"Sống không phải là ký-sinh trùng của thế-gian, sống để mưu-đồ một công-cuộc hữu-ích gì cho đồng-bào, tổ-quốc"

** Phan Chu Trinh **

Bệnh Sởi


Lịch sử bệnh sởi

Một trong các mô tả sớm nhất của bệnh sởi là của một bác sĩ Ả Rập vào thế kỷ thứ 9. Ông đã trình bày sự khác biệt giữa bệnh sởi (measles) và bệnh đậu mùa (variola) trong một ghi chú y tế của mình.

Bác sĩ Francis Home, người Scotland, năm 1757 đã chứng minh là bệnh sởi đã được gây ra bởi một tác nhân gây bệnh có trong máu của bệnh nhân. Năm 1954, Bác sĩ John F. Enders PhD và Thomas C. Peebles MD ở Boston, Massachusetts đã phân lập virus gây bệnh sởi.

Trước khi có thuốc chủng sởi, thì mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 48.000 người phải nhập viện, 7.000 người bị động kinh, và khoảng 1.000 bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc điếc450-500 người chết vì bệnh sởi.Ngày nay chỉ có khoảng 60 trường hợp một năm.

Nguyên nhân

Sởi hay Ban Đỏ là một bệnh của đường hô hấp gây ra bởi một loại virus. Bệnh sởi và virus gây ra nó mang cùng tên. Bệnh sởi (Measles) cũng còn có tên khácRubeola. Virus bệnh sởi thường mọc trong các tế bào lót mặt sau cổ họng và phổi.

Sởi là một bệnh của con người; virus sởi không lây truyền qua bất kỳ loài động vật nào khác.

Truyền bệnh

Bệnh sởi rất dễ lây và có thể lây lan từ người này qua người khác, từ bốn ngày trước đến bốn ngày sau khi ban xuất hiện. Khả năng lây nhiễm của virus sởi rất cao. Khi một ngườimang virus sởi thì 90% số người tiếp xúc với người đó nếu chưa được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm virus sởi.(Người chưa được miễn dịch sởi là người chưa từng được chủng ngừa sởi hoặc chưa bao giờ mắc bệnh sởi.)

Virus sởi sống trong chất nhầy trong lỗ mũi và cổ họng của người bệnh. Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, những giọt nhỏ li ti (droplets of Plugg) được phun vào không khí. Những giọt li ti đó có thểphóng tọt vào lỗ mũi, miệng, cổ họng hoặc vào tay của người khác, rồi người đó vô tình đưa ngón tay vào mũi vào miệng mình rồi tiếp đó bị nhiễm virus.

-       Ho - Khởi đầu là một cái hít hơi sâu, rồi buồng phổi ép lại và tiếp liền sau đó là hắt ra một luồng hơi mạnh. Một tiếng ho trung bình có ththải ra số lượng khí đủ lấp đầy ba phần tư chai sô đa hai-lít – Mỗi khi ho, khoảng 3.000 giọt nhỏ li ti đượcbắn ra, bay ra khỏi miệng với tốc độ lên đến 50 dặm một giờ và phóng xa nhiều feet.

-       Hắt hơi - thậm chí còn tồi tệ hơn. Nó bắt đầu ở mặt sau của cổ họng và phóng ra hơn 40.000 giọt li ti với tốc độ nhanh hơn 200 dặm một giờ. Đại đa số các giọt nhỏ hơn 100 micron - nhỏ như sợi tóc. Nhiều giọt quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thườngđược.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi bắt đầu với sốt nhẹ đến vừa phải, ho, sổ mũi, mắt đỏ và đau cổ họng, biếng ăn. Hai hoặc ba ngày sau khi các triệu chứng trên bắt đầu thì các đốm Koplix (đốm nhỏ trắng giữa và rìa đỏ bao xung quanh) có thể xuất hiện bên trong màng nhày miệng.Ba đến năm ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng, những vết ban đỏ hoặc nâu đỏ xuất hiện ngoài da. Vết ban thường bắt đầu xuất hiện trên mặt của người bệnh ở chân tóc rồi lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân. Khi vết ban xuất hiện, cơn sốt có thể cao đến hơn 104 độ Fahrenheit (40 độ C)
Sau vài ngày, sốt giảm dần và ban cũng lặn dần.

tnt --- benh soi 1tnt --- benh soi 2

  


Điều trị

Không có
phương thức điều trị cụ thể nào được đề nghị cho bệnh sởi khác hơn là làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn:

    
- Thuốc Acetaminophen, Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt, đau nhức
    
- Uống nhiều nước để tránh thiếu nước
    
- Sử dụng bông ẩm ướt để làm sạch mắt nếu cần
    
- Đóng rèm cửa để đỡ chói mắt

Nhiều cha mẹ lo lắng về vết ban ở trẻ em, nhưng hầu hết không phải là bệnh sởi. Hãy tìm tư vấn y tế nếu bạn nhận thấy hoặc nghi ngờ các triệu chứng của bệnh sởi.


