"Sống không phải là ký-sinh trùng của thế-gian, sống để mưu-đồ một công-cuộc hữu-ích gì cho đồng-bào, tổ-quốc"

** Phan Chu Trinh **

 

Bịnh Cường Tuyến Giáp Basedow

(Graves' disease)

 

Tôi xin trả lời một vị nữ thính giả bị bịnh cường tuyến giáp 10 năm nay, hiện nay test TSI cao và có kinh nguyệt quá nhiều. Câu hỏi là cường tuyến giáp có liên hệ gì đến việc kinh nguyệt ra máu quá nhiều không. Cũng như mọi khi, chúng ta chỉ bàn để cùng nhau học hỏi, hoàn toàn có tính cách thông tin mà thôi. Người bịnh cần được bác sĩ của mình chữa trị và theo dõi.

18Dhvhbct1

Fig 1: Trong bịnh Basedow (Graves disease), cơ thể người bịnh sản xuất những kháng thể (antibodies) có khả năng kích thích các thụ thể (receptor) trong tuyến giáp tương tự như TSH (thyroid stimulating immunoglobulins), và có tác dụng làm tuyến giáp sản xuất thêm hormon tuyến giáp, quá nhiều, cao hơn là mức vừa phải (bình thường) tạo nên tình trạng cường giáp (hyperthyroidism) hay nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis).

Bịnh Basedow (Graves' disease)(1) một bệnh tự miễn dịch (autoimmune disease), gồm 3 chứng: cường tuyến giáp (hyperthyroidism), bướu cổ (goiter), và lồi mắt (exophthalmos).

1) Tuyến giáp trạng (thyroid gland) là một tuyến nội tiết (endocrine gland) nằm trước cổ, hình giống như chữ H hoa, với hai thuỳ (lobe) hai bên nối với nhau bằng một cái eo (isthmus) ở giữa, nằm vắt ngang phía trước của ống khí quản. Bề cao mỗi thuỳ chừng 5-6cm, tuyến nặng chừng 25-30 gram, lúc phụ nữ có thai hay có kinh nguyệt thì to hơn bình thường một chút. Lúc do bịnh nào đó, tuyến lộ, to lên, chúng ta thường gọi là bướu cổ (goiter). Bướu giáp nặng 4kg được cắt ra từ một bịnh nhân Ấn Độ mang bịnh đã 40 năm (2). Tuyến tiết ra một hormon gọi là hormon tuyến giáp (thyroid hormone).

2) Bình thường hormon tuyến giáp cần thiết cho sức khỏe chúng ta và cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em: kích thích sự tiêu dùng oxy cho biến dưỡng, tổng hợp protein.

3) Sản xuất hormon tuyến giáp được điều tiết bởi một hormon khác, gọi là TSH (thyroid stimulating hormone) kích thích các thụ thể (receptor) trong tuyến giáp. TSH do một cái tuyến khác nằm dưới não bộ (tuyến yên trước, anterior pituitary) tiết ra. Nếu có quá nhiều TSH thì tuyến giáp trạng sẽ làm việc nhiều hơn, quá mức bình thường, tình trạng đó gọi là cường giáp (cường =mạnh)(hyperthyroidism).

4) Trong bịnh Basedow (Graves disease trong Anh ngữ), cơ thể người bịnh sản xuất những kháng thể có khả năng kích thích các thụ thể (receptor) trong tuyến giáp tương tự như TSH (thyroid stimulating immunoglobulins), và có tác dụng làm tuyến giáp sản xuất thêm hormon tuyến giáp, quá nhiều, cao hơn là mức vừa phải (bình thường) tạo nên tình trạng cường giáp hay nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis).

TSI/Thyroid-stimulating Immunoglobulins test / Xét nghiệm Immunoglobulins kích thích tuyến giáp
Immunoglobulin kích thích Tuyến giáp — TSI — là các kháng thể kích thích tuyến giáp làm tuyến giáp phì đại (to ra, hypertrophy) và giải phóng hormone tuyến giáp quá nhiều, dẫn đến cường giáp. Xét nghiệm này đôi khi còn được gọi là “kháng thể kích thích thụ thể TSH” (TSH receptor stimulating antibodies).
Phạm vi tham khảo: Nhỏ hơn hoặc bằng 1,3
Giải thích: Mức TSI được nâng lên từ 75 đến 90% ở các bệnh nhân mắc bệnh Graves. Mức TSI càng cao thì bệnh Graves càng được cho là hoạt động hơn. (Sự vắng mặt của các kháng thể này không loại trừ bệnh Graves.) Lưu ý: một số người bị bệnh Hashimoto cũng có những kháng thể này, và điều này có thể gây ra các đợt ngắn ngủi định kỳ của cường giáp.
Các thử nghiệm TSI thường được thực hiện để phát hiện bệnh Graves và để đánh giá bướu cổ độc (toxic multinodular goiter). Cũng thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai bị bệnh Graves, trong ba tháng cuối của thai kỳ, để đánh giá nguy cơ sinh ra bị cường giáp hoặc bệnh Graves.

