laurent Cars vẽ năm 1734.

Hồ Văn Hiền

Ngày 5 tháng 3 năm 2022

Thống-Kê Vào Làng

Viet Nam 61.3% Viet Nam
United States of America 22.1% United States of America
Canada 4.2% Canada
Japan 2.5% Japan
France 2.2% France
Germany 2.2% Germany
Australia 1.5% Australia
Singapore 1.4% Singapore

Total:

45

Countries