Bệnh sởi thường
tự nó từ từ khỏi, nhưng nếu bạn thấy có triệu chứng nào khác phát triển, hãy tìm tư vấn y tế ngay.

Trong trường hợp
nghiêm trọng hoặc có biến chứng thì việc điều trị tại bệnh viện có thể là rất cần thiết.

Trẻ em
mc bệnh sởi không nên trở lại trường học cho đến khi ít nhất là năm ngày sau khi hết ban.

Biến chứng

Đa số các trường hợp bệnh sởi sẽ khỏi hẳn và không để lại dư chứng gì, nhưng khoảng 30% trường hợp có thể gây ra một hoặc nhiều biến chứng, như:

- Viêm phổi (pneumonia) -xảy ra 1 trong khoảng 20 trường hợp. Đó là nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong ở trẻ em.

- Nhiễm trùng tai(otitis media) - xảy ra trong khoảng 1 trong 10 trường hợp. Viêm tai có thể làm điếc vĩnh viễn.

-Tiêu chảy (diarrhea) - xảy ra khoảng 8 % các trường hợp.

- Viêm não (encephalitis) - xảy ra khoảng 1 trong 1.000 trường hợp . Viêm não có thể dẫn đến co giật, và có thể để dư chứng điếc, bệnh tâm thần hoặc tử vong.

- 1 - 2 trong số 1.000 trẻ em bị bệnh sởi sẽ chết. Bệnh sởi cũng có thể làm một người phụ nữ mang thai bị hư thai, sinh non hoặc đẻ con nhẹ cân.

- Tại các nước đang phát triển, nơi mà suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là phổ biến, bệnh sởi đã gây tử vong cao. Đây cũng à nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em châu Phi. Người ta ước tính rằng trong năm 2008 đã có 164.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới sởi.

- Bán cấp tính sơ viêm toàn não bộ (SSPE: subacute sclerosing panencephalitis) là một bệnh thoái hóa não rất hiếm, hậu quả của sự nhiễm virussởitừnhiều năm trước. Trung bình, các triệu chứng của SSPE bắt đầu từ 7 đến 10 năm sau khi bị nhiễm bệnh sởi , nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ 1 tháng đến 27 năm sau khi bị nhiễm virus.Phân tích dữ liệu từ một ổ dịch của bệnh sởi ở Hoa Kỳ trong 1989-1991 cho thấy 4-11 trường hợp trong số 100.000 trường hợp bệnh sởi bị biến chứng SSPE. Một yếu tố nguy cơ phát biến chứng SSPE này là tuổi quá nhỏ khi mắc bệnh sởi . Nghiên cứu tại Anh quốc cho thấy 18 trong số 100.000 người bị SSPE đã mắc bệnh sởi trước khi lên năm tuổi, so với 1,1 trong số 100.000 người bị nhiễm sởi sau 5 tuổi. Triệu chứng đầu tiên của SSPE có thể khác nhau, như từ từ suy giảm tinh thần và myoclonia (co giật bắp).

Phòng ngừa

Ngày nay bệnh sởi là hiếm ở Hoa kỳ cũng như ở những khu vực trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng cao, mặc dù thỉnh thoảng cũng có nhưng đợt bột phát sởi. Phần lớn những đợt bột phát này bắt nguồn từ những công dân đi du lịch chưa được miễn nhiễm sởi mang bệnh về hoặc từ những khách du lịch đến từ những nước đang có dịch bệnh.

Trẻ em ở Hoa Kỳ được chủng ngừa Sởi, ban Đức và Quai bị (MMR: Measles, Rubella, Mump) hai lần: lần đầu lúc 12-15 tháng tuổi và lần hai lúc 4-6 tuổi). Tuy nhiên vẫn có những trường hợp lẻ tẻ của bệnh sởi ở Hoa Kỳ vì du khách đến từ các quốc gia khác. Công dân Mỹ đi du lịch ở nước ngoài có thể bị nhiễm trước hoặc trong quá trình đi lại và lây bệnh cho những người chưa được chủng ngừa hay không được bảo vệ.

Tóm lại chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Nên che miệng che mũi mỗi khi ho hoặc hắt hơi. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống. Bệnh sởi tự nó sẽ khỏi nếu không co biến chứng. Phương cách điều trị là kiểm soát triệu chứng để cho người bệnh được dễ chịu hơn. Bệnh sởi cần được điều trị đặc biệt khi có biến chứng.

Bác sĩ Trương Ngọc Thạch

3 tháng 5, 2014

Tài liệu tham khảo:

http://www.cdc.gov/measles/

http://www.cdc.gov/measles/about/overview.html

http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/measles.html

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/basics/prevention/con-20019675

http://www.sahealth.sa.gov.au/wps/wcm/connect/public+content/sa+health+internet/health+topics/health+conditions+prevention+and+treatment/infectious+diseases/measles