5)Cường giáp có nghĩa rối loạn tuyến giáp hoạt động quá mức, có quá nhiều hormon tuyến giáp được tạo ra. Tắt kinh hay hoặc kinh nguyệt bất thường là những biểu hiện thường thấy nhất với bịnh cường giáp. Gia tăng hormone tuyến giáp gián tiếp gây ra sự gia tăng trong máu của protein có khả năng liên kết với hormon giới tính (SHBG, sex hormone-binding globulin), có thể ngăn chặn sự rụng trứng.
Tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến tắt kinh hay hiếm kinh nguyệt (oligomenorrhea), làm giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, cường giáp hay nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis) trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. (Fig 3)

18Dhvhbct2

Fig 2: Trẻ em 3 tuổi với bịnh Basedow (mắt lồi và tuyến giáp lớn) (Source Researchgate.net)

https://www.researchgate.net/figure/A-A-3-year-old-girl-with-Graves-disease-A-C-Clinical-features-include-a-goiter-and_fig1_267743723

6) Ở trẻ em, bịnh Basedow là nguyên nhân thường gặp nhất của bịnh cường tuyến giáp. Cao điểm ở trẻ 11-15 tuổi; ở con gái gấp 5 lần con trai. Trong gia đình, thường có một người khác cũng bịnh tuyến giáp do tự miễn dịch (autoimmune thyroid disease)
7) Ngoài triệu chứng do cường giáp , bịnh nhân Basedow còn có triệu chứng mắt do các kháng thể tác dụng trên các cơ và mô khác trong hốc mắt.
Mắt lồi (exophthalmos):
-lúc bịnh nhân nhìn xuống đất thì mí mắt trên sụp xuống chậm hơn;
-mí mắt trên rút vào, không đóng hẳn được;
-bịnh nhân khó và ít khi chớp mắt làm mắt khô.
8) Gia đình và bác sĩ có thể không nhận ra ngay là đứa bé bị bịnh Basedow; những dấu hiệu lâm sàng có thể rất mơ hồ, ví dụ:
-cháu có thể tính tình thay đổi,
-rối loạn cảm xúc (emotional disturbances),
-quậy hơn, năng động hơn trước (hyperactivity),
-tối ngủ nằm không yên, đá mền chăn ra khỏi giường,

-khó chú tâm vào bài học, bị nghi là mắc chứng thiếu chú ý (inattention).
Lần lần, bịnh rõ hơn, cháu ăn rất nhiều mà lại sụt cân, tim đập nhanh (tachycardia), da ướt, ngón tay run rẩy lúc dang tay ra (tremor). Cổ có thể bắt đầu to lên, tuyến giáp to hơn, đầy ra, bs khám thấy tuyến lớn , phình lên thành cái u đều đặn (diffuse goiter).

18Dhvhbct3

Fig 3: Cường giáp có nghĩa rối loạn tuyến giáp hoạt động quá mức, có quá nhiều hormon tuyến giáp được tạo ra. Tắt kinh hay hoặc kinh nguyệt bất thường là những biểu hiện thường thấy nhất với bịnh cường giáp.

Trị liệu:
1) Thuốc làm cho tuyến giáp không dùng iod để tạo ra hormon tuyến giáp, và đồng thời ức chế hoạt động tự miễn nhiễm trong tuyến giáp (inhibition of intrathyroidal autoimmunity).
Propylthiouracil (PTU), uống 3 lần /ngày
Methimazole (Tapazole) uống 1 lần/ ngày
Biến chứng: độc tế bào máu (agranulocytosis) (dưới 0,5%); độc gan (hepatitis)(dưới 1%); thường do PTU)
Có thể cần uống thuốc 5 năm hoặc lâu hơn vì bịnh có thể tái phát mấy tháng (3-6 thang) sau khi ngưng thuốc.

2) Chất iod có phóng xạ (radioiodine treatment) cho bịnh nhân trên 10 tuổi.
3) Giải phẫu cắt bỏ một phần tuyến giáp (subtotal thyroidectomy) nếu chữa thuốc không hiệu quả.
Biến chứng giải phẫu: cường giáp còn sót, suy tuyến giáp (hypothyroidism), suy tuyến phó giáp (hypoparathyroidism), liệt thần kinh thanh quản (paralysis of vocal cords)

3) mắt lồi (exophthalmos): nếu sau khi chữa tuyến giáp, mắt lồi không giảm, bs mắt có thể dùng corticoid liều cao, giải phẫu cho bớt lồi( surgical decompression).

Chúng ta vừa điểm qua một số khái niệm căn bản giúp gia đình bịnh nhân và thính giả ý thức và tìm hiểu thêm về trường hợp bịnh phức tạp này.
Chúc bịnh nhân may mắn.

Notes:

(1)Robert James Graves: 1796-1853

“Graves gave one of the first descriptions of the association of goiter, generalized increase in metabolism and ocular abnormalities, which have come to be known as thyroid ophthalmopathy,” McKenna said. “Graves described florid thyrotoxicosis in a woman who, in retrospect, had autoimmune mediated thyrotoxicosis.”
The disease would later be identified as the most common form of hyperthyroidism. Trousseau suggested the eponym Graves’ disease. In Europe, the condition is now frequently referred to as von Basedow’s disease after Karl Adolph von Basedow. The eponym Graves’ disease is more commonly used in the United States.”
https://www.healio.com/endocrinology/thyroid/news/print/endocrine-today/%7B0e74c29f-a62b-45cc-8215-06f6771df9db%7D/robert-james-graves-1796-1853
2)https://indianexpress.com/article/india/india-news-india/himachal-pradesh-largest-ever-goiter-in-country-removed-by-igmc-doctors-2767188/

BS Hồ Văn Hiền

Ngày 16 tháng 10, năm 2018

(Edited and illustrated 10/22/18)